Các biện pháp phòng ngừa cụ thể

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 75 - 87)

3.2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lợ

3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa cụ thể

3.2.2.1. Tăng cường quản lý đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao

Tội phạm và vi phạm pháp luật là hai hiện tượng xã hội tiêu cực cùng tồn tại, song song nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tội phạm có thể bắt nguồn từ vi phạm pháp luật, có người phạm tội mà việc phạm tội của họ chỉ là sự phát triển tiếp theo của vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỷ luật đã thực hiện trước. Vì vậy tăng cường quản lý các đối tượng nguy cơ phạm tội cao là góp phần thiết thực vào việc hạn chế phát sinh, phát triển tội phạm. Qua nghiên cứu tội LDQTD-DC ở Long An, đều thấy rõ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thủ lĩnh, đầu đơn hoặc người tham gia tích cực khiếu kiện, tố cáo đều tham gia thành lập hội, nhóm khơng hợp pháp của từng tỉnh hoặc liên kết các tỉnh là những người hoạt động rất tích cực, manh động, q khích vì đã bị chính quyền xử lý về các hành vi phạm pháp luật như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, tụ tập đơng người khơng hợp pháp. Nhóm nguy cơ phạm tội cao thứ hai là những đối tượng trước đây đã xét xử về tội LDQTD-DC có án tù đã thi hành án xong trở về quê hương sinh sống thường trong họ có tư tưởng bất mãn, hối tiếc các quyền lợi đã bị mất và dễ bị tác động lơi cuốn. Bên cạnh đó, có một số đối tượng tham gia khiếu kiện, tố cáo nhưng họ là những người có tư tưởng bất mãn, khơng tin vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo của chính quyền. Vì vậy, những

người này hay hoạt động có hành vi liên lạc, mốc nối với các cá nhân cơ hội chính trị ở trong nước và các tổ chức, cá nhân xấu ở nước ngồi nhằm mong có những lực lượng bên ngồi tác động vào gây áp lực với nhà nước sẽ giải quyết các yêu cầu mà họ muốn đạt được. Để tăng cường quản lý các đối tượng nguy cơ phạm tội cao đòi hỏi các cơ quan nhà nước phối hợp với các ngành, đoàn thể vận dụng linh hoạt sáng tạo các văn bản pháp luật, tổ chức đoàn viên, hội viên, thường xuyên đi cơ sở và lực lượng công an vận dụng các biện pháp nghiệp vụ sát hợp tập trung thực hiện các mặt hoạt động sau đây:

-Thứ nhất: khi các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thủ lĩnh, đầu đơn hay những người bất mãn hoạt động khiếu kiện, tố cáo mà vi phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính ở trong tỉnh hay ngồi tỉnh đều có gởi các quyết định về nơi địa phương đối tượng đang cư trú. Do đó, UBND xã và các đồn thể phải thực hiện tốt Nghị định số 163/CP của Chính phủ về giáo dục những người lầm lỗi tại xã phường, thị trấn. Trước hết, cơ quan liên quan lập danh sách đầy đủ các đối tượng vi phạm và lập biên bản bàn giao cho các đoàn thể phân cơng cho từng đồn viên, hội viên nhận trách nhiệm giáo dục đối với từng đối tượng vi phạm phù hợp theo từng giới, gần nhà ở và có điều kiện đi lại thường xuyên, tiếp xúc để trực tiếp đến gặp đối tượng tìm hiểu hồn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm mà có những động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần ổn định cuộc sống. Đối với những đối tượng áp dụng Nghị định 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hàng tháng ban, ngành, đồn thể họp nhận xét sự tiến bộ của đối tượng nếu đủ thời gian qui định mà tiến bộ thì được ra quyết định cơng nhận tiến bộ cịn nếu trong thời gian này mà còn tái phạm thì đưa vào cơ sở giáo dục hay xử lý bằng hình thức khác. Điều lưu ý, các đối tượng vi phạm thường là phụ nữ chiếm đa số, do đó Hội phụ nữ có kế hoạch biện pháp thích hợp để cảm hóa giáo dục để họ trở thành người tốt. Đồng thời, không được phân biệt đối xử với những người mới vừa thi hành án xong để trở về nhà mà phải phân công cán bộ ban, ngành, đoàn thể tiếp cận gần gũi tạo điều

kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng, giải quyết công ăn, việc làm tránh để họ tự ti, mặc cảm. Điều này sẽ làm hạn chế sự phát sinh tội phạm LDQTD-DC.

-Thứ hai: UBND các cấp phải tiến hành tiếp nhận, giải quyết khiếu nại tố cáo có các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức khâu tiếp dân và trả lời đơn thư khiếu nại tố cáo. Thông qua công tác này phát hiện các đối tượng đầu đơn, chủ mưu, thủ lĩnh, cầm đầu hoặc những đối tượng khiếu nại, những đối tượng bị xúi giục, kích động của các vụ đơng người, biểu tình. Trên cơ sở này, có sự thống kê đối tượng và phân công các lực lượng cơ quan ban, ngành, đoàn thể, mặt trận Tổ quốc, tham gia vào vận động cá biệt từng đối tượng nhằm giáo dục cho mọi người hiểu được pháp luật không nên thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến ANTT. Đồng thời phân tích những sai trái pháp luật của các đối tượng đầu đơn, chủ mưu, thủ lĩnh, cầm đầu để cho những người tham gia có nhận thức đúng đắn, đồng tình với giải quyết của cơ quan nhà nước và theo trình tự qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Khi khiếu kiện, biểu tình có đơng người tham gia ở các cơ quan Đảng, Nhà nước mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bộ phận bảo vệ cơ quan Đảng và nhà nước sử dụng các phương tiện máy ghi hình, ghi âm để ghi lại hình ảnh, âm thanh, tiếng nói của các đối tượng quá khích, manh động. Đây là cơ sở để các cơ quan chức năng dùng để gọi hỏi, răn đe đối tượng nếu đến mức vi phạm pháp luật thì xử lý theo qui định của pháp luật và đưa vào quản lý giáo dục nhằm hạn chế hoạt động phạm tội của các đối tượng này.

-Thứ ba: Cơ quan công an là cơ quan chuyên môn được sử dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ để đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phịng ngừa tội LDQTD-DC nói riêng. Do đó, việc quản lý đối với các đối tượng nguy cơ phạm tội cao là công việc thường xuyên, liên tục của lực lượng công an, công an sử dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra tạm trú, tạm vắng, tuần tra kiểm soát cho nên khi phát hiện các đối tượng có thành lập hội, nhóm trái phép cũng như các hoạt động chuẩn bị băng rôn, khẩu hiệu, cờ, tán phát các tài liệu, truyền đơn, liều bạt dự

định kéo đi khiếu kiện, biểu tình, nhằm tuyên truyền xuyên tạc, thổi phồng sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, cơng an sẽ phân loại đối tượng, nguyên nhân phát sinh vụ việc làm tham mưu cho ủy ban nhân dân các cấp giải quyết, đồng thời các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tiến hành mời làm việc, làm rõ động cơ mục đích và tồn bộ hành vi phạm. Từ đó, từng loại đối tượng có xử lý khác nhau phù hợp với qui định pháp luật.

-Thứ tư: Tăng cường quản lý các đối tượng nguy cơ phạm tội cao, công an các tỉnh, thành phố trong cả nước luôn trao đổi thông tin lẫn nhau về thông tin hoạt động của các đối tượng đi đến địa bàn tỉnh khác hoạt động nhất là những hoạt động vi phạm pháp luật, thông tin tham gia hội nhóm,tính chất mức độ của họ để phối hợp quản lý. Đồng thời, luôn thực hiện tốt cơ chế phối hợp, báo cáo cấp trên cho các lực lượng nghiệp vụ của Bộ công an về những đối tượng vận động, cầm đầu, đầu đơn, chủ mưu tổ chức tham gia khiếu kiện, biểu tình với số lượng lớn đông người tham gia diễn ra tại các cơ quan trụ sở của các cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ vào những thời điểm cả nước có nhiều sự kiện trọng đại lớn, các ngày lễ tết, đón các nguyên thủ quốc gia dự họp … Đồng thời, giữa Cơng an tỉnh cịn phối hợp với Bộ Công An trong việc vận động các đối tượng tham gia, khiếu kiện, biểu tình diễn ra lâu ngày ở các thành phố Hà Nội, TPHCM ra về có trật tự hoặc tạo điều kiện, phương tiện tổ chức đưa họ về các tỉnh. Trên cơ sở đó Cơng an tỉnh làm tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết cụ thể từng trường hợp theo đúng pháp luật.

3.2.2.2. Khắc phục các tình huống, hồn cảnh phạm tội

Đối với Long An người dân sống chủ yếu từ nơng nghiệp vì vậy trong q trình tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà nước cần chú ý xem xét thỏa đáng các hộ bị mất đất và khơng cịn đất để sản xuất mà nhu cầu của họ muốn tiếp tục làm nông nghiệp thì nhà nước nên xem quỹ đất đai ở địa phương có thể hốn đổi đất, đối với các gia đình chính sách cần phải có chế độ đền bù tạo điều

kiện sống bằng hoặc cao hơn lúc bị giải tỏa, còn những khiếu kiện, tố cáo đã được giải quyết nhiều lần theo đúng chủ trương chính sách, từng thời kỳ và căn cứ vào luật đất đai về nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng không đặt lại vấn đề xem xét trả lại đất do chính sách cải tạo nơng nghiệp của từng thời kỳ. UBND các cấp cần kiểm tra lại tất cả các tham mưu các cấp tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc kể cả các quyết định, bản án của Tịa án hành chính phải thi hành triệt để từ phía các cơ quan nhà nước có như vậy mới tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, tránh khiếu kiện thắc mắc, người nông dân yên tâm sản xuất trên mãnh đất vùng quê mà họ gắn bó lâu đời, quen với tập quán sinh hoạt không xáo trộn đời sống nông thôn. Riêng đối với những đối tượng chính sách thì cảm thấy được nhà nước có quan tâm, đãi ngộ, do có những đóng góp của mình trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc và họ tiếp tục tin tưởng vào Đảng, nhà nước tiếp tục động viên con cháu của mình cùng thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó, khắc phục được tình hình tội LDQTD-DC.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực thi phải cơng tâm, hết lịng, hết sức vì dân, khơng được vơ cảm trước khó khăn, nổi khổ của nhân dân, khơng tự tư, tự lợi, móc ngoặc, tham nhũng, hối lộ và nghiên cứu tổ chức thực hiện sát hợp với thực tế. Đồng thời, chú trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế phát sinh những khiếu nại tố cáo mới. Những vấn đề khiếu nại, tố cáo đông người dai dẳng, kéo dài phải xem xét lại từng trường hợp cụ thể có phân cấp thụ lý giải quyết theo luật định, khuynh hướng hướng dẫn người dân chuyển dần giải quyết thông qua tịa án hành chính các cấp nhằm làm giảm áp lực cho các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời các cơ quan tịa án cơng minh xét xử và việc khiếu kiện được giải quyết theo trình tự, rút ngắn được thời gian giải quyết, giảm gây bức xúc trong nhân dân, khắc phục được tình trạng các quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật nhưng các cơ quan Trung ương vẫn thành lập đoàn tiến hành kiểm tra thanh tra và cho những ý kiến giải quyết vụ việc. Do đó,

việc giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ nhanh, gọn hơn tạo niềm tin của nhân dân vì các quyết định bản án của Tịa án cơng minh, chính trực, đúng đắn và tự giác chấp hành.

Việc người khiếu nại, tố cáo có trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế mong muốn quyền lợi của mình được giải quyết cho nên họ cần phải tìm những người có cùng hồn cảnh, tâm tư nguyện vọng để hỏi thăm, bắt chước làm theo. Từ đó, giữa họ có liên quan với nhau ngày càng chặt chẽ, tạo thành nhóm cuối cùng có thể thành lập một hội bất hợp pháp. Cho nên, nhà nước cần phải phối hợp với các đồn thể tăng cường cơng tác tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo sâu rộng nhất là các đồn viên, hội viên phải gắn bó, tìm hiểu ngun nhân tâm tư nguyện vọng để có biện pháp sát hợp giải thích tun truyền cho những người khiếu nại tố cáo họ hiểu pháp luật hơn và hướng dẫn ra đến các cơ quan tư vấn pháp luật của tỉnh cũng như đoàn luật sư để họ thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo tránh được những kẻ xấu tác động, lôi kéo làm những việc vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quyền dân chủ như lập hội, hội họp, tự do ngôn luận…. để phát hiện kịp thời những hội nhóm hình thành trái pháp luật và xử lý kịp thời nghiêm minh, đồng thời hướng dẫn, phát triển những hội nhóm hợp pháp để cho những người dân có nhu cầu, nguyện vọng tham gia thì có những nơi đó để tập hợp lại với nhau. Điều này, làm cho tình trạng vi phạm pháp luật được hạn chế, TTATXH được đảm bảo, góp phần làm giảm tội phạm.

Qua nghiên cứu tình hình tội LDQTD-DC cho thấy sở dĩ người nông dân phạm tội là do những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ phản động ln luôn muốn lợi dụng trong việc khiếu nại, tố cáo để thực hiện những mưu đồ xấu, chống phá lại nhà nước Việt Nam. Chúng đã tìm mọi cách xun tạc, thổi phồng, bóp méo sự việc để cho những người khiếu kiện, tố cáo tin tưởng nghe theo nên có những hoạt động manh động, có những hành vi vi phạm pháp luật. Để hạn chế thấp nhất những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch cho nên nhà nước cần phải cơng khai hóa các thủ tục hành chính, các quy trình

giải quyết khiếu nại tố cáo cũng như kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, trực tiếp đối thoại với nhân dân. Đối với những vụ việc phức tạp khó khăn, trong giải quyết khiếu nại,tố cáo khơng để sai sót để kẻ địch có thể lợi dụng những sơ hở, thiếu sót để kích động, xun tạc. Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân nhưng đồng thời các cơ quan Trung ương cần tăng cường quản lý mạng internet, trang web, blog cá nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, khơng để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên, tạc xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân cũng như tổ chức cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là loại tội phạm mới xuất hiện ở tỉnh Long An những năm gần đây (từ khoảng năm 2004 đến nay), hành vi phạm tội khơng chỉ ảnh hưởng đến trật tự an tồn xã hội mà còn nguy cơ xâm phạm an ninh quốc gia. Bởi vì, các đối tượng khiếu kiện cực đoan quá khích đã, đang và sẽ cịn tiếp tục bị các lực cơ hội chính trị, các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để tiến hành xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cơng dân mà cịn có khả năng xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy hoạt động phòng ngừa tội này thời gian qua đạt được một số kết quả tốt như phát hiện, xử lý, kịp thời tội phạm nhưng trong thời gian tới tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ, đối tượng, lĩnh vực khác nhau trong thời kinh tế nước ta

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)