Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 90)

1 2 Đặc điểm của tội phạm công nghệ thông tin

2.2.2.Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng

2.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể

2.2.2.Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng

thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225 BLHS)

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT- BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số có thể được hiểu là hành vi của người cố ý tự ý xoá, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số; ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số

gây hậu quả nghiêm trọng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 226a của BLHS.

Để cấu thành tội phạm này thì hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số phải đ p ứng bốn dấu hiệu ph p lý sau đây:

Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến sự an tồn trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin thông qua việc t c động đến hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số, gây thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Đối tượng t c động của tội phạm này bao gồm: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet và thiết bị số.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau đây: Dấu hiệu đầu tiên là dấu hiệu về hành vi khách quan của tội phạm Người phạm tội có hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số.

 Hành vi cản trở hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số có thể được hiểu là hành vi gây khó khăn, gây trở ngại cho hoạt động ình thường của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số, khiến cho hoạt động này không được tiến hành một c ch trơn tru, suôn sẻ;

 Hành vi gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số là hành vi gây đảo lộn trật tự ổn định trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số.

Để thực hiện được hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số, người phạm tội sử dụng một trong a phương thức sau đây:

 Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Thơng tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP- BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì đây là hành vi cố ý xóa, làm tổn hại hoặc

thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số mà không được sự đồng ý của chủ thể quản lý phần mềm, dữ liệu kỹ thuật số đó;

 Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC- TANDTC thì đây là hành vi trái pháp luật cố ý làm cho việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số bị gi n đoạn hoặc không thực hiện được;

 Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT–BCA–BQP–BTP-BTT&TT- VKSNDTC-TANDTC thì đây là hành vi cố ý của người khơng có quyền quản lý, vận hành, khai thác mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số làm ảnh hưởng đến hoạt động ình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bằng việc đưa vào, truyền tải làm hư hỏng, xóa, làm suy giảm, thay thế hoặc nén dữ liệu máy tính, thiết bị viễn thông hoặc thiết bị số.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 225 BLHS thì ch cấu thành tội phạm tại Điều này nếu như hành vi kh ch quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 226a Như vậy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số bằng c ch ph t t n vi rút hay chương trình tin học có tính năng gây hại thì khơng cấu thành tội phạm tại Điều 225 BLHS mà phải cấu thành tội phạm tại Điều 224 BLHS Đồng thời, nếu người phạm tội thực hiện hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bằng cách cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ thì cũng khơng cấu thành tội phạm tại Điều 225 BLHS mà phải cấu thành tội phạm tại Điều 226a BLHS.

Dấu hiệu thứ hai là ấu hiệu về hậu quả của tội phạm Tội phạm tại Điều 225 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất nên ấu hiệu hậu quả là ấu hiệu ắt uộc

để cấu thành tội phạm này Hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng m y tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết ị số ch ị truy cứu tr ch nhiệm tr ch nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất có gi trị từ năm mươi triệu đồng đến ưới hai trăm triệu đồng Nếu gây thiệt hại về vật chất có gi trị từ hai trăm triệu đồng đến ưới năm trăm triệu đồng thì ị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng tại điểm khoản 2 Điều 224 BLHS Còn gây hậu quả đặc iệt nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 224 BLHS là gây thiệt hại về vật chất có gi trị từ năm trăm triệu đồng trở lên

Cuối cùng, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo Điều 225 BLHS thì cần chứng minh hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số là nguyên nhân dẫn đến hệ quả là thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tức là giữa hành vi vi phạm và hậu quả nghiêm trọng xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện hành vi Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội rất đa ạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên nếu thuộc trường hợp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 225 BLHS hoặc từ 14 tuổi trở lên nếu thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 225 BLHS và khơng rơi vào tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.2.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái ph p thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet (Điều 226 BLHS)

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet có thể được hiểu là hành vi của người cố ý đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật

(không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của BLHS) hoặc mua n, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hay cơng khai hóa những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thơng tin đó hoặc có hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng.

Để cấu thành tội phạm này thì hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet phải đ p ứng bốn dấu hiệu pháp lý sau đây:

Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua việc t c động đến các thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, gây thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Đối tượng t c động của tội phạm này bao gồm hai loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Những thông tin trái với c c quy định của pháp luật không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 88 và Điều 253 BLHS Như vậy, những thơng tin này có thể là bất kỳ thơng tin gì chứa đựng nội dung trái với quy định của pháp luật, bị cấm lưu hành nhưng không phải là những thông tin chứa đựng nội dung xuyên tạc, ph báng chính quyền nhân dân, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 BLHS hay những thông tin chứa đựng nội dung có tính chất đồi trụy theo Điều 253 BLHS;

 Những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, c nhân Đây là những thông tin không chứa đựng những nội dung trái với quy định của pháp luật nhưng những thông tin này thuộc quyền sở hữu của c c cơ quan, tổ chức, cá nhân kh c được pháp luật bảo vệ chứ không thuộc sở hữu của người phạm tội55

. Việc sử dụng các thông tin này phải được sự cho phép của chủ sở hữu.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở các dấu hiệu sau đây: Dấu hiệu đầu tiên là dấu hiệu về hành vi khách quan của tội phạm Người phạm tội có hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet.

 Hành vi đưa tr i phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet là hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật mà không thuộc c c trường hợp được quy định tại Điều 88 và Điều 253 BLHS. Hiện nay, có những thơng tin mà pháp luật cấm không được lưu hành nhưng người phạm tội đ cố ý lưu hành rộng rãi những thông tin này thông qua việc đưa thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thơng hay mạng Internet khiến những người sử dụng các mạng này đều có thể tiếp nhận những thơng tin nói trên. Hành vi này ch cấu thành tội phạm tại Điều 226 BLHS nếu những thơng tin đó khơng thuộc c c trường hợp được quy định tại Điều 88 và Điều 253 BLHS;

 Hành vi sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet có thể là một trong các hành vi sau đây:

 Mua bán những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;

 Trao đổi những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;

 Tặng cho những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;

 Sửa chữa những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;

 Thay đổi những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;

 Cơng khai hóa những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng Internet mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó

 Hành vi khác sử dụng trái phép thơng tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet.

Dấu hiệu thứ hai là ấu hiệu về hậu quả của tội phạm Tội phạm tại Điều 226 BLHS là tội phạm có cấu thành vật chất nên ấu hiệu hậu quả là ấu hiệu ắt uộc để cấu thành tội phạm này Hành vi đưa hoặc sử ụng tr i phép thơng tin trên mạng m y tính, mạng viễn thơng, mạng Internet ch ị truy cứu tr ch nhiệm tr ch nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo quy định tại Điều 8 Thơng tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP- BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì người thực hiện hành vi này ị coi là gây hậu quả nghiêm trọng nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

 Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến ưới hai trăm triệu đồng;

 Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến gây rối loạn và làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, căn cứ theo hướng ẫn tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC thì người thực hiện hành vi này ị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc iệt nghiêm trọng nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

 Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên;

 Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến việc cơ quan, tổ chức bị xâm phạm giải thể hoặc phá sản.

Cuối cùng, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo Điều 226 BLHS thì cần chứng minh hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet là nguyên nhân dẫn đến hệ quả là hậu

quả nghiêm trọng về vật chất cũng như hậu quả phi vật chất như trên, tức là giữa hành vi vi phạm và hậu quả nghiêm trọng xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức rõ hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện hành vi Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội rất đa ạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng rơi vào tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi đến ưới 16 tuổi khơng chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

2.2.4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a BLHS)

Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác có thể được hiểu là hành vi của người cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 90)