Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trƣờng tại Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường (Trang 47 - 56)

2.1.4 .Điều kiện kinh doanh các ngành nghề dịch vụ môi trƣờng

2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trƣờng tại Việt

thƣởng và khuyến khích đối với các cá nhân, tổ chức đạt giải chƣa cao, thể hiện ở mức tiền thƣởng chỉ mang tính khích lệ (mức thƣởng trong Giải thƣởng Môi trƣờng Việt Nam năm 2017 đối với tổ chức là 8 triệu đồng/giải và cá nhân là 5 triệu đồng/giải39). Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức chuyên cung ứng DVMT đƣợc trao giải trong các giải thƣởng trên cũng không nhiều mà chủ yếu vẫn là các cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực quản lý, các tổ chức xã hội nên trên thực tế, các giải thƣởng về môi trƣờng vẫn chƣa thể khuyến khích các DN DVMT tham gia.

Bên cạnh việc hỗ trợ quảng bá sản phẩm hay khen thƣởng cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp về mơi trƣờng, việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN DVMT là vô cùng cần thiết và đã đƣợc đề cập trực tiếp trong Đề án phát triển mạng lƣới DN DVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc phê duyệt thông qua Quyết định số 1463/2016/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 22/7/2016. Theo đó, các chƣơng trình đào tạo chủ yếu là về chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lƣợng, sản xuất phân bón từ chất thải; tích hợp cơ sở dữ liệu thơng tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trƣờng hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trƣờng thực hiện kiểm tốn mơi trƣờng do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì cùng các phịng ban liên quan phối hợp tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa ghi nhận một chƣơng trình cụ thể, quy mơ nào liên quan đến việc đào tạo các lĩnh vực này do cơ quan nhà nƣớc trên tổ chức.

2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trƣờng tại Việt Nam Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu phát triển và thực tiễn áp dụng các biện pháp ƣu đãi, hỗ trợ nhằm phát triển ngành DVMT, cần phải có những giải pháp thực tiễn, những định hƣớng hồn thiện hệ thống pháp luật sao cho có sự đồng bộ, thống nhất trong

38

Điều 48 Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

39

Theo QĐ số 1055/QĐ-BTNMT về việc tặng giải thƣởng cho các tổ chức và cá nhân và cộng đồng đạt Giải thƣởng môi trƣờng Việt Nam năm 2017

chính sách và các quy định cụ thể của pháp luật nhằm phát triển ngành DVMT một cách hiệu quả và toàn diện.

Các biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển DVMT nói chung và các DN DVMT nói riêng sẽ bao gồm việc bổ sung và hồn thiện chính sách phát triển DVMT tại Việt Nam và pháp luật có liên quan; tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức BVMT của các tổ chức, cá nhân và khuyến khích sử dụng các sản phẩm, DVMT; đồng thời có những giải pháp, đề xuất cụ thể nhằm phát triển các loại hình DVMT. Cụ thể các giải pháp và hƣớng hoàn thiện nhƣ sau:

Thứ nhất, để xây dựng một chính sách phát triển một cách tồn diện nhất thì cần biết rõ đối tƣợng cần đƣợc đầu tƣ ở đây là gì? Và bao gồm những đối tƣợng nào? Vậy nên việc xác định khái niệm của DVMT và xây dựng một danh mục các loại hình DVMT cụ thể là vấn đề quan trọng và tiên quyết trƣớc khi bắt tay vào việc định hình và hồn thiện chính sách. Theo đó, cần phải phân loại các phân ngành DVMT theo một tiêu chí phân loại cụ thể, rõ ràng (nhƣ dựa trên chức năng hoặc đối tƣợng tác động của DVMT) nhằm tạo ra một hệ thống mở để bổ sung các mơ hình DVMT mới sau này. Đồng thời với việc phân loại các ngành DVMT, cần ban hành thêm các tiêu chuẩn về chất lƣợng DVMT đối với từng loại hình, ngành nghề cụ thể. Sau khi đã có sự xác định rõ ràng về đối tƣợng cần đƣợc đầu tƣ và tiêu chuẩn áp dụng đối với từng đối tƣợng cụ thể thì chính sách đƣợc vạch ra sẽ đi theo đúng hƣớng và khơng bị thiếu sót vấn đề nào.

Thứ hai, cần phải xây dựng một cơ sở thông tin môi trƣờng một cách minh bạch và công khai. Cơ sở thơng tin phải phản ánh đƣợc tình hình phát triển thực tế của các DN DVMT hiện nay, các chỉ số, số liệu thông kê về nhu cầu và tiềm năng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Có nhƣ vậy thì chính sách đƣợc đƣa ra mới thật sự hiệu quả và sát với thực tế phát triển của ngành.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống mã ngành kinh tế và danh mục mã sản phẩm của ngành DVMT để nhận dạng dịch vụ, làm căn cứ để quy định các chính sách; lồng ghép phát triển DVMT vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phƣơng; thúc đẩy cổ phần hóa các DN nhà nƣớc về DVMT.

Thứ tƣ, ban hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chất lƣợng, giá, phí của các DVMT và công khai trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng để ngƣời dân cũng có thể tham gia vào hoạt động kiểm soát chất lƣợng cung ứng DVMT. Đồng thời làm tốt các khâu tiếp nhận thông tin, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng của các chủ thể cung ứng dịch vụ.

Việc nghiên cứu, đánh giá về tình hình phát triển hiện tại của DVMT, những vấn đề khó khăn, thách thức còn tồn tại, kết hợp với định hƣớng phát triển ngành dịch vụ này trong tƣơng lai sẽ tạo thuận lợi cho những đề xuất và hồn thiện chính sách phát triển ngành phù hợp nhất. Theo đó, tác giả cũng đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan trong việc phát triển ngành DVMT:

- Về quy mơ của các DN DVMT: cần có cơ chế khuyến khích việc thành lập các DN DVMT có quy mơ lớn thơng qua chính sách hỗ trợ, kêu gọi đầu tƣ từ các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc vận động sự hỗ trợ, liên kết giữa các DN DVMT trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề với nhau nhằm tạo nên một mạng lƣới DN cung ứng dịch vụ rộng rãi. Đồng thời, tăng cƣờng liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, DN chế tạo, sản xuất thiết bị với các DN chuyên cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao năng lực và hoạt động của các DN DVMT.

- Về cơ chế thành lập các DN đầu tƣ theo hình thức hợp tác cơng tƣ: cần đơn giản hóa và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tƣ trong quá trình thực hiện các thủ tục về đầu tƣ, thành lập mới DN dự án bằng những cải cách về thủ tục hành chính, cũng nhƣ hỗ trợ quá trình làm thủ tục đầu tƣ cho các DN, đặc biệt là các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đặc biệt là có sự đồng bộ về các DN cung ứng DVMT đƣợc thành lập theo cơ chế hợp tác công tƣ theo Luật BVMT 2014. Bên cạnh việc hồn thiện các chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ các các DN, cần tạo ra một cơ chế quản lý một cách hiệu quả nhằm kiểm soát các DN dự án đƣợc thành lập.

- Về điều kiện kinh doanh các ngành nghề DVMT: Vì kinh doanh DVMT có tác động rất lớn đến mơi trƣờng cũng nhƣ chất lƣợng sống của con ngƣời nên cần bổ sung thêm điều kiện kinh doanh của một số ngành nghề DVMT khác nhƣ dịch vụ giám định sức khỏe môi trƣờng; dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn thông thƣờng tập trung… nhằm nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ đối với các loại hình dịch vụ này nói chung và DVMT nói riêng. Bên cạnh việc bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực này thì cơ chế giám sát, kiểm tra khả năng đáp ứng điều kiện của các DN cũng phải đƣợc thƣc hiện một cách chặt chẽ và công minh nhất.

- Bổ sung thêm cơ chế hỗ trợ, chính sách ƣu đãi đối với một số ngành nghề DVMT mới và có tiềm năng nhƣ kiểm tốn mơi trƣờng, dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ duy trì cảnh quan, dịch vụ giảm khí thải từ các phƣơng tiện giao thông… Tuy nhiên, để những loại hình DVMT này có thể phát triển trên thực tế tại

Việt Nam, nhà nƣớc ta cần ban hành những chính sách áp dụng mang tính bắt buộc đối với một số đối tƣợng nhằm áp dụng các loại hình dịch vụ này trên thực tế một cách thiết thực và hiệu quả. Ví dụ nhƣ bắt buộc các dự án có tính dễ gây tổn thƣơng cho môi trƣờng nhƣ khai thác mỏ, sản xuất hóa chất… phải thực hiện kiểm tốn mơi trƣờng và nộp báo cáo kiểm toán hàng năm.

- Áp dụng triệt để và hiệu quả công cụ chi trả DVMT nhằm tạo nguồn thu cho DN, tổ chức, cá nhân cung ứng DVMT. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các DN đầu tƣ, đổi mới khoa học công nghệ để giảm bớt các tác động đến môi trƣờng cũng nhƣ tăng chất lƣợng dịch vụ cung ứng hoặc tạo cơ chế sử dụng nguồn thu từ công cụ chi trả DVMT để đƣa vào đầu tƣ khoa học cơng nghệ cho DN.

- Đối với chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và đất đai: pháp luật cần có sự quy định rõ ràng hơn về chế độ ƣu đãi và việc miễn hay giảm tiền thuê đất đối với các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực này. Theo đó, nêu rõ những ƣu đãi nào đƣợc áp dụng cho các DN đầu tƣ vào lĩnh vực DVMT và mức ƣu đãi là nhƣ thế nào (miễn hay giảm tiền thuê đất, và giảm bao nhiêu, những nội dung nào đƣợc giảm). Với những quy định rõ ràng nhƣ vậy sẽ giúp các nhà đầu tƣ an tâm hơn và tự tin khi đầu tƣ vào các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần có những kế hoạch quy hoạch đất rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phƣơng và vẫn đảm bảo an tồn về mơi trƣờng. Việc giải phóng mặt bằng cần đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng và triệt để hơn nữa để có đất cho các DN tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. Tránh trƣờng hợp chây ỳ, kéo dài thời gian làm tăng chi phí đầu tƣ ban đầu cho các DN lên cao.

- Đối với Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về tài chính (vốn và thuế): về cơ bản, các nội dung quy định về hỗ trợ các DN DVMT liên quan đến chính sách hỗ trợ về thuế đã rõ ràng và minh bạch, riêng với cơ chế hỗ trợ về vốn đầu tƣ từ Ngân hàng phát triển Việt Nam vẫn còn gặp một số vấn đề chƣa thống nhất giữa chính sách ƣu đãi với việc áp dụng chế độ ƣu đãi trên thực tế. Theo đó, cần những biện pháp hồn thiện và thống nhất giữa chính sách phát triển với các quy định của pháp luật về hỗ trợ, ƣu đãi các DN DVMT trong việc vay vốn bằng cách mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi vay vốn đầu tƣ theo quy định tại Phụ lục III. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ, các dự án phải đƣợc xem xét và sàn lọc một cách kĩ càng nhằm tránh tình trạng sử dụng vốn một cách khơng hiệu quả.

- Đối với các hỗ trợ ƣu đãi khác nhƣ trợ giá sản phẩm, dịch vụ BVMT; trao giải thƣởng về mơi trƣờng cho các DN có đóng góp vào việc BVMT: Trợ giá cho các ngành DVMT là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc trợ giá chỉ nên đƣợc thực hiện trong một khung thời gian nhất định nhằm hỗ trợ các DN trong thời gian đầu mới đi vào vận hành. Sau đó, biện pháp hỗ trợ chính cho các DN chính là hỗ trợ về khoa học, cơng nghệ, các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao và phát triển ngành nghề một cách bền vững. Các giải thƣởng về mơi trƣờng cũng cần có những chính sách hiệu quả hơn nhằm thu hút các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh DVMT tham gia nộp hồ sơ xét duyệt nhƣ các biện pháp hỗ trợ về kinh tế đối với các DN đạt giải thƣởng về mơi trƣờng trong năm đó…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với nội dung đƣợc trình bày trong Chƣơng 2, tác giả đã xác định những vấn đề đƣợc tập trung nghiên cứu bao gồm: thực trạng pháp luật về phát triển ngành DVMT tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT ở nƣớc ta. Thơng qua đó, tác giả đã đƣa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, về chủ thể cung ứng DVMT, chủ thể cung ứng DVMT là các tổ chức và cá nhân. Trong đó, DN là chủ thể cung ứng DVMT chủ yếu hiện nay. Ngồi ra cịn có các tổ chức khác nhƣ viện nghiên cứu, trung tâm, đơn vị của nhà nƣớc, tổ chức xã hội, hợp tác xã dịch vụ, hộ gia đình, các đơn vị kinh doanh cá thể.

Thứ hai, về cơ chế thành lập DN DVMT, nhà nƣớc khuyến khích và hỗ trợ đầu tƣ với các DN đƣợc thành lập theo hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tƣ. Đây là phƣơng thức đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cũng giúp nhà nƣớc huy động đƣợc các nguồn lực tƣ nhân tham gia vào hoạt động này, góp phần nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ chế cần đƣợc thắt chặt quản lý và kiểm soát hiệu quả.

Thứ ba, về điều kiện kinh doanh các ngành nghề DVMT, đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với ngành DVMT vì các ngành nghề thuộc lĩnh vực này có tác động rất lớn đến mơi trƣờng. Hiện nay chỉ có một số loại hình DVMT nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc có yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân tham gia cũng ứng dịch vụ. Vì vậy, cần mở rộng hơn nữa các đối tƣợng yêu cầu về điều kiện kinh doanh, đồng thời có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các ngành nghề này nhằm đảm bảo chất lƣợng cung ứng dịch vụ.

Thứ tƣ, về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm phát triển DVMT, nhà nƣớc ta hiện nay đã thực hiện một số chính sách ƣu đãi về đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn, thuế và trợ giá đổi với các dự án, sản phẩm thuộc ngành DVMT. Tuy nhiên, những chính sách này hiện vẫn chƣa đạt đƣợc sự đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp luật hƣớng dẫn có liên quan và cần có những sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật,

Cuối cùng, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành DVMT và các DN DVMT tại Việt Nam, từ đó đi đến sự hoàn thiện tối đa cơ chế phát triển chung cho tồn ngành.

KẾT LUẬN

Dịch vụ mơi trƣờng là một ngành kinh tế còn khá non trẻ trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vai trị của nó lại rất quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong nội dung của khóa luận “Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trƣờng”, bên cạnh việc đƣa ra một khái niệm cụ thể về dịch vụ mơi trƣờng cũng nhƣ phân tích những đặc điểm, tầm quan trọng của dịch vụ này với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nƣớc, tác giả cũng đã phần nào đánh giá đƣợc tiềm năng của ngành dịch vụ mơi trƣờng ở Việt Nam và tình hình phát triển của ngành dịch vụ này cũng nhƣ của các doanh nghiệp dịch vụ môi trƣờng – chủ thể cung ứng chủ yếu và rất quan trọng của ngành. Có thể nói, các doanh nghiệp dịch vụ mơi trƣờng hiện nay đang đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ lớn từ nhà nƣớc. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn chƣa thực sự hiệu quả và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho ngành bởi những vấn đề chƣa thống nhất và đồng bộ trong quy định

Một phần của tài liệu Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)