CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 – 2008
Đối với hợp tác xã:
Tình hình dư nợ cho vay của hợp tác xã này tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2007 giảm 301 triệu đồng (giảm 69,8%) so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 thì dư nợ của hợp tác xã tăng 785 triệu đồng tương ứng tăng 603,8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ở năm 2006 hợp tác xã đã hoạt động sản xuất có hiệu quả nên đã giữ lại lợi nhuận để cho sản xuất mới vào năm 2007, vì vậy nhu cầu vay vốn của hợp tác xã đã giảm xuống kéo theo dư nợ của thành phần kinh tế này giảm xuống. Đến năm 2008 do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, mua máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhằm nâng cao hiêu quả hoạt động của công nên dư nợ của năm 2008 tăng rất cao. Mặc dù tăng cao nhưng dư nợ của hợp tác xã vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế.
Tóm lại, tổng dư nợ theo thành phần kinh tế tăng đều qua ba năm, điều đó cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng khơng ngừng tăng lên. Sở dĩ có được như vậy là nhờ trong những năm qua với phương châm đẩy mạnh cho vay, áp dụng lãi suất ưu đãi,… bên cạnh đó, cán bộ tín dụng ln nỗ lực trong công việc, công tác quảng cáo về hoạt động cho vay của ngân hàng được triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả đến các đối tượng cho vay. Nhờ đó, hoạt
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Triệu đồng
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hơp tác Doanh nghiệp ngồi quốc doanh
động tín dụng của ngân hàng càng phát triển và nó được thể hiện rõ nhất ở sự tăng trưởng của tổng dư nợ theo các thành phần kinh tế này.