Tài nguyên du lịch Bắc Ninh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 42)

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh

Theo cách phân loại chung thì tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh cũng chia thành hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Địa hình

Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ

đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 – 7 m, địa hình đồi núi sót có độ cao phổ biến 40 – 50 m so với mực nƣớc biển. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Địa hình đồng bằng đã giúp hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình, đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Địa hình này ở Bắc Ninh là nơi tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nƣớc và quốc tế.

Địa hình đồi núi ở Bắc Ninh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ và không tạo nên đƣợc những cảnh quan đặc sắc nhƣng cũng làm giảm sự đơn điệu của địa hình đồng bằng. Bên cạnh đó, một số khu vực có địa hình này còn là nơi hình thành các di tích lịch sử có giá trị nhƣ các chùa, đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với ngƣời dân nơi đây. Địa hình này có điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng cuối tuần phục vụ khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.

a) Khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,30 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90

C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80 C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10

C.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhƣng phân bố không đều trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Trên địa bàn tỉnh có 2 hƣớng gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió ĐB thịnh hành từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Trong mùa có gió ĐB thịnh hành đầu mùa hanh khô, cuối mùa ẩm ƣớt với mƣa phùn đặc trƣng cho mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam. Gió ĐN thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9

mang theo hơi ẩm, gây mƣa rào. Thời gian gió ĐN thịnh hành cũng là thời gian thƣờng có bão ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ nói chung, Bắc Ninh nói riêng, nhất là khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8.

Mặc dù không có những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt, có giá trị hấp dẫn khách du lịch, đóng vai trò nhƣ tài nguyên du lịch, nhƣng khí hậu, thời tiết ở Bắc Ninh đã bổ trợ cho các yếu tố khác để làm nên nét hấp dẫn của Bắc Ninh đối với khách du lịch. Điển hình là khí hậu bốn mùa tạo nên cảnh sắc làng quê thay đổi theo thời gian của năm: mờ ảo trong mƣa phùn nhƣng náo nức không khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong mùa hạ; êm ả, thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm mặc trong mùa đông lạnh giá.

Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của Bắc Ninh thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Khoảng thời gian có bão và mùa mƣa phùn có ảnh hƣởng đến một số hoạt động du lịch nhƣng ảnh hƣởng không lớn, vì tính khắc nghiệt của các hiện tƣợng thời tiết này đã giảm bớt rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Bắc Ninh.

b) Sông ngòi

Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông chính: sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống.

Sông Thái Bình có tổng chiều dài 93 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 17 km.

Sông Cầu có tổng chiều dài 290 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận Bắc Ninh dài 70 km. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Sông Đuống có tổng chiều dài 65 km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 42 km.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một số con sông nhỏ chảy qua nhƣ sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông Côi... và nhiều ngòi, lạch.

Sông ngòi ở Bắc Ninh ngoài vai trò là nguồn cung cấp nƣớc và tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp còn là những tuyến giao thông thủy quan trọng của địa phƣơng và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống là những con sông chảy qua những làng mạc trù phú, có lịch sử phát triển lâu đời. Hay nói cách khác, làng mạc, các khu quần cƣ của ngƣời Việt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành dọc bờ các con sông này, cƣ dân nơi đây dựa vào sông và gắn bó với sông không chỉ trong các hoạt động phát triển kinh tế mà còn trong đời sống tinh thần. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị của Bắc Ninh hình thành cùng làng mạc dọc sông; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu dân ca trữ tình hình thành nơi đây... tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt, là nguồn tài nguyên có giá trị khai thác hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc nhƣ sản phẩm du lịch làng quê, sản phẩm du lịch sông nƣớc.

Có thể nói, hệ thống sông ngòi là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị nhất ở Bắc Ninh không chỉ vì giá trị bản thân hệ thống này với vai trò giao thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nƣớc mà còn vì khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo thành các sản phẩm du lịch tổng hợp cũng nhƣ tổng giá trị của các sản phẩm du lịch sông nƣớc.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Bắc Ninh không nhiều do đặc điểm tự nhiên của tỉnh là địa hình đơn điệu, không có biển, không có rừng. Các điều kiện tự nhiên ở đây có giá trị gắn kết với các giá trị văn hóa để tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với du khách, ít có khả năng khai thác một cách độc lập để hình thành nên các sản phẩm du lịch riêng.

Ngoài tài nguyên du lịch sông nƣớc dựa vào hệ thống sông ngòi đã đề cập ở trên, trên địa bàn tỉnh có cụm đồi thấp thuộc huyện Gia Bình có điều kiện thuận lợi để đầu tƣ khu vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng mang đặc trƣng của nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có giá trị nhất về

mặt văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch phải kể đến di sản văn hóa phi vật thể của thế giới “Dân ca quan họ Bắc Ninh” và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà tiêu biểu là các đình, chùa.

a) Di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam; nguồn gốc ở vùng văn hóa Bắc Ninh. Loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã đƣợc ký âm. Các bài quan họ đƣợc giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã đƣợc khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn đƣợc lƣu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 02 tháng 10 năm 2009), Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đƣợc công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

(Nguồn: Sở Văn hỏa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh)

b) Di tích lịch sử văn hóa

Trên toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, có 428 điểm di tích lịch sử văn hoá đã đƣợc xếp hạng (gồm 191 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận di tích cấp địa phƣơng).

Bảng 2.1: Phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/ 12/ 2013

TT Huyện, thị xã, thành phố Diện tích (km2) Số được công nhận Cấp di tích, mật độ Quốc gia Mật độ (di tích/km2) Địa phươn g Mật độ (di tích/km) 1 TP Bắc Ninh 82,6 76 41 0,50 35 0,42 2 Từ Sơn 61,3 78 42 0,68 36 0,58 3 Tiên Du 95,7 52 23 0,24 29 0,30 4 Yên Phong 96,9 62 32 0,33 30 0,30 5 Quế Võ 154,8 28 9 0,06 19 0,12 6 Gia Bình 107,8 43 10 0,09 33 0,30 7 Lƣơng Tài 105,7 36 10 0,09 26 0,24 8 Thuận Thành 117,9 53 24 0,20 29 0,25 Toàn tỉnh 822,71 428 191 0,23 237 0,29

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Trong tổng số 428 di tích đƣợc xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại hình chiếm số lƣợng đại đa số.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh có thể rút gọn và khái quát hóa ở bảy “Tổ” của Việt Nam: Chùa Tổ - Nam Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ - Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sƣ - Tổ thủ khoa Đại Việt - Tổ quân khí.

c) Lễ hội truyền thống tiêu biểu

Lễ hội truyền thống là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó có 10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hƣởng lớn đến ngành du lịch.

Nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó phần lớn là

các đình, đền, là nơi thờ các vị danh nhân tiền bối có công với đất nƣớc, với địa phƣơng, các vị trạng nguyên khoa bảng đã làm rạng danh quê hƣơng, đất nƣớc, tạo dựng truyền thống học tập cho quê hƣơng ngày nay. Các lễ hội tổ chức tại các đền, đình này hàng năm cũng là dịp để tƣởng nhớ và tôn vinh các vị danh nhân này. Các đối tƣợng này nếu khai thác tốt sẽ trở thanh những sản phẩm du lịch giáo dục lịch sử và truyền thống hấp dẫn và có hiệu quả cao.

d) Các làng nghề thủ công truyền thống

Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau nhƣ làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn, đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài... Các nghề này không những làm giàu cho ngƣời dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những ngƣời “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là ngƣời ta hình dung ra những ngƣời con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.

Nhiều nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay đã mai một do ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, một số nghề còn tồn tại nhƣng qui mô nhỏ, chỉ góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Làng nghề thủ công truyền thống là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhƣng không phải làng nghề nào cũng có thể tổ chức đƣa khách đến. Nhiều nghề nếu đƣợc gìn giữ, khôi phục sẽ góp phần phát triển kinh tế của cả làng, xã và một số nghề còn có khả năng khai thác để phục vụ nhu cầu hiểu biết, tham quan của khách du lịch nhƣ nghề khảm trai, sơn mài, làm tranh, mây tre đan, dệt, gỗ mỹ nghệ, đồ đồng mỹ nghệ.

Trên thực tế, những nghề có thể khai thác phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không còn làng nghề mà chỉ còn một đến vài gia đình giữ đƣợc nghề. Vì vậy, rất khó khăn để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ khách. Hiện nay, một số gia đình còn giữ đƣợc nghề truyền thống nhƣ nghề làm tranh ở Đông Hồ, nghề làm gốm ở Phù Lãng, mặc dù qui mô nhỏ nhƣng do tính

chất độc đáo của nghề và sản phẩm nên vẫn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu đối với khách du lịch. Nếu các nghề này đƣợc khôi phục thành làng nhƣ khởi thủy thì giá trị đối với du lịch sẽ rất lớn. Công nghệ in tranh bằng bản khắc gỗ nhƣ tranh Đông Hồ chỉ còn một loại tranh Hàng Trống – Hà Nội nhƣng mẫu mã và phƣơng thức, nguyên liệu khác biệt nên về cơ bản, làng tranh Đông Hồ không có sự trùng lặp về sản phẩm. Nghề làm gốm ở Phù Lãng có khó khăn hơn do có nét tƣơng đồng về sản phẩm với làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Đông Triều ở Quảng Ninh, thêm vào đó, 3 làng gốm này đều nằm trên hoặc gần trục đƣờng quan trọng đón khách du lịch nên có sự cạnh tranh trong khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu có định hƣớng rõ ràng để phát huy những nét độc đáo, khác biệt của sản phẩm gốm thì sẽ tiếp tục khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực du lịch và mang lại hiệu quả cao cho ngƣời làm nghề.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trƣng văn hóa tiêu biểu là: quê hƣơng của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển.

2.1.3. Dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật và sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh

2.1.3.1. Dân số và lao động

Theo niên giám thống kê Bắc Ninh 2010, dân số toàn tỉnh là 1.038.229 ngƣời chiếm 1,22% dân số toàn quốc. So với năm 2005, dân số toàn tỉnh đã tăng 47.138 ngƣời, tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,93%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhƣ tăng cƣờng nguồn lao động, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của Bắc Ninh phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều trung tâm thị trấn, thị tứ đƣợc thành lập trở thành các trung tâm phát triển mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội cho tỉnh, quốc phòng an ninh ngày càng đƣợc củng cố.

Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.262 ngƣời/km2, cao hơn gấp 4,8 lần so với toàn quốc (mật độ dân số toàn quốc là 259 ngƣời/km2) nhƣng lại phân bố

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)