PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 82 - 84)

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch tự đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh cho toàn

CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

5.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

DỤNG DOANH NGHIỆP

- Tình hình kinh tế - xã hội

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của các ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, lạm phát tăng cao làm cho sức mua của đồng tiền giảm, ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Đặt biệt là trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, do lạm phát tăng cao việc huy động vốn của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó dự báo hơn vì sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào. Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Một vấn đề cũng trực tiếp tác động tới doanh nghiệp là chi phí lao động tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất cơ bản của NHNN đã buộc các Ngân hàng thương mại lao vào một cuộc chạy đua tăng lãi suất lãi suất huy động, điều này cũng đồng nghĩa với lãi suất cho vay tại các ngân hàng cũng tăng lên rất cao. Và với lãi suất cho vay quá cao các doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn ngân hàng để kinh doanh được vì tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROI) luôn thấp hơn lãi suất cho vay tại Ngân hàng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong hoạt động của các doanh nghiệp.

- Chính sách của Nhà nước

Hiện nay cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có sự góp mặt của khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hàng năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp khoảng 30% GDP, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa một số ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, nhưng thực tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khó khăn về cơng nghệ, nhân lực, thông tin,….

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải được tạo điều kiện tiếp cận tài chính và thị trường từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất. Sự trao đổi và đối thoại được tăng cường cũng sẽ tạo sự tổng hòa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cần cải thiện môi trường đầu tư, có chương trình lớn về cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ bớt thủ tục khơng cần thiết. Về khía cạnh tiếp cận thị trường, cần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm thị trường mới, cần gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao sự kết nối về hạ tầng, giúp thúc đẩy dòng chảy thương mại. Bên cạnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần từ bỏ đặc trưng có sẵn để hướng tới một thị trường chung với những quy chuẩn chung, qua thị trường chung hướng đến thị trường quốc tế.

- Yếu tố từ nguồn vốn Ngân hàng

Cũng như bất kỳ thành phần kinh tế nào, nguồn vốn bao giờ cũng yếu tố then chốt trong hoạt động của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cịn góp phần quan trọng cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chính vì vậy mà nghiệp vụ huy động vốn trở nên rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng được thực hiện thơng qua các hình thức như mở tài khoản để cung cấp các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, hoặc huy động các loại tiền gửi tiết kiệm và phát hành các loại giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể cung cấp lại vốn cho nền kinh tế thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng hoặc các hoạt động đầu tư. Và nguồn vốn của ngân hàng càng lớn thì

khả năng mở rơng quy mơ hoạt động, khả năng cấp tín dụng của ngân hàng cũng cao, từ đó nâng cao sức cạnh tranh so với các tổ chức khác.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại sacombank chi nhánh sóc trăng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)