Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 77)

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.6.Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trƣờng sinh thái, đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần đối với du khách và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thƣờng xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ ngành tại các trƣờng nghiệp vụ ở Hà Nội, Bắc Ninh cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chƣơng trình về nhận thức du lịch cũng cần đƣợc lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục phổ thông tại địa phƣơng nhằm tạo sự chuẩn bị bƣớc đầu cho sự tham gia trong tƣơng lai của các thế hệ mai sau trong hoạt động du lịch.

3.3.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên - môi trƣờng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà tài nguyên - môi trƣờng đƣợc xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trƣờng du lịch ở Bắc Ninh hiện nay mặc dù chƣa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trƣờng, cần thiết phải xây dựng quy hoạch tổng thể với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trƣờng sinh thái. Mọi phƣơng án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải đƣợc cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tƣơng đối toàn diện và có hiệu quả nếu nhƣ việc xây dựng quy hoạch đƣợc tiến hành nghiêm túc, bài bản cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện quy hoạch đƣợc đảm bảo.

- Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trƣờng và các quy định khác về bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phƣơng, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã đƣợc quy

định đều phải đƣợc xử lý hành chính và có các hình phạt tƣơng ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trƣớc pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trƣờng nghiêm trọng.

Cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với mọi dự án đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu nhƣ thiết lập đƣợc hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trƣờng dƣới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

- Về kỹ thuật: xây dựng các kịch bản sự cố môi trƣờng có thể xảy ra tại địa phƣơng, từ đó lên phƣơng án phòng ngừa, khắc phục.

- Về đào tạo: Trong mọi trƣờng hợp, yếu tố con ngƣời có vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lƣợc phát triển môi trƣờng bền vững trong phát triển du lịch Bắc Ninh, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết về các vấn đề môi trƣờng, về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội, về luật môi trƣờng cũng nhƣ về các chính sách, quy định của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ môi trƣờng. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch Bắc Ninh cần phải tổ chức các khóa tập huấn về môi trƣờng cho đội ngũ cán bộ quản lý...

- Về tuyên truyền, quảng bá: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trƣờng đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng sẽ dần dần đƣợc nâng cao trong nhận thức của ngƣời dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhƣng có ý thức của ngƣời dân về môi trƣờng sẽ là sự đảm bảo quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trƣờng.

Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trƣờng, đặc biệt ở các

vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi môi trƣờng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài nguyên du lịch.

- Về kinh tế: Đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đối với dân cƣ ở khu vực có tiềm năng du lịch, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; các cảnh quan đẹp, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng v.v. Việc nâng cao đời sống cộng đồng, tạo công ăn việc làm của ngƣời dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để ngƣời dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trƣờng khu vực và là một điều kiện tiên quyết bảo đảm việc phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan tìm hiểu, giá trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực cũng nhƣ khả năng lao động vả sức khỏe con ngƣời. Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, hình thành chuyên môn hóa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

2. Bắc Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cả vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội. Vị trí địa lí của tỉnh thuận lợi để phát triển du lịch do là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, gần đầu mối giao thông Hà Nội lớn nhất cả nƣớc cầu nối với nhiều tỉnh lân cận: Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên. Bắc Ninh có TNTN phong phú và đa dạng hội tụ đƣợc nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đang đƣợc đầu tƣ xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh.

3. Để ngành du lịch Bắc Ninh có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: quy hoạch, đầu tƣ phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tƣ, bảo tồn di sản văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời việc phát triển du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng đảm bảo sự phát triển bền vững.

4. Với những tiềm năng, lợi thế cùng với những động lực về kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng chắc chắn ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn xứng tầm với những tiềm năng du lịch hiện có của tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển vùng Đồng Bằng Bắc Bộ năm 2010 và định hướng đến năm 2020, (2000), Tổng cục du lịch.

2. Cục thống kê Bắc Ninh (2012), Niên giám thống kê Bắc Ninh (2012)

3. Nguyễn Dƣợc, Trung Hải (2005), Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Giáo Dục.

4. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2004), Kinh tế du lịch. 5. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, NXB Giáo Dục.

6. Luật du lịch Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội 2006.

7. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, NXB Giáo Dục.

8. PGS.TS Lê Thông, PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ

du lịch

9. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lí du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2030 và định hướng đến năm 2030.

11. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Văn Hiến Kinh Bắc,

(2010).

12. www.dulichvn.org.vn

PHỤ LỤC ẢNH BẮC NINH - KINH BẮC

Đền Đô

Chùa Bút Tháp

Hội Lim

Văn Miếu Bắc Ninh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 77)