Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh thành phố cần thơ – phòng giao dịch thốt nốt (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng

Nguồn vốn huy động tại chỗ của NH chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn (trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% tổng vốn huy động), tiền gửi thanh toán bao gồm: tiền gửi của các TCTD, tiền gửi của TCKT và tiền gửi của cá nhân, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 5. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền gửi thanh toán 1.668 4,99 4.532 8,08 4.087 6,60 2.864 171,70 (445) (9,82)

a.Tiền gửi của TCTD 571 1,71 1.820 3,25 1.249 2,02 1.249 218,74 (571) (31,37) b.Tổ chức kinh tế 100 0,30 18 0,03 150 0,24 (82) (82,00) 132 733,33 c.Cá nhân 997 2,98 2.694 4,80 2.688 4,34 1.697 170,21 (6) (0,22)

2. Tiền gửi tiết kiệm 31.790 95,01 51.544 91,92 57.827 93,40 19.754 62,14 6.283 12,19

a. Không kỳ hạn 25 0,07 18 0,03 72 0,12 (7) (28,00) 54 300,00 b. Có kỳ hạn 31.765 94,94 51.526 91,89 57.755 93,28 19.761 62,21 6.229 12,09

Tổng 33.458 100 56.076 100 61.914 100 22.618 67,60 5.838 10,41

Nguồn: Bộ phận kinh doanh, Ngân hàng MHB, chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Thốt Nốt

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi của các TCTD chủ yếu dùng để thanh toán bù trừ, giao dịch thanh tốn nên có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động của ngân hàng. Xem xét ở bảng 5, nguồn tiền gửi của các TCTD qua 3 năm 2009 đến 2011 có số dư khơng lớn, chiếm khoảng từ 1% đến gần 3,3%. Tiền gửi của các TCTD vào năm 2010 tăng mạnh 218,74% so với năm 2009 do hoạt động kinh doanh trong năm sôi nổi, các TCTD đã chủ động tăng lượng tiền gửi tại

ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, giao dịch của các khách hàng và thông qua việc gửi tiền tại ngân hàng, các TCTD có thêm một nguồn thu từ lãi tiền gửi thay vì để cho nguồn vốn nằm tại đơn vị mình. Năm 2011, số tiền gửi này đã giảm đi 31,37% so với năm 2010. Nguyên nhân là do bước sang năm 2011, trước những biến động của nền kinh tế, các TCTD cũng đã chú trọng hơn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã giảm đi số dư tiền gửi này tại ngân hàng để nhằm củng cố cho nguồn vốn của mình đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn tại đơn vị mình.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế dùng để giao dịch thanh tốn vì thế lượng tiền này chiếm tỷ trọng khơng cao, cao nhất là năm 2009 chiếm 0,30% trong cơ cấu tổng vốn huy động. Tiền gửi của tổ chức kinh tế vào năm 2010 đã giảm 82% so với năm 2009, do ảnh hưởng của những biến động thị trường mà nhiều tổ chức kinh tế kinh doanh không hiệu quả làm giảm đi số dư của lượng tiền gửi này. Thêm vào đó, nhu cầu của các tổ chức kinh tế đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải hiện đại, thuận tiện cho họ nhưng dịch vụ của ngân hàng vẫn chưa đổi mới để thu hút khách hàng. Năm 2011, tiền gửi của TCKT đã tăng mạnh 733,33% so với năm 2010, cho thấy ngân hàng đã chú trọng việc cung cấp các gói dịch vụ mới, ưu đãi trong thanh toán, giao dịch nên đã thu hút được lượng tiền gửi của các TCKT.

Tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng lượng tiền gửi thanh toán, đặc biệt là năm 2010, lượng tiền gửi này chiếm 4,8%. Vào năm 2010 là 2.694 triệu đồng, tăng 170,21% so với năm 2009, sang năm 2011, số tiền này giảm không đáng kể (0,22% so với năm 2010). Nguồn vốn này tăng trưởng nhờ vào kinh nghiệm và uy tín của ngân hàng, với chiến lược kinh doanh tốt đã giữ được lượng khách hàng thân thiết của mình và tâm lý của người dân luôn cảm thấy an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng có uy tín và chất lượng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng là một nguồn vốn cần quan tâm của ngân hàng, lượng tiền gửi này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, cao nhất là 0,12% vào năm 2011 trong cơ cấu tổng vốn huy động. Qua bảng 5, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào năm 2010 là 18 triệu đồng, giảm 28% so với năm trước. Sau giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế, các lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn này cũng giảm đi do các khách hàng đã sử dụng nhằm phục hồi và mở rộng sản

xuất, kinh doanh trở lại. Đến cuối năm 2011, số tiền gửi này đã tăng 300% so với năm 2010 nhưng xét về giá trị chỉ đạt 72 triệu đồng do lượng tiền này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động. Điều này đạt được là do việc sản xuất, kinh doanh có những điều kiện thuận lợi hơn nên có thêm thu nhập và đã gửi vào ngân hàng cùng với sự nỗ lực của các cán bộ ngân hàng đã vận động, tuyên truyền tốt các dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, thuyết phục các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 90% tổng vốn huy động. Loại tiền gửi này khá ổn định, chi phí tương đối thấp, tạo nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Xem xét bảng số liệu 5, ta thấy: Năm 2010 lượng tiền gửi này là 51.526 triệu đồng, tăng 62,21% so với năm 2009. Năm 2011, tiếp tục tăng thêm 12,09% so với năm 2010. Đạt được điều này là do ngân hàng thương xuyên thay đổi các gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn như cung cấp nhiều kỳ hạn gửi khác nhau với nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, dân cư trong quận sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp nên khi có vốn thì họ thường đem gửi tiết kiệm để kiếm lời.

Bảng 6. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2011 VÀ 2012)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bộ phận kinh doanh, Ngân hàng MHB, chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Thốt Nốt

Qua bảng 6, ta xem xét lượng tiền gửi của TCTD trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 2,94% trong cơ cấu tổng vốn huy động. Về mặt giá trị, lượng tiền

Khoản mục 6T/2011 6T/2012 Chênh lệch Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) (6T/2012)/(6T/2011) Số tiền (%) 1. Tiền gửi thanh toán 2.238 3,49 3.439 5,82 1.201 53,65

a. Tiền gửi của TCTD 1.070 1,67 1.740 2,94 670 62,62

b. Tổ chức kinh tế 137 0,21 28 0,05 (109) (79,56)

c. Cá nhân 1.031 1,61 1.671 2,83 640 62,04

2. Tiền gửi tiết kiệm 61.921 96,51 55.657 94,18 (6.264) (10,12)

a. Không kỳ hạn 85 0,13 8 0,01 (77) (90,59)

b. Có kỳ hạn 61.836 96,38 55.649 94,17 (6.187) (10,01)

gửi này là 1.740 triệu đồng, tăng 62,62% so với cùng kỳ năm 2011. Đầu năm 2012, tình hình kinh tế ổn định hơn làm cho tình hình hoạt động của các ngân hàng có phần ổn định hơn so với đầu năm 2011, vì vậy các ngân hàng tăng các khoản tiền gửi tại MHB Thốt Nốt. Sự tăng trưởng nguồn tiền gửi của TCTD cho thấy hoạt động của hệ thống ngân hàng trong quận phát triển mạnh, giao dịch giữa các ngân hàng có bước tiến bộ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Qua bảng 6, tiền gửi 6 tháng đầu năm 2012 của TCKT là 28 triệu đồng, giảm 79,56% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm tỷ trọng 0,05% trong cơ cấu tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do các ngân hàng khác cũng đã chú trọng đưa ra các gói dịch vụ mới, ưu đãi hơn nên một số khách hàng của ngân hàng tìm đến những cơ hội mới làm cho tài khoản tiền gửi của TCKT giảm mạnh.

Phân tích bảng 6, nguồn tiền gửi của cá nhân qua 6 tháng đầu năm 2012 là 1.671 triệu đồng, tăng 62,04% so với cùng kỳ năm trước. Đầu năm 2012, lượng tiền gửi của cá nhân vẫn giữ được mức tăng ổn định do tình hình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp khá thuận lợi, đồng thời còn huy động được nguồn tiền gửi của các hộ trong các dự án đền bù giải tỏa. Tạo dựng một hình ảnh tốt đối với khách hàng ln được ngân hàng chú trọng quan tâm, ngân hàng thường xuyên tổ chức viếng thăm, họp mặt các khách hàng lớn, thực hiện các gói dịch vụ ưu đãi, tri ân khách hàng để tạo sự gắn kết giữa ngân hàng với khách hàng.

Qua bảng 6, lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 8 triệu đồng, giảm 90,59% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do thời điểm đầu năm 2012, hoạt động kinh doanh sôi nổi, nhu cầu mua bán, thanh toán bằng tiền mặt cũng tăng cao nên các khách hàng đã rút lượng tiền này ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của họ.

Xem xét số liệu ở bảng 6, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 là 55.649 triệu động, giảm 10,01% và chiếm 94,17% trong cơ cấu tổng vốn huy động do tình hình kinh tế biến động, thu nhập của người dân không nhiều khởi sắc làm cho lượng tiền gửi này có phần giảm đi ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Tóm lại, xem xét về cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng trong gia đoạn trên, ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn huy động chủ

yếu, ngân hàng đã chủ động sử dụng các nguồn vốn huy động có mức độ ổn định cao nhằm hạn chế rủi ro về thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn huy động này, ngân hàng cũng cần quan tâm đến các nguồn huy động khác nhằm giúp gia tăng thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh thành phố cần thơ – phòng giao dịch thốt nốt (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)