Khách thể của các tội phạm công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)

1 2 Đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin

2.1. Dấu hiệu ph p lý đặc trưng chung của các tội phạm công nghệ thông

2.1.1. Khách thể của các tội phạm công nghệ thông tin

Khách thể của các tội phạm này bao gồm hai loại quan hệ xã hội:

 Thứ nhất, tội phạm công nghệ thông tin xâm phạm đến sự an tồn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và thiết bị số.

Luật Hình sự Việt Nam bảo vệ sự an tồn trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin thông qua việc xử lý những hành vi xâm phạm đến sự an toàn trong lĩnh vực này bằng các chế tài hình sự Căn cứ theo quy định từ Điều 224 đến Điều 226b BLHS thì hành vi xâm phạm đến sự an tồn trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin được biểu hiện cụ thể bằng hành vi xâm phạm đến hoạt động ình thường của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và thiết bị số. Sự xâm phạm của tội phạm này rất đa ạng như: làm hỏng hóc, sai lệch dữ liệu, phần mềm; gây rối loạn, cản trở hoạt động của mạng máy tính, mạng Internet; cản trở việc truyền tải dữ liệu…

 Thứ hai, tội phạm công nghệ thông tin sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số để xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

Đây là loại khách thể rất rộng, bao gồm nhiều loại quan hệ xã hội khác nhau như: quyền sở hữu tài sản, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức…

Như vậy, bên cạnh việc xâm phạm khách thể trực tiếp là sự an toàn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và thiết bị số thì tội phạm cơng nghệ thơng tin cịn có thể xâm phạm đến khách thể thứ hai là các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm đến sự an tồn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet và thiết bị số thể hiện rõ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nên tội phạm này được các nhà làm luật đưa vào Chương c c tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng.

Đối tượng t c động chung của các tội phạm công nghệ thơng tin gồm:

Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ

dữ liệu cho nhau46;

Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau

bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông47;

46 Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư ph p, Bộ Thơng tin và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

Mạng Internet là hệ thống gồm các mạng m y tính được kết nối với nhau

trên phạm vi toàn thế giới để thực hiện các dịch vụ truyền thông dữ liệu48;

Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thơng, truyền dẫn, thu sóng

vơ tuyến và thiết bị tích hợp kh c được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thơng tin số49.

Ngồi ra, một số tội phạm công nghệ thơng tin cịn có đối tượng t c động khác, gồm: tài sản, dữ liệu50, phần mềm51, thông tin52 trái với quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 BLHS.

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)