Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ - svth nguyễn thị ngọc trâm (Trang 29 - 33)

3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABBANK CẦN THƠ

3.3.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

ABBANK – CN Cần Thơ là NHTM kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu sau cùng chính là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận chính là yếu tố cụ thể để nói lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; đồng thời cần phải tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phịng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung vốn tự có cho ngân hàng. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự phối hợp với các nhân viên, ngân hàng đã đạt được những thành tựu.

Bảng 1: Tình hình Hoạt Động Kinh Doanh Của ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 156.170 175.227 191.728 19.057 12,20 16.502 9,42 Thu từ tín dụng 148.360 166.163 181.201 17.803 12,00 15.038 9,05 Thu ngồi tín dụng 7.810 9.064 10.527 1.254 16,05 1.464 16,15 2. Chi phí 137.450 149.757 159.844 12.307 8,95 10.086 6,74 Chi tín dụng 109.960 118.845 124.894 8.885 8,08 6.049 5,09 Chi ngồi tín dụng 27.490 30.913 34.950 3.423 12,45 4.037 13,06

3. Lợi nhuận trước thuế 18.720 25.469 31.885 6.749 36,05 6.415 25,19

Trong giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung ta thấy thu nhập của ngân hàng qua các năm có sự gia tăng. Lý giải cho điều này là do NHTMCP An Bình – CN Cần Thơ vào năm 2009 các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Cần Thơ tại các tỉnh Miền Tây đã tách ra và được nâng cấp lên chi nhánh, đến hết năm 2010 doanh thu của ngân hàng giảm xuống còn 156.170. ABBANK hoạt động tại địa bàn TP Cần Thơ với 1 Chi Nhánh và 3 phòng giao dịch trực thuộc tại Cái Răng, Ơ Mơn và An nghiệp năm 2011 đạt doanh thu 175.227 triệu đồng, tăng 12,2% so với năm 2010 (19.057 triệu đồng). Do năm 2010 là một năm đầy biến động về lãi suất, cụ thể là: lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%; lãi suất huy động tăng từ 10,29% lên 12%/năm kèm theo nhiều hình thức khuyến khích người gửi tiền, sau đó lại giảm xuống cịn 11,2%/năm vào tháng 7, và đến tháng 11/2010 lại tăng vọt đến trên 17%/năm ở một số NHTM đối với một số kỳ hạn ngắn. Trước tình trạng “leo thang” khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ khơng vượt quá 14%/năm. Điều đó đã làm cho lãi suất huy động ngân hàng tăng cao trong năm 2010. Đến năm 2012 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng và các dịch vụ khác của các thành phần kinh tế cũng tăng cao. Kinh tế Việt Nam nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng đang trên đà phát triển cao nên nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp đã tăng cường mở rộng đầu tư nên nhu cầu tín dụng tăng lên nhanh chóng làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng năm 2012 trên xu hướng tổng thu nhập tăng lên đáng kể so với năm 2011 khoảng 9,42% về mặt giá trị là 16.502 triệu đồng (so với năm 2011 đạt 175.227 triệu đồng) đạt mức 191.728 triệu đồng. Đây là nổ lực rất lớn của ABBANK Cần Thơ trong tình hình nền kinh tế chưa thực sự ổn định. Cùng với hoạt động tín dụng thì hoạt động ngồi tín dụng cũng khá nổi bật. Trong khi năm 2011, thu nhập ngồi tín dụng của ngân hàng chỉ đạt 9.064 triệu đồng, tăng 1.254 triệu so với năm 2010, thì đến hết năm 2012, thu nhập từ hoạt động ngồi tín dụng của ngân hàng tăng lên ở mức 16,15% đạt mức 10.527 triệu đồng, tăng 1.464 triệu đồng so với năm 2011 (9.064 triệu đồng). Lý do là sau khi ổn định các chỉ tiêu tăng trưởng về

hoạt động tín dụng, ngân hàng bắt đầu tập trung vào các hoạt động ngồi tín dụng như mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của người dân.

Bên cạnh việc tạo ra sự biến động tăng giảm thu nhập, ngân hàng cũng đã có những khoản chi phí thay đổi. Sự tăng trong tổng chi phí của ngân hàng qua các năm đi theo sự tăng về doanh thu. Cụ thể, năm 2011 chi phí (giá trị 146.757 triệu đồng) của ngân hàng tăng 12.307 triệu đồng so với năm 2010 (giá trị 137.450 triệu đồng), tăng nhẹ khoảng 8,95%. Năm 2012, tổng chi phí là 159.844 triệu đồng, tăng 10.086 triệu đồng so với năm 2011 với mức tăng 6,74%. Lý do của tình trạng đó là do ngân hàng đã cải tiến nhiều trang thiết bị hiện đại cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ như: phone-banking, kinh doanh vàng, dịch vụ thanh toán … Đặc biệt, đầu năm 2011 ngân hàng dự định mở phịng giao dịch tại Quận Bình Thủy từ đó làm cho chi phí tăng lên đáng kể.

0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Triệu đồng

Doanh thu Chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Hình 2: Biểu đồ tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm. ngân hàng qua 3 năm.

Về phần lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng nói chung điều tăng qua các năm: cũng như doanh thu và chi phí, lợi nhuận năm 2011 cũng tăng so với năm 2010, đến năm 2012 lợi nhuận đạt được 31.885 triệu đồng, tăng thêm 6.415 triệu đồng so với năm 2011. Qua số liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ta thấy nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng và nguồn chi chủ yếu của ngân hàng là trả lãi tiền gửi của khách hàng. Nhìn

2012, ngân hàng đạt được kết quả tốt. Đó là hệ quả của sự nỗ lực rất lớn của tập thể các cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Đây là bước khởi đầu thành công tốt đẹp, là tiền đề và là cơ sở cho việc xác định mục tiêu kinh doanh tiếp theo của ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ - svth nguyễn thị ngọc trâm (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)