Chương 3 KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI
3.3. Các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp
3.3.4. Tư thế và định hướng cơ thể
Chúng ta sẽ truyền đạt thông điệp bằng cách đi bộ, nói chuyện, đứng và ngồi. Vì vậy, tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan mật thiết với vai trị, vị trí xã hội của cá nhân. Thơng thường, một cách vơ thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đang đảm nhận. Ví dụ, tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngả ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía trước tựa hồ lắng nghe là tư thế của cấp dưới.
Tư thế có vai trị biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng. Những tư thế để “mở” tay và chân tựa như tạo điều kiện để tiếp cận, gần gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hòa hợp.
Đứng thẳng nhưng khơng cứng nhắc và hơi nghiêng về phía trước truyền đạt chi đối phương rằng chúng ta có thể tiếp cận, dễ tiếp thu và thân thiện. Ngồi ra, chúng ta có thể biểu hiện sự gần gũi cá nhân cũng như sự thẳng thắn khi chúng ta đối mặt với nhau trong khi giao tiếp; mặt khác, quay lưng về phía người nghe hoặc nhìn lên trần nhà hoặc chăm chăm dưới sàn nhà sẽ khiến cuộc giao tiếp có cảm giác bị từ chối hoặc tránh né.
Người ta tổng kết được 5 tư thế và chuyển động cơ thể như sau: A. Hai tay đút túi: Bình thường, có thể khơng quan tâm nhiều B. Hai tay để sau lưng: rất căng thẳng, kìm nén sự hung hãn C. Khoanh tay: Khơng thể tiếp cận, không cởi mở
D. Tạo thế lá sung: đóng kín, phịng vệ E. Vặn tay: Căng thẳng, khơng an tồn
Các tư thế và chuyển động của cơ thể