Về nhân thân người phạm tội

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 31 - 33)

1.3. Đặc điểm tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của ngƣời nƣớc

1.3.4. Về nhân thân người phạm tội

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng cho việc đề ra giải pháp phịng ngừa hiệu quả tình hình tội phạm, tình hình tội phạm TCTS nói chung và tình hình tội phạm TCTS của người nước ngồi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Bởi vì, dưới góc độ tội phạm học, nhân thân là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, những đặc tính quan trọng thể hiện bản chất của con người phạm tội, các đặc điểm ấy kết hợp với các điều kiện và yếu tố đã ảnh hưởng đến cách xử sự chống đối xã hội của người đó(22). Từ giác độ đối tượng nghiên cứu được đề cập trong đề tài này, tác giả nhận thấy những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

Thứ nhất, về nghề nghiệp, đa số người phạm tội TCTS của người nước

ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là người có việc làm; trong đó, cơng nhân của chính các KCN, khu chế xuất chiếm 38.63%; bảo vệ cho các công ty chiếm 23.96%; người làm nghề tự do (mua bán phế liệu) chiếm 28.11% và người khơng có nghề nghiệp chỉ có 9.3%.

Con số thống kê nêu trên (Bảng 7 phần Phụ lục) rất phù hợp với địa bàn phạm tội đã được phân tích trong mục 1.3.1 và phù hợp với đặc điểm pháp lý của tội TCTS có mục đích chiếm đoạt. Đa số người phạm tội TCTS của người nước ngồi là người có việc làm và thơng thường là công nhân, bảo vệ của các cơng ty, doanh nghiệp. Trong q trình làm việc, phát hiện cơng ty, doanh nghiệp có những sơ hở, thiếu sót trong quản lý tài sản, những người công nhân, bảo vệ đã nảy sinh ý định chiếm đoạt và thực hiện hành vi phạm tội. Những người không phải là nhân viên của các cơng ty, xí nghiệp khơng thể phát hiện ra những sơ hở nêu trên và ít có điều kiện phạm tội. Do đó,

(21) Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa (2010), Bản án hình sự sơ thẩm số 29/2010/HS-ST ngày 15/3/2010.

(22)

những người khơng có nghề nghiệp phạm tội TCTS của người nước ngồi thơng thường trong các vụ án đồng phạm, họ tham gia thực hiện tội phạm vì bị những người lao động trong cơng ty, xí nghiệp rủ rê, lơi kéo. Một số người làm nghề tự do như mua phế liệu tham gia vào các vụ trộm cắp thơng thường với vai trị là người đồng phạm thực hiện khâu tiêu thụ tài sản sau khi tài sản đã bị chiếm đoạt.

Thứ hai, về độ tuổi của người phạm tội, (Bảng 8 phần Phụ lục) cho

thấy rằng, độ tuổi phạm tội TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có cả lứa tuổi chưa thành niên và đã thành niên, trung nhiên. Trong đó, độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất 86.53%); độ tuổi chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) chiếm tỷ lệ 6.53%; độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ 6.15% và độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 45 tuổi chiếm 0.79%. Độ tuổi của người phạm tội TCTS nêu trên phản ánh đúng tình trạng nghề nghiệp của người phạm tội và phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành về tuổi của người lao động trong các công ty, doanh nghiệp là từ đủ 18 tuổi trở lên(23). Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng vào các vị trí cơng nhân, bảo vệ. Vì là cơng nhân, bảo vệ họ mới có điều kiện để phạm tội TCTS trong nội bộ của công ty, doanh nghiệp.

Thứ ba, về giới tính, phần lớn người phạm tội TCTS của các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là nam giới chiếm 97.22%, nữ giới chỉ chiếm 2.77%. Thực trạng trên cho thấy rằng, nam giới mới có thể có sức khỏe, độ nhanh nhẹn cần thiết để chiếm đoạt tài sản có khối lượng nặng (dây đồng, sắt, thiết bị máy móc) và vận chuyển qua hàng rào của cơng ty, doanh nghiệp thường có chiều cao trên 02 mét. Một số vụ phạm tội TCTS do nữ giới thực hiện chủ yếu là tài sản nhỏ gọn, dễ cất giấu để tránh sự phát hiện của bảo vệ công ty, doanh nghiệp. Chẳng hạn vụ TCTS xảy ra tại Công ty TNHH Yuoyi Việt Nam xảy ra năm 2007, 2008, bị cáo Dương Thị Mai lợi dụng là nhân viên kế toán kho nguyên liệu, khi hết giờ làm việc đã bỏ 01 bịch bù

(23)

loong bằng kim loại đồng vào trong hộp giấy rồi bỏ vào túi xách cá nhân khi mang ra đến cổng thì bị bảo vệ phát hiện(24)

.

Thứ tư, về trình độ học vấn, người phạm tội TCTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đa dạng về trình độ văn hóa. Trong số 505 người bị kết án có 33 người (chiếm 6.53%) khơng biết chữ, 101 người (chiếm 20%) học đến tiểu học, 183 người (chiếm 36.23%) học đến trung học cơ sở và 188 người (chiếm 37.22%) học đến trung học phổ thông (Bảng 9 phần Phụ lục). Điểm đáng chú ý là khơng có ai học đến đại học bị kết án về tội TCTS của người nước ngoài. Con số thống kê nêu trên chứng tỏ rằng đa số người phạm tội TCTS của người nước ngoài là người có trình độ hạn chế, là người lao động phổ thông (công nhân, bảo vệ) thu nhập từ công việc chủ yếu đủ trang trải cuộc sống của bản thân. Hơn nữa, phần lớn là người ở địa phương các tỉnh phía Bắc hoặc các tỉnh miền Trung khơng có nơi cư trú ổn định, cuộc sống khó khăn đã dẫn đến việc thực hiện tội phạm.

Tóm lại, tình hình tội phạm TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như đã được phân tích cho thấy tồn diện các thơng số về chất và lượng của tình hình tội phạm của loại tội phạm này. Những đặc điểm về tình hình tội phạm đã được chỉ rõ sẽ là cơ sở khoa học cho việc tìm ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và tìm ra giải pháp khoa học cho cơng tác phịng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)