Nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35 - 38)

1.4.1 .Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội

1.4.2. Nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội

Nguyên nhân và điều kiện tâm lý xã hội dẫn đến việc phát sinh tội phạm TCTS trong phạm vi đề tài này được hiểu là tâm lý tiêu cực của cá nhân người phạm tội trong các quan hệ xã hội làm nảy sinh tội phạm và tâm lý tiêu cực trong phòng ngừa tội phạm của người dân trong xã hội.

a. Về phía người phạm tội

Tội phạm là một sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Nghĩa là hành vi phạm tội được biểu hiện ra bên ngoài, hậu quả của tội phạm… có mối quan hệ thống nhất với những nguyên nhân tâm lý bên trong của người phạm tội. Đối với tội phạm cố ý như tội TCTS nói chung và tội TCTS của người nước ngoài được đề cập trong đề tài này thì người phạm tội bao giờ cũng có q trình hình thành động cơ, định ra mục đích và thực hiện hành vi chiếm đoạt để đạt được mục đích đó. Ở những con người khác nhau thì cách thức để đạt được mục đích là khác nhau. Có người đạt được mục đích của mình bằng

hành vi hợp pháp, có người đạt được mục đích bằng hành vi bất hợp pháp trong đó có hành vi phạm tội. Nghiên cứu các biên bản hỏi cung và trao đổi với một số điều tra viên của cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc công an các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Nai, các bị can phạm tội trong các vụ án TCTS của người nước ngoài, tác giả nhận thấy rằng những người bị xét xử về tội TCTS đều có những điểm chung sau đây dưới góc độ tâm lý xã hội:

Một là, do nhu cầu cá nhân về một lợi ích vật chất để giải quyết khó

khăn hoặc ham muốn của bản thân nên đã có q trình đấu tranh động cơ để thỏa mãn nhu cầu. Việc tìm cách để thỏa mãn nhu cầu là tất yếu của mọi cá nhân trong xã hội nhưng cách thức thỏa mã nhu cầu hợp pháp hoặc bất hợp pháp sẽ được xã hội khuyến khích hay bị lên án. Đối với những người phạm tội TCTS trong tình huống cụ thể, họ nhận thức được cách thức thỏa mãn nhu cầu bằng cách chiếm đoạt tài sản là sai nhưng ý chí đã khơng thể thắng được nhu cầu ham muốn đã dẫn đến thực hiện tội phạm. Ở một khía cạnh khác, ý thức pháp luật của người phạm tội là kém, coi thường pháp luật. Những người là công nhân, bảo vệ của các công ty, doanh nghiệp trước khi được tuyển dụng đều được các công ty, doanh nghiệp tư vấn, trang bị cho những kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện được các công việc cụ thể, bản thân họ ý thức rõ trách nhiệm là phải tôn trọng và bảo vệ tài sản của công ty, doanh nghiệp nhưng trong những tình huống cụ thể, chính những người này lại chiếm đoạt tài sản mà bản thân họ cũng có một phần trách nhiệm bảo quản, giữ gìn.

Hai là, nhận thức về cái tơi cá nhân và giá trị bản thân của người phạm

tội chưa thấu đáo. Khi được hỏi “Trước khi thực hiện tội phạm, bị cáo có ý thức được nếu bị phát hiện sẽ bị buộc thơi việc, bị pháp luật trừng trị, gia đình bị cáo sẽ khơng có điều kiện để thăm ni bị cáo nếu bị phạt tù?”(28). Trước câu hỏi trên của thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bị cáo Lê Văn Hịa (q qn thơn Quán Xá, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội) trả lời “bị cáo nhận thức được”. Câu hỏi và câu trả lời trên cho phép suy luận ý thức về giá trị, các quyền của bản thân người phạm tội so với giá trị của tài

(28) Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai (2007), Bản án số 192/2007/HSPT, Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày

sản mà họ muốn chiếm đoạt là chưa thấu đáo. Bởi vì giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt được trong vụ án này chỉ là 4.830.000 đồng. Hậu quả mà bị cáo phải gánh chịu hình phạt là 15 tháng tù.

Ba là, những điều kiện cần thiết để bản thân người phạm tội nhận thức

được giá trị cái tôi của bản thân để vượt qua cám dỗ vật chất còn thiếu. Bảng 7 (phần Phụ lục) thống kê về trình độ học vấn của người phạm tội TCTS của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có thể lý giải một phần cho hai lý do nêu trên. Đa số người phạm tội chưa học hết phổ thông trung học, họ thường bỏ học do nhiều ngun nhân. Với những người có trình độ học vấn thấp thì khả năng nhận thức về hậu quả của việc thực hiện tội phạm so với nhu cầu để đạt được lợi ích trước mắt với giá trị không lớn cũng là điều logic. Tuy nhiên cũng phải thấy, nhiều người có trình độ học vấn cao, có vị trí trong xã hội vẫn có thể phạm tội chiếm đoạt tài sản nhưng thông thường là giá trị lớn, họ lợi dụng vị trí cơng tác hoặc thủ đoạn tinh vi khác để chiếm đoạt. Còn các vụ án TCTS được đề cập trong đề tài này có những vụ giá trị tài sản vừa đủ theo định lượng của Bộ luật Hình sự nhưng bản thân người phạm tội đã bỏ lỡ nhưng cơ hội quan trọng mà họ được hưởng và kéo theo gia đình họ đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn về mọi mặt.

b. Về phía tâm lý xã hội cộng đồng nơi người phạm tội cư trú

Do sự gia tăng dân số về mặt cơ học quá nhanh dẫn đến công tác chăm lo đời sống văn hóa - tinh thần cho người lao động của các địa phương thuộc tỉnh Đồng Nai là không đáp ứng kịp. Các khu nhà trọ mọc lên san sát, bình quân một người chỉ được 01 đến 02m2. Nhiều công nhân chỉ biết đến cơng ty, phịng trọ và những ngày cuối tuần hoặc những lúc được nghỉ ngơi vì xa gia đình nên chỉ biết tìm đến rượu, đánh bài hoặc những thú tiêu khiển không lành mạnh dẫn đến nợ nần và bước vào con đường phạm tội. Một người phạm tội có thể lơi kéo theo nhiều người cùng phạm tội nếu họ là bạn bè, người thân của nhau(29). Lý giải nguyên nhân tâm lý xã hội từ biểu hiện này có thể gọi đó là mơi trường sống của gia đình, xã hội hay nói cách khác tâm lý cộng đồng

(29)

trong những phạm vi nhất định đã đưa đến con đường phạm tội của nhiều người. Nguyên nhân này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong các giáo trình tội phạm học hiện nay. Tục ngữ Việt Nam cũng chỉ ra “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những người sống trong môi trường lành mạnh, được thừa hưởng môi trường giáo dục kỷ cương, trách nhiệm thì ít phạm tội. Ngược lại, sống trong mơi trường khơng lành mạnh, có nhiều thành viên trong gia đình hoặc bạn bè (thân thiết) lơi kéo vào lối sống chạy theo lợi ích vật chất, kiếm tiền bằng mọi cách thì dễ sa ngã vào con đường phạm tội.

Một điểm đáng chú ý nữa là tâm lý thờ ơ trước hành vi phạm tội TCTS của một bộ phận không nhỏ người dân cũng là nguyên nhân làm nảy sinh hoặc gia tăng tình trạng phạm tội TCTS của người nước ngồi. Trao đổi với một số điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án khi đi thu hồi tài sản do hành vi TCTS của người nước ngoài cho thấy nhiều người dân cùng cư trú với người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội nhưng khơng có can ngăn kịp thời. Một số người có ý thức cho rằng tài sản bị chiếm đoạt là của nước ngồi, khơng phải là của Việt Nam nên không cần ngăn cản. Một số người mua phế liệu nhận thức rõ tài sản mà mình tiêu thụ là do phạm tội của các công ty, doanh nghiệp nước ngồi nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên vẫn tiêu thụ. Vơ hình chung hành vi tiêu thụ tài sản trong những trường hợp nhất định có tác dụng khuyến khích cho hành vi trộm cắp tiếp tục xảy ra.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)