Nguyên nhân và điều kiện tổ chứ c quản lý xã hội

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38 - 96)

1.4.1 .Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội

1.4.3. Nguyên nhân và điều kiện tổ chứ c quản lý xã hội

Tình hình tội phạm TCTS của người nước ngồi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cịn tìm thấy ở ngun nhân và điều kiện tổ chức quản lý. Tổ chức quản lý cả ở tầm vĩ mô, quản lý nhà nước ở địa phương và quản lý của các công ty, doanh nghiệp. Khảo sát vành đai các KCN, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả nhận thấy rằng, các KCN, khu chế xuất đều có vành đai riêng, tách bạch với khu dân cư, đều có các bộ phận quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ cách thức tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản của các công ty, doanh nghiệp nhận thấy có nhiều sơ hở, mất cảnh giác. Chẳng hạn, hàng rào ngăn cách giữa công ty với khu dân cư cịn sơ sài, người phạm tội có thể dễ dàng đột nhập vào công ty hoặc tẩu tán tài sản ra bên ngoài. Sổ bàn giao ca

trực giữa ca của bảo vệ hoặc bàn giao ca làm việc mới chỉ chú trọng ở khâu ra vào cổng mà trong dây chuyền sản xuất chưa được chú trọng dẫn đến người phạm tội trà trộn trong số công nhân của ca tiếp theo để chiếm đoạt tài sản mà không bị phát hiện. Chẳng hạn bị cáo Đinh Quốc Tính sau một thời gian phát hiện ra sơ hở trong giao ca đã tiếp tục ở lại trong dây chuyền sản xuất và chiếm đoạt bi kẽm của Công ty Knape & Vogt. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Tính đã điện thoại cho bạn là Dương Như Ý đến hàng rào của cơng ty, Tính ném các bịch đựng bi cho Ý sau đó Ý đang mang đi tiêu thụ(30).

Ở tầm vĩ mô, là công tác quản lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn nhiều sơ hở, hạn chế nhất là với số công nhân lao động trong các KCN, số đối tượng làm nghề tự do, những người khơng có việc làm ổn định. Cơng tác quản lý nhân khẩu, hội khẩu, người đến địa phương còn bị bng lỏng. Qua rà sốt có đến 60% chủ nhà trọ khơng đăng ký tạm trú cho cơng nhân(31). Vì vậy, các cơ quan chức năng như công an phường, xã, cảnh sát khu vực không nắm chắc được số người cư trú trên địa bàn mình phụ trách. Mặt khác, công nhân trong các KCN làm ca 24 giờ nên cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong cơng tác kiểm tra. Nhiều trường hợp khi cơ quan điều tra xác minh, truy tìm người phạm tội, truy thu tài sản bị chiếm đoạt gặp rất nhiều khó khăn do khơng xác định được nơi cư trú của họ. Cơng tác quản lý cịn nhiều hạn chế như trên nên bản thân người phạm tội có tâm lý là nếu có thực hiện tội phạm thì khó có thể bị xử lý. Và trong những trường hợp nhất định, nếu người phạm tội khơng phải là người địa phương, họ có thể bỏ trốn về gia đình ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung làm cho công tác đấu tranh xử lý càng trở nên khó khăn, tốn kém và phức tạp hơn.

Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện tổ chức quản lý, tác giả còn nhận thấy công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho công nhân các KCN cịn rất nhiều khó khăn, hạn chế. Do cơng nhân làm theo ca, nhiều người làm nghề tự do không theo giờ giấc cố định hoặc nhiều thanh niên khơng có việc làm thường tụ tập tại các tụ điểm, thường xun khơng có mặt ở nơi cư trú…

(30) Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa (2008), Bản án hình sự sơ thẩm số 313/2008 ngày 18/6/2008.

(31)

nên khó có thể tập hợp được đơng đảo công nhân, đối tượng cần phổ biến để tổ chức những buổi giáo dục kiến thức pháp luật cho họ. Lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói riêng, cơng nhân nói chung chưa được tổ chức, họ có thể chỉ là cán bộ kiêm nhiệm như cán bộ đoàn, phụ nữ... Những người làm công tác phổ biến giáo dục ý thức pháp luật mà tác giả nhận thấy cịn có thể là những người trực tiếp đại diện cho các công ty, doanh nghiệp kí kết hợp đồng với người lao động. Thông qua bản hợp đồng, người lao động biết được quyền và nghĩa vụ của họ, những việc được làm, không được làm; cách thức chấm dứt hợp đồng lao động… mà chưa có điều khoản nào nói về hậu quả pháp lý nếu người lao động thực hiện tội phạm. Vì bản hợp đồng lao động có nội dung này là khơng phù hợp và việc xác định tội phạm không thuộc chức năng, quyền hạn của các chủ sử dụng lao động mà thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.

Dưới góc độ tội phạm học, tác giả cho rằng nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là một xâu chuỗi của các nguyên nhân cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ, tác động qua lại. Đồng thời, trong những vụ án nhất định, có thể xác định đâu là ngun nhân chính. Đối với cơng tác phịng ngừa tình hình tội phạm cần có sự nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thấu đáo để có giải pháp phù hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 của đề tài này, tác giả đã dựa vào dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và lý luận về phòng ngừa tội phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm để làm rõ các thông số về tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm thông số về thực trạng và thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm. Những thơng số này được phân tích dựa trên số liệu, tình hình thực tế. Qua đó, cho phép nhìn nhận cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, những thông số này cũng phù hợp với đặc điểm địa bàn, thời điểm, phương thức thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội và những

đặc điểm về KTXH của tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của chương 1 còn được thể hiện ở nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tác giả nhận thức được rằng việc chỉ ra chính xác những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một các hiệu quả sẽ được đề cập ở chương 3 của đề tài này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Trong những năm qua, hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn luôn được coi trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền và đặc biệt là các cơ quan chuyên trách thường xuyên đề ra những giải pháp thiết thực cho công tác phịng ngừa tội phạm nói chung trong đó có việc phòng ngừa tội phạm TCTS của người nước ngồi.

2.1. Hoạt động phịng ngừa tội phạm trộm cắp tải sản của ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Hoạt động phòng ngừa của các cơ quan chuyên trách a. Hoạt động của cơ quan Công an

Cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung, phịng ngừa tội phạm TCTS của người nước ngồi là một trong những mặt cơng tác quan trọng của Công an tỉnh Đồng Nai. Từ khi có Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về “Tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Cơng an tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều mặt công tác để làm tốt cơng tác giữ vững ổn định tình hình ANTT trên địa bàn tồn tỉnh, tạo mơi trường thuận lợi góp phần cho sự phát triển KTXH và bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân. Có thể khái qt như sau:

Một là, cơng tác tham mưu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Ngay khi Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ được Bộ Công an triển khai trên tồn quốc, Cơng an tỉnh Đồng Nai đã tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và Giám đốc Công an tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực. Năm 2000, Cơng an tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng 4 đề án, trong đó Cơng an tỉnh chủ trì Đề án đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm

và tội phạm có tính quốc tế (Đề án 3). Việc xây dựng Đề án 3 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc huy động sức mạnh của các lực lượng, phương tiện để đấu tranh, phịng ngừa có hiệu quả đối với các loại tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Vì thế, Đề án 3 cũng là cơ sở pháp lý cho cơng tác phịng ngừa tội phạm TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trên cơ sở Đề án 3 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 85/2005/KH- BCA(C11) ngày 04/10/2005 của Bộ Công an về việc thực hiện đề án “Đấu tranh phịng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế và Kế hoạch số 143/KH-BCA(C41) ngày 17/8/2010 của Bộ Công an “Đấu tranh với tội phạm có tổ chức gây án nghiêm trọng, tội phạm có yếu tố nước ngồi”, Cơng an tỉnh đã giao cho Phịng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chức năng và công an các địa phương tổ chức thực hiện. Từ năm 2000 đến nay, hàng năm Ban Chủ nhiệm Đề án 3 đều họp để sơ kết, tổng kết các mặt công tác đã thực hiện được và đề ra phương hướng cho năm tiếp theo; Ban Chủ nhiệm Đề án 3 còn tổng kết giai đoạn 5 năm để đề ra phương hướng cho giai đoạn 5 năm kế tiếp. Trong các báo cáo hàng năm và tổng kết giai đoạn 5 năm, cơng tác phịng ngừa tội phạm TCTS của người nước ngoài là nội dung quan trọng được đề cập(32)

.

Hai là, công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Công an tỉnh và công an các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức để phổ biến, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong toàn tỉnh cũng như địa bàn các KCN. Các cơ quan, tổ chức phối hợp gồm có Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đài phát thanh, truyền hình các cấp… Cơ chế phối hợp được thể hiện qua các văn bản liên tịch giữa lãnh đạo cơ quan Công an các cấp và lãnh đạo các cơ quan chức năng. Nội dung phối

(32) Công an tỉnh Đồng Nai, Ban Chủ nhiệm Đề án 3, Báo cáo triển khai và thực hiện Đề án 3 các năm từ

hợp là cơ quan Công an phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Các cơ quan, tổ chức chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật cho thành viên của mình. Chẳng hạn, Ban Chủ nhiệm Đề án 3 đã phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Đồng Nai xây dựng mục câu chuyện cảnh giác về lĩnh vực ANTT. Mỗi tuần một câu chuyện được phát nhiều lần trong ngày để nội dung cần tuyên truyền đến với nhiều loại đối tượng khác nhau… Ban Chủ nhiệm Đề án 3 đã phối hợp với các công ty vệ sỹ trên địa bàn tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo nghiệp vụ bảo vệ cho các vệ sỹ để họ làm tốt công tác bảo vệ tài sản cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đặc biệt, Cơng an tỉnh đã chỉ đạo Công an các KCN phối hợp với Cơng đồn của các cơng ty, xí nghiệp tun truyền, giáo dục pháp luật cho lực lượng công nhân các KCN, khu chế xuất tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và tôn trọng quyền tài sản của chủ sở hữu là các cá nhân người nước ngoài.

Ba là, biện pháp cơng tác nghiệp vụ phịng ngừa tội phạm TCTS của người nước ngồi.

Cơng an tỉnh với vai trị chủ trì Đề án 3 đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với những hành vi TCTS của người nước ngồi. Cụ thể đã tiến hành các mặt cơng tác sau:

Thứ nhất, tổ chức tuần tra sau 18 giờ đến 6 giờ sáng trên các tuyến

giao thông, các KCN, khu chế xuất để kịp thời phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong đó có hành vi TCTS của người nước ngoài. Các hoạt động tuần tra được đặc biệt chú trọng là sau 23 giờ đến trước 6 giờ sáng vì thời điểm này, các đối tượng thường lợi dụng lúc khuya vắng, ít người qua lại, bảo vệ, nhân viên của các công ty, doanh nghiệp đã ngủ hoặc mất cảnh giác để đột nhập TCTS.

Thứ hai, Công an tỉnh thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công,

trấn áp tội phạm trong các KCN, khu chế xuất theo chuyên đề như chuyên đề chống cướp tài sản trên các tuyến giao thông, KCN; chuyên đề chống trộm

cắp và tiêu thụ tài sản trong các KCN, khu chế xuất… Các đợt cao điểm thường được triển khai trong những dịp lễ, tết… là thời điểm mà tội phạm TCTS xảy ra thường xuyên (vấn đề này đã được tác giả đề cập tại mục 1.3.2 thuộc chương 1).

Thứ ba, các phịng nghiệp vụ thuộc Cơng an tỉnh, đặc biệt là Phòng

Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) đã phối hợp và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội Cảnh sát Điều tội phạm về trật tự xã hội, đồn Công an KCN của công an các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thường xuyên tổ chức công tác điều tra cơ bản địa bàn, nắm tình hình, lênh danh sách những đối tượng hình sự trọng điểm, đối tượng nghi vấn TCTS của người nước ngồi. Khi có đủ căn cứ, Phịng PC45 hoặc đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an cấp huyện lập chuyên án đấu tranh với những băng nhóm tội phạm chuyên thực hiện hành vi TCTS của người nước ngoài(33). Sau khi phá án, kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra đã hoàn tất hồ sơ chuyển cho Viện kiểm sát và Tòa án đưa ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư, Ban Chủ nhiệm Đề án 3 đã phối hợp với Phòng Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (PV28) và phối hợp với công an các huyện, xã thường xuyên mở các đợt tuyên truyền toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các KCN, khu chế xuất, khu dân cư có nhiều cơng nhân, người lao động trong các KCN, khu chế xuất sinh sống. Tiến hành kiểm điểm trước tổ dân phố, khu dân cư hoặc xử phạt hành chính những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật như TCTS, gây rối ANTT…

b. Hoạt động của Viện kiểm sát

Là cơ quan có chức năng “thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”(34), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có vai trị quan trọng trong cơng tác phòng ngừa tội phạm. Nghiên cứu các văn bản tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở Đồng Nai (sau đây gọi là

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)