MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM RỦI RO ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng (Trang 52 - 56)

- Chi nhánh NHNo & PTNT quận Cái Răng nằ mở vị trí trung tâm của quận nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM RỦI RO ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

* Hồn thiện công tác thẩm định.

- Cán bộ tín dụng phải nắm vững tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ trách.

- Thẩm định một dự án phải am hiểu đầy đủ các kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu các lĩnh vực ngành nghề, nắm chắc khả năng trả nợ của khách hàng cũng như kinh nghiệm sản xuất, tính cần cù, siêng năng, uy tín, đạo đức của họ.

- Từ những hiểu biết của mình, cán bộ thẩm định có thể ứng dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể để chất lượng tín dụng đạt được cao nhất. Qua mỗi lần cho vay, cán bộ tín dụng phải tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho mình. Ngồi ra khi thẩm định, cán bộ tín dụng cịn phải chú ý đặc biệt đến khả năng và ý muốn trả nợ của khách hàng, từ đó thiết lập hồ sơ thế chấp cho chặt chẽ.

Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng dịch vụ thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.

- Khi quyết định cho vay phải cân nhắc thận trọng về số tiền cho vay có thật sự được đáp ứng đúng, đủ nhu cầu về vốn của đơn vị vay vốn không? Phương pháp về tiến độ giải ngân, định kỳ hạn nợ phù hợp với thực tế kinh doanh và đối tượng vay vốn. Hợp đồng trả có lãi và gốc hàng tháng, hàng quý sao cho phù hợp với chu chuyển vốn và khả năng tài chính của đơn vị.

* Giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.

- Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng trong q trình sử dụng vốn có đúng mục đích, nếu sử dụng sai mục đích thì thu hồi nợ trước thời hạn.

- Ngân hàng phải trở thành người đồng hành thân thiết, chân tình với khách hàng sau khi cho vay. Theo dõi sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sẳn sàng và vô tư giúp đỡ họ trong mọi tình huống. Những lúc khách hàng gặp khó khăn phải tìm cách giúp đỡ, ý kiến cho họ, phải dùng những biện pháp tín dụng của ngân hàng để cứu nguy cho họ và cho chính ngân hàng. Nghĩa là phải có những đối

sách kịp thời mang tính cách giai đoạn hoặc lâu dài trong mọi vấn đề hỗ trợ trong mọi trường hợp.

- Đánh giá quá trình sản xuất phải được nghiên cứu có hệ thống, đúng bài bản trước khi ra quyết định cho vay.

* Công tác thu nợ.

- Đối với nợ đến hạn: chủ động gửi giấy báo nợ đến hộ thông qua tổ trưởng tổ vay vốn để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với họ trong việc trả nợ vay, hạn chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Đối với nợ xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Chi nhánh có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị.

* Phân tán rủi ro.

- Điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau.

- Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro.

- Đối với những món vay lớn từ 100 triệu đồng trở lên và những món vay có vấn đề phải bàn cãi nhất thiết phải được đưa ra thảo luận, tham gia ý kiến một cách vô tư, quyết liệt của hội đồng thẩm định tín dụng cấp chi nhánh càng nhiều ý kiến tranh luận thậm chí đối chọi nhau trong việc phân tích dự án vay vốn là dấu hiệu thành cơng, an tồn và tin tưởng của dự án được xét duyệt hoặc từ chối.

* Cập nhật nắm bắt thơng tin kịp thời, nghiên cứu tình hình biến động của

nền kinh tế, nhất là những vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, tiến tới hiện đại hóa ngân hàng.

* Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, phải gắn việc đi đơi với lợi ích vật chất là khen

thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích tốt đồng thời phải giữ nghiêm kỹ cương, quy chế của ngành.

* Hàng quý phải có kế hoạch trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo quy định của ngành.

* Khi khách hàng bị thua lỗ khơng có khả năng trả nợ đúng hạn xét thấy

do nguyên nhân khách quan, tài sản thế chấp còn đảm bảo, tư liệu sản xuất đủ điều kiện để hoạt động bình thường; nếu khách hàng chí thú làm ăn và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng nên xem xét cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ theo chế độ quy định để hộ vay có thời gian khôi phục sản xuất, có thu nhập trả nợ ngân hàng. Biện pháp này đã được NHNo & PTNT Cái Răng áp dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao

* Đối với nợ quá hạn: Ngân hàng nông nghiệp Cái Răng có thể tiến hành:

Ä Phân loại nợ:

§ Phân theo tính chất nợ: chính xác là xác định đâu là nợ do nguyên nhân khách

quan, đâu là nợ do nguyên nhân chủ quan của khách hàng và ngân hàng gây ra.

§ Phân theo khả năng thu hồi.

§ Phân theo đối tượng của từng loại nợ. § Phân theo thời gian.

Ä Tiến hành xử lý nợ:Trên cơ sở đã phân loại nợ sẽ tiến hành các bước xử lý

như sau:

µ Đối với nợ do nguyên nhân khách quan:

Ngân hàng xem xét và giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo khả năng trả nợ ngân hàng được tốt hơn. Cụ thể: cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ trung hạn). Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, về các biện pháp tài chính cần áp dụng) nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra được các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng.

Ngân hàng cũng có thể trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn, tức là có thể cho khách hàng vay một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương thức sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).

µ Đối với nợ do nguyên nhân chủ quan:

- Chủ quan của khách hàng:

*Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết, áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.

* Áp dụng các biện pháp chế tài như: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa,… * Cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp trực tiếp của chính quyền địa phương. Muốn vậy ngân hàng phải tạo được mối quan hệ tốt, có chính sách khuyến khích khi thu nợ đối với chính quyền địa phương.

* Tổ chức phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ - Chủ quan của ngân hàng

Xem xét trách nhiệm của những cán bộ liên quan đến món vay đó và xử lý, nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật (về hành chính, tổ chức, tiền lương) hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra; nặng thì quy trách nhiệm dân sự, hình sự theo pháp luật quy định.

+ Tham mưu cho Quận ủy tiếp tục có kế hoạch xử lý cán bộ đảng viên có nợ xấu.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)