HÌNH 13: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 –

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 57 - 58)

CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 – 2008

nhờ vào sản xuất có hiệu quả, cho nên họ có tiền trả nợ cho ngân hàng, đó cũng là nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng qua các năm.

Đối với ngành thủy sản: Cũng giống như ngành nơng nghiệp thì doanh số

thu nợ của ngành thủy sản cũng tăng liên tục qua các năm. Tuy trong những năm gần đây ngành thủy sản phải đương đầu với sự thay đổi bất thường của nền kinh tế nội địa đã làm cho hiệu quả ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Tỉnh và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã giúp cho lĩnh vực thủy sản của vùng vượt qua khó khăn. Cụ thể các doanh nghiệp xuất khẩu đã hỗ trợ giá cá tra, cá basa khi giá ở mức thấp. Giúp cho người dân thu được vốn để trả nợ cho ngân hàng.

Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp: Doanh số thu nợ cũng tăng qua các

năm nhưng khơng cao lắm. Điều này nói lên ngành cơng nghiệp của huyện đang từng bước phát triển góp phần làm cho bộ mặt của huyện được khởi sắc như giá trị sản xuất của ngành trên địa bàn tăng tương đối. Mặc dù ảnh hưởng của việc tăng chi phí đầu vào, nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ – công nghiệp đã điều chỉnh lại quy mơ và cơ cấu ngành hàng, bố trí lại quy trình sản xuất để tiết kiệm đầu tư, lao động và phân khúc thị trường để có hướng tiếp cận, đưa sản phẩm mới vào

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Triệu đồng

Ngành nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TT - CN Ngành TN - DV Ngành khác

Đối với ngành thương nghiệp – dịch vụ: Ngoài các ngành kinh tế trên,

ngành thương nghiệp – dịch vụ cũng đang trên đà phát triển và góp phần khơng nhỏ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đạt được kết quả trên là do có sự đôn đốc và theo dõi thường xuyên của Ban lãnh đạo ngân hàng như thông qua việc giao chỉ tiêu thu hồi nợ cụ thể đến từng cán bộ tín dụng. Mặt khác, ngành này ít rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các ngành khác nên khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho ngân hàng luôn được đảm bảo.

Đối với ngành khác: Tình hình doanh số thu nợ của ngành này tăng giảm không ổn định. Năm 2007 tăng 37.862 triệu đồng tức tăng 58,6% so với năm 2006. Và sang năm 2008 doanh số thu nợ ngành này lại giảm 9.786 triệu đồng tương đương giảm 16,8% so với năm 2007.

Tóm lại, dù lĩnh vực nào, ngành nào cũng có rủi ro riêng của nó và ta có thể khắc phục và hạn chế những rủi ro đó thì mới tạo ra được hiệu quả như mong muốn. Nhìn chung, cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt và ngân hàng cũng ra sức giúp đỡ khách hàng, cùng với khách hàng gánh chịu nhiều rủi ro, nhằm mục đích làm cho nền kinh tế Châu Phú ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú, tỉnh an giang (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)