CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
thực hiện tốt quá trình thu nợ.
Bước qua 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu của thương nghiệp là 713 triệu đồng, giảm 20,78% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát cơ bản được kiềm sốt, giá cả sản phẩm cũng có giảm làm tăng thêm mức chi tiêu của người dân và đã giúp cải thiện thu nhập của các nhà kinh doanh.
Nhìn chung, tình hình nợ xấu của ngân hàng đang có những biểu hiện tốt. Qua đó cho thấy ngân hàng rất chú trọng theo dõi và quan tâm đến công tác thu hồi nợ nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
Ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Lợi nhuận mà ngân hàng mong đợi phải đạt cả về chất và lượng. Qua phần phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó ta có thể thấy được đơi nét về hoạt động tín dụng của ngân hàng diễn ra như thế nào. Và để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng và có những đánh giá tương đối chính xác trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua, thì cần phải dựa vào một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá. Từ đó, ta có thể nhận thấy năng lực và hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý tín dụng.
Bảng 31. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TỪ NĂM 2009 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2012
Các khoản mục Đơn vị tính Năm 2009
Năm 2010
Năm
2011 6T/2011 6T/2012
1. Doanh số cho vay Triệu đồng 406.550 309.992 181.231 181.231 83.108
2. Vốn huy động Triệu đồng 33.458 56.076 61.914 64.159 59.096
3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 364.933 372.309 220.350 220.350 106.805
4. Dư nợ Triệu đồng 241.708 179.391 140.272 140.272 116.575
5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 254.150 231.540 190.347 177.436 130.832
6. Dự phòng rủi ro Triệu đồng 1.621 2.223 2.167 2.220 2.071
7. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 239.743 181.720 144.131 181.733 123.854
8. Tổng nợ xấu Triệu đồng 3.025 4.546 3.450 3.741 2.564
9. Dư nợ trên tổng vốn huy
động (9 = 4:2) % 722,42 319,91 226,56 218,63 197,26
10. Dư nợ trên tổng nguồn
vốn (10 = 4:7) % 100,82 98,72 97,32 77,19 94,12 11. Hệ số thu nợ (11 = 4:1) % 89,76 120,10 121,59 121,59 128,51 12. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (12 = 8:4) % 1,25 2,53 2,46 2,67 2,20 13. Hệ số dự phịng rủi ro tín dụng (13 = 6:4) % 0,67 1,24 1,54 1,58 1,78 14. Vịng quay vốn tín dụng (14 = 3:5) Vòng 1,44 1,61 1,16 1,24 0,82
Nguồn: Bộ phận kinh doanh, Ngân hàng MHB, chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Thốt Nốt
4.6.1. Dƣ nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của 1 đồng huy động vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như khả năng tự lực kinh doanh của ngân hàng đối với khoản đi vay để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng chưa hiệu quả.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy cứ 100 đồng vốn huy động được thì sử dụng hết 722,42 đồng để cho vay (năm 2009). Điều này cho thấy, việc huy động vốn
của ngân hàng chưa đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng trên địa bàn, ngân hàng phải sử dụng nhiều đến vốn điều chuyển từ Chi nhánh Cần Thơ làm tăng thêm chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Qua năm 2010, chỉ tiêu này đã giảm hơn một nửa, điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động và đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động tại chỗ và ít sử dụng vốn điều chuyển hơn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng.
Năm 2011, tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động là 226,56%, tiếp tục giảm so với các năm trước. Việc huy động vốn đang được ngân hàng thực hiện tốt thể hiện qua nguồn vốn huy động tăng qua các năm để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vay vốn bằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng. Qua 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 197,26%. Những tháng đầu năm 2012, nguồn vốn huy động tuy có giảm nhưng tỷ lệ giảm thấp hơn so với dư nợ cho vay nên đã làm giảm đi chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động.
Tóm lại, ngân hàng MHB Thốt Nốt đã thực hiện tốt công tác huy động vốn trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, tuy ngân hàng vẫn sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh Cần Thơ nhưng trong những năm qua đã được ngân hàng thay thế bằng chính nguồn vốn huy động của mình.
4.6.2. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn
Dựa vào chỉ tiêu này cho thấy mức độ tập trung vốn tín dụng, khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì tuệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này có chiều hướng giảm đi từ năm 2010 và tăng trở lại qua 6 tháng đầu năm 2012 nhưng vẫn giữ được một tỷ lệ cao. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt được 100,82%. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã có những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các thành phần kinh tế và gây trở ngại cho việc thu nợ của ngân hàng. Kết quả kinh doanh không thuận lợi làm kéo dài thời hạn trả nợ của các khách hàng vay vốn làm cho dư nợ tăng, nhất là trong năm 2010. Điều này đã làm cho dư nợ phát sinh trong năm
Sang năm 2011, chỉ tiêu này đạt được 98,72%. Quá trình quản lý các khoản nợ vay và công tác thu hồi nợ được ngân hàng ngày càng chú trọng nên đã làm cho dư nợ giảm dần. Tuy nguồn vốn của ngân hàng cũng đã giảm nhưng tỷ lệ giảm thấp hơn so với dư nợ nên đã làm giảm đi chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Qua 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này là 94,12%, so với cùng kỳ năm 2011 thì cao hơn khoảng gần 17 điểm phần trăm. Nguyên nhân là do dư nợ của ngân hàng đã giảm qua các năm như đã phân tích trong khi tổng nguồn vốn bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển vẫn được ngân hàng tương đối bảo đảm.
4.6.3. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ tại ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua. Từ mức 89,76% năm 2009, chỉ tiêu này đã tăng lên 120,10% vào năm 2010. Đến năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng tiếp tục tăng lên 121,59%. Qua 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ là 128,51%. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay đang được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm đỉnh điểm từ 11/6/2012. Đại bộ phận khách hàng đã đến trả khoản vay cũ và vay lại khoản lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó, do ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến công tác thu nợ nên DSTN có phần tăng và cùng với DSCV có phần giảm đi. Nhưng khơng vì vậy mà phản ánh thật chất công tác thu nợ của ngân hàng và bản chất của hoạt động tín dụng trong thời gian qua.
4.6.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng đã tăng vào năm 2010 và đạt 2,53%, vào những năm tiếp theo thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng đã giảm xuống. Năm 2011, tỷ lệ này là 2,46%. Qua 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,20% đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, ta thấy tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng đang được cải thiện, khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay và thu hồi nợ đối với các khoản vay được chú trọng và thực hiện khá tốt. Trong sự biến động của thị trường, lạm phát và lãi suất, ngân hàng luôn chú trọng, quan tâm đến khâu thẩm định trước khi quyết định cho vay và luôn đôn đốc khách hàng trong việc thu hồi nợ cho nên đã làm cho tình hình nợ xấu của ngân hàng giảm đi.
4.6.5. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi có những chuyển biến xấu trong hoạt động tín dụng.
Trong các năm qua thì hệ số này có chiều hướng tăng và tăng nhanh vào năm 2010 từ mức 0,67% (năm 2009) lên mức 1,24%. Vì trong năm 2010, nợ xấu ngân hàng tăng lên kéo theo hệ số này cũng tăng. Năm 2011, hệ số dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng đã tăng lên đến 1,54%. Qua 6 tháng đầu năm 2012, hệ số này là 1,78% đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Do giá trị của các tài sản thế chấp cho ngân hàng đăc biệt là đất biến động nhiều, từ đó số tiền trích dự phịng rủi ro tăng lên. Bên cạnh đó, dư nợ có phần giảm đi nên đã làm tăng hệ số dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tóm lại, hệ số này ln tăng trong thời gian qua vì do nợ xấu có những biến động theo những biến động của thị trường nên từ đó số tiền trích dự phịng rủi ro sẽ tăng. Vì vậy ngân hàng cần phải xem xét kỹ các quyết định trước khi cho vay, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và rủi ro cho ngân hàng.
4.6.6. Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và thể hiện thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một ngân hàng.
Trong các năm qua, vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng ln lớn hơn 1 (riêng 6 tháng đầu năm 2012 chỉ là 0,82 vịng). Vịng quay vốn tín dụng tăng vào năm 2010 và có xu hướng giảm từ năm 2011. Nguyên nhân là nợ xấu ngân hàng tăng vào năm 2010 và tuy có giảm ở những năm sau nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn lúc tăng trưởng mặc dù trong năm đó doanh số cho vay giảm so với những năm trước, cùng với sự mở rộng quy mơ tín dụng trong những năm trước. Tất cả điều đó góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng và thời gian thu hồi nợ của ngân hàng đã thấp hơn so với trước. Do đặc thù của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, thế nên để hoạt động của ngân hàng tốt hơn đòi hỏi ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao cơng tác thu hồi nợ, đồng thời hạn chế cho vay những mục đích, đối tượng kém hiệu quả nhằm làm vịng quay tín dụng tăng trở lại, tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG