.Các loại hình doanh nghiệp dịch vụ mơi trƣờng

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường (Trang 32 - 37)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì có bốn loại hình DN là: DN tƣ nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Tùy theo điều kiện và ƣu, nhƣợc điểm của từng loại hình mà các nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn một loại hình DN phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực DVMT, vì những loại hình dịch vụ này theo xu hƣớng phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng nên không nhất thiết ngƣời chủ DN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để tạo niềm tin cho đối tác, niềm tin ở đây

chính là ở chất lƣợng cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, phần lớn các loại hình DVMT đều cần một nguồn vốn đầu tƣ lớn (xây dựng cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vận chuyển, khoa học công nghệ…), dẫn đến việc phải huy động cùng lúc nhiều nhà đầu tƣ cùng tham gia vào một DN. Vậy nên, hai loại hình DN thƣờng đƣợc lựa chọn khi thành lập một DN mơi trƣờng chính là cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP). Đây là hai loại DN có khả năng huy động vốn cao, cơng ty TNHH 2 thành viên và CTCP đều có khả năng huy động vốn từ các thành viên đồng sở hữu hoặc cổ đông của cơng ty nên có thể thành lập các DN dịch vụ có quy mơ lớn hoặc có vốn đầu tƣ cao. Ngồi ra, 2 loại hình DN này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên giúp các nhà đầu tƣ an tâm ơn khi tham gia vào ngành DVMT. Còn với DN tƣ nhân và công ty hợp danh, mặc dù đây là hai loại DN có cơ chế thành lập đơn giản nhƣng hai loại hình DN này đều phải chịu trách nhiệm vơ hạn (trừ thành viên góp vốn trong cơng ty hợp danh). Trách nhiệm vơ hạn có thể tạo niềm tin cho khách hàng, nhƣng với việc cung ứng DVMT, niềm tin ở đây nhƣ đã nói chính là ở chất lƣợng của dịch vụ chứ không phải là ở phạm vi chịu trách nhiệm của DN đến đâu. Ngồi ra, hai loại hình DN này cũng khơng có khả năng huy động nguồn vốn từ số đơng nhƣ hai loại hình DN cịn lại nên khả năng đầu tƣ vào các lĩnh vực cần vốn đầu tƣ lớn, công nghệ cao khá thấp. Trong Danh sách các đơn vị đƣợc Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại theo quy định của Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT (cập nhật đến ngày 26/3/2016) thì đã có 90 DN đƣợc cấp phép hành nghề trong lĩnh vực này (trong đó, chiếm đa số là các cơng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần với 86 DN, còn lại là DN tƣ nhân, hợp tác xã hoặc các đơn vị trực thuộc nhƣ chi nhánh, xí nghiệp)20. Có thể thấy, loại hình cơng ty TNHH và CTCP là phù hợp hơn cả đối với các lĩnh vực cung ứng thuộc ngành DVMT.

Trong tình hình phát triển chung của ngành DVMT nhƣ hiện nay thì các DN tham gia cung ứng trong lĩnh vực DVMT cịn khá ít về số lƣợng cũng nhƣ quy mơ vẫn cịn rất nhỏ. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Hiệp hội CNMT năm 2015 thì phần lớn các DN CNMT có quy mơ nhỏ, vốn dƣới 5 tỷ đồng (chiếm khoảng 52,6% tổng số DN môi trƣờng), số lƣợng DN quy mô lớn, vốn trên 500 tỷ đồng không nhiều (chiếm khoảng 2,84%). Với quy mơ và số lƣợng ít ỏi nhƣ vậy thì đƣơng nhiên tổng sản phẩm của ngành dịch vụ này đóng góp vào tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) cũng sẽ không cao và cho thấy một sự phát triển còn khá non trẻ của ngành dịch vụ này so với tình hình phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Việc đầu tƣ phát

20

Danh sách các đơn vị đƣợc Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại, http://quanlychatthai.vn/quanly/DSdonviCPCTNH.html, truy cập ngày 05/7/2017.

triển các DN DVMT hiện nay không chỉ ở số lƣợng mà cịn cả quy mơ của các DN này. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, Quyết định số 1463/2016/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển mạng lƣới DN DVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: “Phát triển DN DVMT về số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của DN trong quá trình hội nhập. Hình thành một số DN đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước”. Theo đó, có thể thấy, để phát triển ngành DVMT trong nƣớc thì bắt

buộc phải xây dựng một hệ thống các DN cung ứng DVMT đa dạng, quy mơ và có chất lƣợng. Và vì vậy cũng rất cần thiết phải nắm rõ các quy định về hỗ trợ đầu tƣ thành lập DN DVMT hiện nay cũng nhƣ điều kiện kinh doanh của một số loại hình dịch vụ nhất định.

2.1.3. Cơ chế thành lập doanh nghiệp dịch vụ mơi trƣờng đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014

Dựa trên Đề án phát triển DVMT đến năm 2020, Luật BVMT 2014 khuyến khích các DN DVMT đƣợc thành lập theo hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tƣ (PPP – Public Private Partnership) trong các lĩnh vực sau: thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc, phân tích mơi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng; phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng, công nghệ môi trƣờng; tƣ vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trƣờng; giám định về mơi trƣờng đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, cơng nghệ; giám định thiệt hại về môi trƣờng; giám định sức khỏe môi trƣờng và các dịch vụ khác về BVMT21

.

Đấu thầu là phƣơng thức lựa chọn nhà đầu tƣ đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Phƣơng thức này đƣợc sử dụng nhằm lựa chọn các nhà đầu tƣ thực hiện các dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ (hợp tác công tƣ).

Hợp tác công tƣ trong đầu tƣ cũng có thể đƣợc hiểu là nhà nƣớc sẽ hợp tác cùng với các nhà đầu tƣ thực hiện dự án. Với mơ hình hợp tác này, nhà nƣớc vừa đảm bảo đƣợc quyền sở hữu, kiểm soát dịch vụ, vừa thu hút đƣợc không những vốn, ý tƣởng mà cả cơng nghệ và kỹ năng quản trị từ phía các nhà đầu tƣ tƣ nhân.

Theo đó, việc thành lập DN DVMT theo hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tƣ nghĩa là một DN dự án sẽ đƣợc thành lập (đối với các dự án BTO, BT, BOT) sau khi nhà đầu tƣ đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự

21

án22. Theo quy định tại Điều 49 Thông tƣ 03/2011/TT-BKHĐT, trong trƣờng hợp này, đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc, nhà đầu tƣ phải thực hiện thủ tục đăng ký DN để thành lập DN dự án mới theo quy định của pháp luật về DN. Còn đối với Dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, Giấy chứng nhận đầu tƣ cấp cho Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN dự án.

Xuất phát từ nhu cầu tài chính q lớn và hoạt động khơng hiệu quả của DN nhà nƣớc, Việt Nam đã và đang nổ lực triển khai việc xã hội hóa cung ứng DVMT. Việc cho các chủ thể ngoài nhà nƣớc cùng tham gia cung ứng DVMT sẽ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ làm giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nƣớc. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày, việc giao cho các đơn vị tƣ nhân tự thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ, đặc biệt là đối với những DVMT đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ lớn, cơng nghệ kĩ thuật hiện đại là rất khó khăn và không đảm bảo sẽ đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Bên cạnh đó, việc giao tồn quyền cho các đơn vị tƣ nhân cung ứng các loại hình dịch vụ này sẽ làm giảm khả năng kiểm soát của nhà nƣớc trong việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, lo sợ thất thốt tài sản cơng hoặc nảy sinh các vấn đề bất cập khi có sự độc quyền cung ứng từ phía nhà đầu tƣ tƣ nhân. Để đảm bảo đƣợc sự cân bằng giữa nhu cầu của nhà nƣớc và hoạt động của tƣ nhân, việc triển khai DVMT theo hình thức hợp tác cơng tƣ là sự lựa chọn mang đến hiệu quả cao. Với mơ hình này, nhà nƣớc vẫn đảm bảo giữ quyền sở hữu, kiểm soát dịch vụ, vừa đảm bảo thu hút không những vốn, ý tƣởng mà cả công nghệ và kỹ năng quản trị từ phía các nhà đầu tƣ tƣ nhân.

Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của DN dự án về DVMT đƣợc hƣớng dẫn tại Điều 20 Thông tƣ 06/2016/TT-BKHĐT hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ (Nghị định số 15/2015/NĐ-CP). Theo đó, sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ, nhà đầu tƣ thực hiện thủ tục đăng ký DN để thành lập DN dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Cũng theo quy định tại Điều này, đối với các dự án thực hiện theo hợp đồng BT, dự án nhóm C23

của nhà đầu

22

Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ số 03/2011/TT-BKHĐT về việc hƣớng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT.

23

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Hợp đồng BT (hay còn gọi là Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao) là “ hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh tốn bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này”.

tƣ trong nƣớc, nhà đầu tƣ quyết định thành lập DN dự án mới hoặc trực tiếp thực hiện dự án, nhƣng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tƣ và các hoạt động của dự án. Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể DN dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về DN, pháp luật về đầu tƣ và hợp đồng dự án. Điều kiện, thủ tục tổ chức lại DN dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về DN, hợp đồng dự án và hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trên cơ sở đề xuất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và nhà đầu tƣ. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tƣ đƣợc góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập DN dự án, nhà đầu tƣ quyết định giá trị tài sản thuộc vốn chủ sở hữu của mình để góp vốn điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật về DN. Trƣờng hợp vốn điều lệ của DN dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, nhà đầu tƣ phải cam kết tăng vốn Điều lệ trong quá trình thực hiện dự án để bảo đảm góp đủ vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Mặc dù là phƣơng thức tối ƣu cho sự kết hợp giữa nhà nƣớc và tƣ nhân, nhƣng việc thành lập các DN dự án cũng gây ra một số rủi ro và bất tiện nhất định cho các nhà đầu tƣ vì thủ tục thành lập một DN về mặt pháp lý ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, khá phức tạp và mất thời gian (thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tƣ dự án PPP, chƣa kể các bƣớc lựa chọn, sơ tuyển, đấu thầu... đã mất hơn 4 tháng24

), nhất là những DN đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Ngồi ra, khơng phải tất cả các loại hình DVMT đều đƣợc triển khai theo hình thức hợp tác cơng tƣ. Có một sự chênh nhau giữa quy định của Luật BVMT 2014 với quy định tại Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ. Luật BVMT 2014 khuyến khích việc thành lập các DN DVMT thơng qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác cơng tƣ đối với rất nhiều loại hình DVMT nhƣ: thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc, phân tích mơi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng; phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng, công nghệ môi trƣờng; tƣ vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trƣờng; giám định về mơi trƣờng đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trƣờng; giám định sức khỏe mơi trƣờng. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, chỉ có bốn loại hình DVMT đƣợc phép triển khai theo hình thức này, bao gồm: hệ thống cung cấp nƣớc sạch; hệ thống thoát nƣớc; hệ

Dự án nhóm C bao gồm các dự án đƣợc phân loại dựa theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án và đƣợc quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số59/2015/NĐ-CP.

24

“Doanh nghiệp kêu “khó” khi triển khai dự án PPP”, http://www.baomoi.com/doanh- nghiep-keu-kho-khi-trien-khai-du-an-ppp/c/22533031.epi, truy cập ngày 14/7/2017.

thống thu gom, xử lý nƣớc thải, chất thải; và xây dựng, kinh doanh nghĩa trang. Trong khi Luật BVMT 2014 đã có hiệu lực vào ngày 01/01/2015, nghĩa là trƣớc thời điểm ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, nhƣng quy định tại Nghị định vẫn chƣa có sự đồng bộ và thống nhất với quy định của Luật. Sự chƣa thống nhất này có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, quá trình soạn thảo và ban hành Nghị định này chƣa có sự rà sốt chặt chẽ với các quy định của pháp luật có liên quan, dẫn đến sự thiếu sót, chƣa đồng bộ khi ban hành. Thứ hai, chính sách phát triển đƣợc đề ra vƣợt quá khả năng quản lý thực tế của các cơ quan nhà nƣớc và điều kiện phát triển hiện tại trong nƣớc, nên Nghị định trên đƣợc ban hành nhằm thu gọn lại các đối tƣợng cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)