Theo số liệu điều tra tại phòng Kinh tế, cho đến nay trên địa bàn quận Cái Răng có hơn 55 doanh nghiệp tư nhân, 634 cơ sở sản xuất sản phẩm các loại và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong số các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ có thành phần cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có tham gia vay vốn Ngân hàng. Còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì chưa có phát sinh cho vay.
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG
ĐVT: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Cá thể, hộ sản xuất 121.236 93 104.958 85 138.776 91 -16.278 -13 33.818 32 2. CSSX và DNNQD 9.198 7 18.775 15 13.180 9 9.577 104 -5.595 -30 DSCV ngắn hạn 130.434 100 123.733 100 151.956 100 -6.701 -5 28.233 23
( Nguồn: Phịng kế tốn NHNo & PTNT quận Cái Răng)
Chú thích
NH: Ngắn hạn CSSX: Cơ sở sản xuất DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo
& PTNT quận Cái Răng đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá thể và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2005, trong số 130.434 triệu đồng cho vay ngắn hạn, thành phần cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 93% còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 7%. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 123.733 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ trọng 85%, cịn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tỷ trọng 15%. Doanh số cho vay năm 2007 là 151.956 triệu đồng trong đó thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất với tỷ trọng 91%, cịn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngồi quốc doanh với tỷ trọng 9%. Cụ thể như sau: ĐVT: Triệu đồng
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 1 2 3 Năm S ố t i ề n Cá thể, hộ sản xuất CSSX và DNNQD DS cho vay ngắn hạn
Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Nguồn: Phịng Kế tốn)
a) Đối với cá thể, hộ sản xuất :
Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất. Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay là 121.236 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay cá thể, hộ sản xuất là 104.958 triệu đồng, giảm 16.278 triệu đồng với tốc độ giảm 13,43% so với năm 2005, năm 2006 doanh số cho vay cá thể
và hộ sản xuất giảm hơn năm 2005 là do tình hình biến động giá cả thị trường nên ảnh hưởng tới việc sản xuất từ đó làm ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân hàng. Đến năm 2007, doanh số cho vay của thành phần này tăng trở lại và đạt 138.776 triệu đồng, tăng hơn 32% so với năm 2006 ứng với số tiền là 33.818 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất tăng lên bao gồm sự tăng của cả cho vay đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mơ và hình thức dần phát triển vững mạnh, bền vững, từng bước hiện đại hố cơng nghiệp, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời cũng phản ánh Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của Quận, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Vì vậy, địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng nông thôn nên hầu như các món vay đều có giá trị nhỏ. Khách hàng phần lớn là những hộ sản xuất nhỏ dân phân tán trên địa bàn rộng lớn nên việc thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
b) Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của Quận. Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng vì đây là đối tượng mới mà Ngân hàng hướng đến cho vay để đa dạng hóa đầu tư tín dụng và cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của các thành phần kinh tế này không nằm trong chuyên mơn hoạt động của Ngân hàng và vì cịn có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác đó mới chính là lĩnh vực hoạt động của họ, nên doanh số cho vay của Ngân hàng đối với thành phần này tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Năm 2005 doanh số cho vay chỉ đạt 9.198 triệu đồng. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đạt 18.775 triệu đồng, tăng 9.577 triệu đồng với tốc độ tăng 104% so với năm 2006. Đến năm 2007 doanh số này đạt 13.180 triệu đồng, giảm hơn 30% so với năm 2006 ứng với
số tiền 5.595 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Doanh số cho vay đối với cá thể, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2006 giảm so với năm 2005 là do năm 2006 quận có chính sách thay đổi hướng phát triển kinh tế. Doanh số cho vay đối với cá thể và hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn trong cho vay ngắn hạn là phù hợp với tình hình địa phương. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của Ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của quận và kế hoạch đã đề ra trước của Ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới Ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này.