Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện quy chế pháp lý của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 77)

của thành viên HĐQT độc lập trong NHTMCP ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong cách tiếp cận với vấn đề QTCT. Tuy nhiên, QTCT vẫn là một phạm trù còn tương đối mới đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý. Do vậy, nhận thức về QTCT cịn nhiều hạn chế, đồng thời, khơng loại trừ yếu tố cố tình hiểu sai bản chất và ý nghĩa của QTCT, các quy chế QTCT được các doanh nghiệp xây dựng hiện nay thường mang tính hình thức, chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của những nguyên tắc QTCT theo thông lệ quản trị tốt nhất và chưa đáp ứng được nguyện vọng của các cổ đông cũng như các bên liên quan.

Đối với h ệ thống các NHTMCP Việt Nam, được coi là một khu vực tiếp cận thông lệ quốc tế về sớm hơn các khu vực khác, nhưng những vấn đề cơ bản trong QTCT của các NHTMCP chưa được hiểu biết và áp dụng đầy đủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Kiến thức về quản trị NHTMCP cũng như thực tế áp dụng về quản trị NHTMCP vẫn còn nhiều mới mẻ. Nhiều NHTMCP đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị. Thực tế thi hành cho thấy trong thời gian qua đã có khơng ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Việc phần lớn cổ đông không tiếp cận được với thông tin của NHTMCP hoặc tiếp cận thông tin khơng đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng khá phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, khơng nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, khơng nhận được cả thơng báo về trả cổ tức. Bên cạnh đó là những quyết định, hành động lạm quyền của HĐQT.

Luật các TCTD năm 2010 và các quy định pháp luật hiện hành về quản trị NHTMCP đã có những bước tiến đáng kể trong việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang tính nền tảng cho cơ chế quản trị NHTMCP. Điển hình là những

quy định về sự tham gia của thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT của NHTMCP, bao gồm: các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lập; số lượng thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT...

Tuy nhiên, các quy định này còn sơ sài, chưa bao quát hết các nội dung đối với quy chế của thành viên HĐQT độc lập. Quy chế pháp lý được thiết lập này chưa thể hiện được đầy đủ sự khác biệt của thành viên độc lập và các thành viên khác của HĐQT.

Điều đáng ghi nhận là bên cạnh việc quy định những nội dung mang tính chất nguyên tắc chung, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã trao cho các NHTMCP quyền chủ động thiết lập các quy định nội bộ đối với thành viên độc lập phù hợp với điều kiện, thực tế hoạt động quản trị của NHTMCP. Tuy nhiên, hầu hết các NHTMCP đã khơng hiện thực hóa quyền này khi thiết lập cơ chế quản trị nội bộ tại ngân hàng mà chủ yếu “sao chép” các quy định pháp luật hiện hành về thành viên HĐQT độc lập để đảm bảo sự tuân thủ về sự tham gia của chủ thể này trong cơ cấu HĐQT của NHTMCP. Và do đó, sự khác biệt của thành viên độc lập và các thành viên khác của HĐQT cũng không được thể hiện đầy đủ trong các quy định, quy chế quản trị nội bộ của các NHTMCP.

Thực tế này đã dẫn đến hệ quả là những thông tin do các NHTMCP công bố cũng không thể hiện được vai trò thực tế của thành viên HĐQT độc lập đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng và theo đó, các cổ đơng, nhà đầu tư cũng rất khó có căn cứ, thơng tin để đánh giá hiệu quả hoạt động của thành viên này trong tổng thể toàn bộ hoạt động quản trị nội bộ của ngân hàng.

Tuy nhiên, thông qua một số vụ án hình sự trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm gần đây như: vụ án Nguyễn Đức Kiên (liên quan đến ACB), vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (liên quan đến VietinBank, ACB) và thực tiễn hoạt động của các NHTMCP như: tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, hiệu quả hoạt động yếu kém ở nhiều ngân hàng quy mô nhỏ như GPBank, OceaBank, ... phần nào cho thấy được vai trò của thành viên HĐQT độc lập đối với hiệu quả hoạt động của các NHTMCP là rất mờ nhạt, thậm chí là chỉ mang tính hình thức. Đặc biệt là vai

trị bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư thiểu số.

Theo báo cáo Môi trường Kinh doanh 2016 của World Bank, Việt Nam đứng vị trí thứ 122/189 quốc gia thế giới về bảo vệ nhà đầu tƣ thiểu số, lùi một bậc so với vị trí thứ 121 của năm 2014 [38]. So sánh trong khu vực, Việt Nam đứng dưới mức trung bình của Châu Á - Thái Bình Dương về bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, thua Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Thực tế câu chuyện bảo vệ cổ đông thiểu số là điều được bàn nhiều năm qua và cho tới nay vẫn luôn là vấn đề “đau đầu” nhất của Việt Nam. Ví dụ như: một yêu cầu đối với CTCP là minh bạch thông tin nhưng trong rất nhiều trường hợp, ngay cả danh sách cổ đông cũng bị cơng ty giấu vì lo ngại các cổ đơng sẽ liên hệ, liên kết, tập hợp nhau yêu cầu này nọ, dù rằng những yêu cầu này đều là những quyền theo luật định. Hay như việc tham dự ĐHĐCĐ, lý do được đưa ra là cổ đông nhỏ từ bỏ quyền làm chủ, nhưng sự thực là muốn làm chủ cũng rất khó. Cả năm mới có một ĐHĐCĐ thường niên nhưng muốn dự cũng lực bất tịng tâm vì những vấn đề yêu cầu lặt vặt như muốn dự đại hội phải đăng ký trước, mẫu ủy quyền phải có dấu treo của cơng ty, thư mời họp được gửi đến khi đã sát ngày họp, tài liệu gửi kèm thiếu… Tất cả đều hướng tới mục tiêu làm nản lịng cổ đơng nhỏ.

Các thông lệ tốt về QTCT đã được thừa nhận đều đưa ra những minh chứng về tầm quan trọng, vai trò của thành viên HĐQT độc lập đối với hiệu quả của hoạt động quản trị và khuyến nghị việc thiết lập một quy chế pháp lý riêng cho thành viên HĐQT độc lập trong quá trình xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý về QTCT. Thực tiễn về vai trò của thành viên độc lập cũng đã được minh chứng điển hình thơng qua vụ việc tập đoàn Enron phá sản:

Năm 2001, sự sụp đổ của tập đoàn Enron - tập đoàn năng lượng, điện năng và khí gas tự nhiên lớn nhất nước Mỹ thời điểm đó có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là tính độc lập của các thành viên HĐQT đã bị suy yếu, và hệ quả tất yếu là sự sụp đổ của cả tập đoàn Enron. Tháng 7/2002, thượng viện Mỹ đã đưa ra những kết luận liên quan đến vai trò của HĐQT tập đoàn Enron trong việc sụp đổ và phá sản của tập đồn này [32, tr.91]:

- Khơng hồn thành trách nhiệm: HĐQT của Enron đã khơng bảo vệ được

các cổ đông của công ty và đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của cơng ty đại chúng lớn hàng thứ 7 của Mỹ;

- Thiếu tính độc lập: các mối quan hệ tài chính giữa cơng ty và một số

thành viên HĐQT đã làm giảm đi tính độc lập của HĐQT;

- Xung đột lợi ích: Bất chấp những xung đột lợi ích rõ ràng, HĐQT của

công ty đã chấp thuận một việc chưa từng có tiền lệ là cho phép Giám đốc Tài chính thành lập và điều hành những quy tương hỗ riêng để thực hiện các giao dịch với công ty và kiếm lời trên những chi phí mà cơng ty phải gánh chịu;

- Lương thưởng quá cao: HĐQT đã phê chuẩn mức lương thưởng quá cao

cho cán bộ điều hành của công ty, không giám sát được việc tiền mặt của công ty bị cạn kiệt do các khoản tiền lương hàng năm vào năm tài chính 2000, và khơng giám sát hoặc đình chỉ hạn mức tín dụng trị giá hàng triệu đô la của công ty cho các cá nhân;

- Quá nhiều hoạt động ngoại bảng không công khai: HĐQT công ty cho

phép tiến hành các hoạt động ngoại bảng trị hàng hàng tỷ đô la để làm cho tình hình tài chính trơng có vẻ tốt hơn so với thực tế và đã không đảm bảo việc công bố đầy đủ các công nợ trọng yếu ngoại bảng vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Enron.

Như vậy, tổng thể các nội dung nêu trên đều cho thấy việc hoàn thiện quy chế pháp lý của thành viên HĐQT độc lập trong NHTMCP (xét trong tổng thể các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động quản trị NHTMCP) ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống NHTMCP nhằm nâng cao tính lành mạnh, ổn định của thị trường tài chính – ngân hàng hiện nay.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của thành viên HĐQT độc lập trong NHTMCP và nâng cao hiệu quả áp dụng ở Việt Nam

3.2.1. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của NHTMCP hoạt động của NHTMCP

Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao nhất quy định về tổ chức, quản trị NHTMCP là Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, thay thế cho Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 (Luật các TCTD cũ). Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trực tiếp, cụ thể về tổ chức và hoạt động của NHTMCP là Nghị định 59/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/9/2009) nhưng căn cứ để ban hành văn bản này là Luật các TCTD cũ. Bên cạnh đó, Thơng tư 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành NHTM (đang có hiệu lực) được ban hành cũng căn cứ vào Luật các TCTD cũ và Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

Về lý thuyết, các văn bản cụ thể hố, chi tiết hố (Nghị định, Thơng tư) là văn bản phái sinh từ một văn bản “gốc” (Luật) nên khi văn bản “gốc” (Luật) bị mất hiệu lực thì văn bản đó cũng sẽ mất hiệu lực theo. Cho dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: văn bản quy định chi tiết… phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết” (khoản 2 Điều 8) nhưng có rất nhiều trường hợp văn bản mới có hiệu lực rồi nhưng văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được ban hành

Thực tế này dẫn đến việc rất nhiều quy định về tổ chức và quản trị NHTMCP, trong đó có các quy định về thành viên HĐQT độc lập tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP và Thông tư 06/2010/TT-NHNN đã hết hiệu lực thi hành, khơng có giá trị áp dụng; bản thân các quy định này tại Nghị định 59/2009/NĐ- CP đã được luật hóa trong Luật các TCTD năm 2010.

Mặc dù thực tế này đã tồn tại trong một thời gian dài (từ thời điểm Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực, ngày 01/01/2011) nhưng vẫn chưa được khắc phục. Trong khi đó, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (trong trường hợp này là Chính phủ và NHNN) phải rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, để đảm bảo hiệu lực, tính khả thi, thống nhất và đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, quản trị NHTMCP, Chính phủ và NHNN phải sớm thực hiện việc rà sốt Nghị định 59/2009/NĐ-CP, Thơng tư 06/2010/TT-NHNN và các văn bản pháp luật có liên quan về tổ chức, quản trị NHTMCP nói chung, về thành viên HĐQT độc lập nói riêng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả áp dụng đối với các quy định này.

Kết quả của quá trình rà sốt này có thể dẫn đến việc ban ban hành Nghị định mới quy định về tổ chức, quản trị NHTM đảm bảo tính cập nhật, phù hợp tình hình thực tiễn hệ thống các NHTMCP và hướng đến tiệm cận với các chuẩn mực, thơng lệ tốt về QTCT nói chung, về thành viên HĐQT độc lập nói riêng.

3.2.2. Điều chỉnh, bổ sung những quy định pháp luật đặc thù về thành viên HĐQT độc lập trong NHTMCP viên HĐQT độc lập trong NHTMCP

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản trị NHTMCP có rất ít nội dung quy định riêng, đặc thù về thành viên HĐQT độc lập. Do đó, quy chế pháp lý của thành viên độc lập với các thành viên HĐQT khác khơng có nhiều sự khác biệt (chỉ khác duy nhất ở tiêu chí về điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên HĐQT độc lập). Trong khi đó, bản thân các NHTMCP cũng khơng cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định pháp luật này vào điều kiện thực tế cũng như hướng đến xây dựng một quy chế riêng cho thành viên HĐQT độc lập theo như những thông lệ quốc tế tốt về QTCT đã khuyến nghị.

Với vai trò, tầm quan trọng của thành viên độc lập đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động quản trị NHTMCP, đặc biệt là bảo vệ các cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông thiểu số; vấn đề công khai, minh bạch thông tin; kiểm sốt các giao dịch tư lợi,... thì việc bổ sung những quy định riêng, đặc thù về thành viên độc lập có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: i) Hoàn thiện quy chế pháp lý của thành viên HĐQT độc lập trong NHTMCP – đây là nền tảng, cơ sở về mặt lý luận để chứng minh tại sao cần phải có thành viên này trong cơ cấu HĐQT của NHTMCP; ii)

Góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là các cổ đơng, nhà đầu tư (bao gồm cả cổ đông lớn, cổ đông chi phối và cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông thiểu số), của những chủ thể tham gia vào cơ cấu quản trị của NHTMCP và của chính thành viên HĐQT độc lập; và iii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của thành viên HĐQT độc lập nói riêng, hiệu quả quản trị NHTMCP nói chung, góp phần vào sự ổn định và phát triển của hệ thống NHTM.

Các quy định riêng, đặc thù về thành viên HĐQT độc lập cần tập trung vào các nội dung về:

i) Bầu và miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT độc lập; ii) Số lượng thành viên HĐQT độc lập;

iii) Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT độc lập;

iv) Quyền, nghĩa vụ của thành viên HĐQT độc lập. v) Thù lao của thành viên HĐQT độc lập.

Trong đó, các thơng lệ tốt về QTCT là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng các quy định này.

3.2.2.1. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT độc lập

Như đã nêu tại Chương 2, việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT của NHTMCP phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Đây là quy định nhằm tăng cường quyền lực cho các cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông thiểu số để đề cử người vào HĐQT, đặc biệt là vào vị trí thành viên HĐQT độc lập.

Tuy nhiên, cổ đông nắm giữ số cổ phần đa số sẽ vẫn có thể kiểm sốt việc bầu thành viên HĐQT. Thật vậy, phương thức bầu dồn phiếu chỉ có thể phần nào phát huy tối đa hiệu quả khi mà ĐHĐCĐ cùng lúc tiến hành bầu tất cả hoặc đa số các thành viên HĐQT bởi khi đó các cổ đông lớn sẽ phân tán số phiếu biểu quyết của mình cho các ứng viên; nhưng phương thức này sẽ không thể phát huy hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 77)