Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 35 - 39)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn

Vốn là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành phần kinh tế nào, vì vậy để hoạt động tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức huy động để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi thiếu vốn.

Sacombank Sóc Trăng có cơ cấu vốn hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở. Nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, năm 2007 là 381.000 triệu đồng, trong đó vốn huy động là 286.000 triệu đồng chiếm 75,06% tổng nguồn vốn và vốn điều chuyển từ Hội sở là 95.000 tỷ đồng chiếm 24,94% tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn là 472.000 triệu đồng tăng 12,07% tức tăng 46.000 triệu đồng so với năm 2007, trong đó vốn huy động chiếm 100% tổng nguồn vốn và Ngân hàng đã điều chuyển ngược về cho Hội sở 45.000 triệu đồng. Năm 2009 nguồn vốn của Sacombank Sóc Trăng tăng khá mạnh, đạt mức 823.000 triệu đồng tăng 74,36% tức tăng 351.000 triệu đồng so với năm 2008, trong đó vốn huy động vẫn chiếm 100% cơ cấu vốn của Ngân hàng và đã điều chuyển ngược về cho Ngân hàng Hội sở 50.233 triệu đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2010, Ngân hàng tiếp tục hoạt động với nguồn vốn 100% huy động được, và cũng đã điều chuyển về cho Hội sở 150.000 triệu đồng. Cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đạt được hiệu quả rất cao.

Bảng 02 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM 2007-2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Khoản mục 2007 2008 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch2009/2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 286.000 472.000 823.000 1.070.000 186.000 65,03 351.000 74,36 Vốn điều chuyển 95.000 -45.000 -50.233 -150.000 -140.000 -147,37 -5.233 11,63 Tổng nguồn vốn 381.000 472.000 823.000 1.070.000 91.000 23,88 351.000 74,36

Đơn vị tính: Triệu đồng a) Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm vị trí quan trọng, quyết định đến quy mơ và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc huy động được vốn nhiều hay ít sẽ làm cho quy mơ nguồn vốn tăng hay giảm. Và trong đa số các trường hợp, sự tăng hay giảm vốn sẽ ảnh hưởng đến các quyết định cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Chính vì vậy cơng tác huy động vốn được xem là một hoạt động không thể thiếu đối với một ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động bằng nhiều hình thức như thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế hay phát hành các công cụ nợ. Sacombank Sóc Trăng huy động chủ yếu từ hai loại: tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm dân cư.

Bảng 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK QUA 3 NĂM 2007-2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng )

Vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, năm 2007 vốn huy động là 286.000 triệu động, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 85.501 triệu đồng chiếm 29,86% vốn huy động và tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng rất cao là 200.499 triệu đồng chiếm 70,14% tổng vốn huy động. Do Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với tư cách là chi nhánh loại 4 thuộc Hội sở vào năm 2006, trong những năm đầu mới đi vào hoạt động Ngân hàng chưa thu hút được nhiều tiền gửi của khách hàng. Nhưng bắt đầu từ năm 2007 Ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn hiệu quả nên mở rộng được thị phần, thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn từ nền kinh tế. Năm 2008 vốn huy động của Ngân hàng là 472.000 triệu đồng, tăng 65,03% tức tăng 186.000 triệu đồng so với năm 2007, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 118.716 triệu đồng chiếm 25,15% vốn huy động và

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền % Số tiền % TG của TCKT 85.501 118.716 219.250 170.000 33.215 38,85 100.534 84,68 TG dân cư 200.499 353.284 603.750 900.000 152.785 76,20 250.466 70,89 Tổng VHĐ 286.000 472.000 823.000 1.070.000 186.000 65,03 351.000 74,36

năm 2009 nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh đạt 823.000 triệu đồng, tăng 74,36% so với năm 2008, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 219.250 triệu đồng chiếm 26,64% và tiền gửi dân cư là 603.750 triệu đồng chiếm 73,36% tổng vốn huy động.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh. Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ Ngân hàng, hoặc một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa mua, vốn nhàn rỗi sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và việc mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả, khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư,.... các khoản tiền tệ trên luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư vào Ngân hàng với mục đích sinh lợi. Tùy thuộc vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ chọn hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Năm 2007 tiền gửi của tổ chức kinh tế là 85.501 triệu đồng , đến năm 2008 lượng tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế là 118.716 triệu đồng, tăng 38,85% so với năm 2007, nguyên nhân là do Ngân hàng bắt đầu tiếp cận được lượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn nên đã làm tăng số dư huy động. Các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là mở tài khoản thanh toán phục vụ cho hoạt động thanh tốn được thưc hiện nhanh chóng, hoặc có các quỹ chưa sử dụng đến thì gởi vào Ngân hàng để được hưởng lãi suất. Đến năm 2009, số dư huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 219.250 triệu đồng, tăng 84,68% tức tăng 100.534 triệu đồng so với năm 2008, cho thấy công tác tiếp thị huy động vốn của Ngân hàng tiếp tục đạt được hiệu quả rất cao.

- Tiền gửi dân cư: Đối với loại hình này thì khách hàng gửi tiền là tầng lớp

dân cư trong Tỉnh, họ gửi tiền vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm múc đích hưởng lãi là chủ yếu và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi, bên cạnh họ cũng có thể nhận được các dịch vụ tiện ích từ phía Ngân hàng. Năm 2007 tiền gửi từ dân cư là 200.499 triệu đồng, chiếm 70,14% cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng, đến năm 2008 tiền gửi từ dân cư là 353.284 triệu đồng tăng 76,20% so với năm 2007. Tình hình huy động vốn từ dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh vào

năm 2009, đạt 603.750 triệu đồng tăng 74,36% so với năm 2008, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tổng vốn huy động tại Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2009. Trong những năm qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có sự tăng trưởng rất ổn định và với tốc độ rất nhanh cho thấy được công tác tiếp thị khách hàng và phát triển các sản phẩm cá nhân của Ngân hàng rất có hiệu quả.

- Trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình huy động vốn tại Sacombank Sóc Trăng tiếp tục đạt hiệu quả cao, trong đó chiếm chủ yếu vẫn là nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 900.000 triệu đồng chiếm 84,11% tổng vốn huy động, tiền gửi của các tổ chưc kinh tế là 170.000 chiếm 15,89% cơ cấu vốn huy động.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)