- Phòng hành chánh: có chức năng quản lý về mặt nhân sự tại đơn vị;
3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SACOMBANK SÓC TRĂNG
động là chủ yếu, và trong 2 năm 2008, 2009 vốn huy động chiếm 100% nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy mà chi phí trả lãi cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2007 chi phí trả lãi là 25.579 triệu đồng, chiếm 86,23% tổng chi phí. Đến năm 2008 chi phí trả lãi là 38.197 triệu đồng chiếm 87,34% tổng chi phí, so với năm 2007 tăng 12.618 triệu đồng tức tăng 49,33%. Năm 2009 chi phí trả lãi tăng 53,70% tức tăng 20.511 triệu đồng, đạt mức 56.708 triệu đồng chiếm 90,34% tổng chi phí.
+ Chi phí ngồi lãi: Cũng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2008 tăng với tốc độ 35,89% tức tăng 1.463 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là trong các năm qua Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị văn phòng, mở thêm phòng giao dịch mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh năm 2008 chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ làm giảm tính thanh khoản của Ngân hàng, lãi suất thay đổi liên tục tạo ra sự cạnh trang gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn và để thu hút khách hàng thì Ngân hàng đã đưa ra nhiều chiến lược chiêu thị, khuyến mãi làm chi chi phí tăng lên. Đến năm 2009, chi phí ngồi lãi tuy có tăng nhưng với tỷ lệ khá nhỏ 9,49% tức tăng 526 triệu đồng so với năm 2008.
3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SACOMBANK SÓC TRĂNG SACOMBANK SĨC TRĂNG
3.6.1. Thuận lợi
- Tình hình kinh tế Sóc trăng đã và đang phát triển. Trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và suy giảm kinh tế, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của UBND các cấp, các ngành, cùng với các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tình hình kinh tế - xã hội của Sóc Trăng có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) năm 2009 đạt 10.448 tỷ đồng (tăng 10,11% so với năm 2008). GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 873 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh năm 2009 đạt trên 10%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,5% so với năm trước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên đã tạo điều kiện trả được nợ và nợ đúng hạn ngày càng cao. Các doanh nghiệp chủ động mở rộng quy mô sản xuất để theo kịp tốc độ phát triển nên nhu cầu vốn cao đã làm tăng doanh số cho vay của Chi nhánh.
- Các chính sách tiền tệ của Chính phủ ngày càng hợp lý, giúp hồn thiện cơ chế và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Chi nhánh và các phịng giao dịch ln nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương.
- Sacombank là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả ở nước ta nên đã tạo được uy tín và niềm tin cho khách hàng. Sau gần 20 năm hoạt động đến năm 2009 vốn điều lệ của Sacombank lên đến 6.700 tỷ đồng, vốn tự có 9.200 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động gồm 320 điểm giao dịch trên 45/63 tỉnh thành khắp cả nước.
- Đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình, có trình độ chun mơn khá cao và đa số là người Sóc Trăng nên am hiểu được tâm lý và tình hình của khách hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó cịn có sự điều hành và hỗ trợ hợp lý từ Ban giám đốc Chi nhánh.
- Sản phẩm của Chi nhánh ngày càng đa dạng nên có lợi thế cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng khác ở Sóc Trăng.
3.6.2. Khó khăn
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tồn tỉnh Sóc Trăng hiện có 12 Ngân hàng đang hoạt động: Agribank, BIDV, Ngân hàng Chính sách xã hội, Vietcombank, Vietinbank, MHB, Sacombank, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng Phương Đơng, Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương, Ngân hàng Đơng Á và hệ thống 12 quỹ tín dụng nhân dân. Vì vậy, Sacombank Sóc Trăng cần phải có những chiến lược phù hợp để giữ vững thị phần, đồng thời nâng cao chất lượng để cạnh tranh với Ngân hàng khác trên đại bàn.
- Một số khách hàng chưa hiểu hết các sản phẩm mới của Ngân hàng. Ngoài các sản phẩm tiền gửi và tiền vay truyền thống, Sacombank cón có các sản phẩm đặc thù như tiết kiệm Đại Cát, tiền gửi Tương lai, cho vay tiểu thương chợ, sản phẩm thẻ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng điện tử,…hầu hết đều là các sản phẩm mới cho nên khách hàng trên địa bàn khó nắm bắt được thơng tin và sử dụng sản phẩm.
- Tình hình kinh tế trong nhưng năm qua có nhiều chuyển biến hết sức phức tạp làm cho hoạt động của các thành phần kinh tế gâp rất nhiều khó khăn.
Đặt biệt là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng; lãi suất ngân hàng cao; vấn đề sốt giá lương thực và năng lượng; thị trường chứng khoán liên tục bị rớt giá do tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, dịng vốn nước ngồi đổ vào thị trường chứng khoán giảm; thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao,…