CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Chuẩn bị cho việc TNSP của đề tài, chúng tôi bắt đầu tiến hành điều tra GV, HS trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị với mục đích trao đổi với GV và HS thơng qua phiếu điều tra để nắm bắt được thực trạng dạy học BTTN vật lí hiện nay ở các trường THPT. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc TNSP của đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Qua điều tra, thăm dị tình hình dạy học vật lí ở hai trường được chọn làm TNSP cho đề tài, chúng tơi nhận thấy: Nhìn chung vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường chưa được đề cập mạnh, cơ bản vẫn là kinh nghiệm lâu năm của các GV đi trước với phương pháp truyền thống. Đa số GV cho rằng, việc tiến hành thí nghiệm và giải các BTTN đã khơng được chú trọng, nếu có dạy BTTN thì GV cũng chỉ dạy theo phương pháp cổ điển là thuyết trình, hướng dẫn HS tự làm thí nghiệm ở nhà thông qua việc mô tả bằng lời và vẽ minh họa hình ảnh lên bảng. Chính vì thế, đa số HS chưa có hứng thú với dạng BTTN, HS ít quan tâm đến vấn đề vận dụng những kiến thức mình được học vào thực tiễn cuộc sống từ đó dẫn đến kĩ năng thí nghiệm thực hành vật lí cịn yếu.
Trên cơ sở khảo sát, điều tra thăm dò các đối tượng, chúng tôi tiến hành chọn mẫu thực nghiệm với yêu cầu của các mẫu được chọn là phải tương đương nhau về kích thước và chất lượng. Về kích thước, chúng tơi lựa chọn số lượng mẫu ở nhóm thực nghiệm và đối chứng gần bằng nhau, đều là HS lớp 12 trường THPT Lê Lợi, THPT Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị; về chất lượng, chúng tôi căn cứ vào kết quả học tập mơn Vật lí của năm học 2011-2012 trong các sổ học bạ ở nhà trường và lựa
chọn sao cho chất lượng học tập của hai nhóm TNg và ĐC là tương đương nhau [31], [33]. Số lượng HS ở các nhóm cụ thể như ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Số liệu HS các nhóm thực nghiệm và đối chứng
Trường Lớp thực nghiệm Số lượng Lớp đối chứng Số lượng
THPT Lê Lợi 12A1 44 12A2 45
THPT Đông Hà 12A1 44 12A2 45
12A3 45 12A4 44
Tổng cộng 133 134
3.3.2. Dạy mẫu và quan sát giờ học
Tất cả các giờ học ở các lớp TN đều được quan sát và ghi chép về các hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:
- Hoạt động dạy học của GV:
+ Hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường sử dụng BTTN. + Khả năng sử dụng MVT để hỗ trợ dạy BTTN.
- Hoạt động học tập của HS:
+ Khơng khí lớp học, sự hứng thú học tập và tích cực của HS qua thái độ học tập, hoạt động xây dựng bài học…
+ Khả năng suy luận, vận dụng kiến thức để thiết kế phương án TN; các thao tác TN; dự đốn, nhận xét và giải thích kết quả TN... nhằm đánh giá khả năng tư duy của HS thông qua các BTTN.
+ Mức độ lĩnh hội và vận dụng kiến thức qua kết quả trả lời các câu hỏi ở phần củng cố, vận dụng kiến thức.
+ Mức độ đạt được các mục tiêu của bài học.
Sau mỗi giờ học, trao đổi với GV và HS để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho các tiết dạy tiếp theo.
Chúng tơi đã tổ chức cho tất cả HS nhóm TNg và nhóm ĐC làm một bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là sau khi kết thúc chương, để có thể kiểm tra được kết quả học tập trên lớp cũng như ở nhà của HS. Nội dung bài kiểm tra giống nhau cho các nhóm, nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khách quan trong việc đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của HS.