VQG Cúc Phương ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu phân tích vai trò của vùng đệm đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (Trang 36 - 75)

2.4.1.1. Đặc điểm của VQG Cúc Phương

 Vị trí địa lí và lãnh thổ:

Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam và Tây Nam của đồng bằng sông

Hồng, có tọa độ địa lí từ 19°55’39’’ Bắc (cửa sông Đáy , thuô ̣c bãi Cồn Thoi , huyê ̣n Kim Sơn ) đến 20°26’25’’ Bắc xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyê ̣n Nho Quan). Từ 105°32’27’’ Đông (núi Điện thuộc rừng quốc gia Cúc Phương ) đến 106°10’15’’ Đông (Bến Đò Mười thuô ̣c xã Xuâ ̣n T hiê ̣n huyê ̣n Yên Khánh ), huyê ̣n: Gia Viễn , Hoa Lư , Yên Mô , Nho Quan , Yên Khánh , Kim Sơn nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 93km.

Hình 2.1. Lƣợc đồ tỉnh Ninh Bình (Nguồn Vi.wkipedia.org)

Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp với t ỉnh Nam Định và Hà Nam , phía Đông tiếp giáp với biển Đông , phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa , phía Tây

và phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình . Nằm trên tuyến đườ ng giao thông Bắc - Nam, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, Ninh Bình còn có hê ̣ thống cảng biển, hê ̣ thống cửa sông dày đă ̣c: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Va ̣c, sông Vân,... đường biển thuâ ̣n lợi đã ta ̣o đi ều kiện thuận lợi cho viê ̣c giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện v ới các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

 Đặc điểm:

Ninh Bình nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Bô ̣ rô ̣ng lớn, giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên , dân cư đông đúc, nguồn lao đô ̣ng dồi dào . Đồng thời nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tă ng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và đều có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Bên ca ̣nh đó , Ninh Bình còn l iên la ̣c trực tiếp và là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía Nam và vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng la ̣i thiếu nhân lực, vốn và kỹ thuâ ̣t.

Hình 2.2. VQG Cúc Phƣơng (Nguồn tourdulich.org.vn)

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã, giữa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc của tổ quốc.

Với vị trí địa lí thuận lợi, đây là điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình phát triển một nền kinh tế toàn diện. Đồng thời vị trí cũng ảnh hưởng rất lớn tới điều

kiện tự nhiên của Ninh Bình đến các thành tố của tự nhiên: khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật,… từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vật nuôi, cây trồng của địa phương.

VQG Cúc Phương thuộc vùng giáp danh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, cách Hà Nội theo đường chim bay khoảng 100km về phía Tây Nam, Cách bờ biển khoảng 60km. Diện tích rộng tới 25.000 ha.

Hình 2.3. Khu biệt thự nghỉ dƣỡng cạnh rừng quốc gia Cúc Phƣơng (Nguồn Cafe Land.vn)

 Địa hình:

Cúc Phương là phần cuối dãy núi đá vôi khu Tây Bắc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thấp dần về phía biển Đông, 3/4 diện tích đất đai Cúc Phương là núi đá vôi, bao gồm hai dãy núi đá chạy gần như song song nhỏ hẹp dần ở Quèn Đang, Quèn Voi và Quèn Xeo. Với địa hình đặc biệt đó, người ta đã ví Cúc Phương như một cái ngõ cụt, một cái túi để giữ lại những cái gì đã sinh ra và lớn lên trong đó, mà sự tác động của con người hầu như là rất ít ỏi. Ở giữa hai dãy núi đá vôi là vùng núi đất.

Núi Cúc Phương không cao lắm. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Bạc cao 637m so với mặt biển.

Vì ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động ngầm, nên Cúc Phương rất ít sông, suối ở trên mặt. Chỉ có con sông Bưởi chảy qua phía Đông Bắc thuộc

vùng núi Diệp Thạch còn hầu hết các suối chỉ có nước trong mùa lũ. Trái lại, ở Cúc Phương có rất nhiều “mắt hút” đủ các cỡ đường kính từ một vài nét, đến hàng chục mét, để rút nước xuống suối ngầm ở dưới đất.

 Khí hậu:

Tính chất khí hậu á chí tuyến nhiệt đới thể hiện: Lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ là 110 – 120 kcal/cm²/năm và cán cân bức xạ cao 87,2 kcal/cm²/năm với lượng bức xạ đó tạo cho Ninh Bình có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình là 23,2 – 23,4°C, tổng nhiệt độ trong năm vào khoảng 8.500°C.

Tính chất gió mùa thể hiện: Vào mùa đông do ảnh hưởng của khối khí cận nhiệt đới từ áp cao xibia tràn xuống làm cho nền nhiệt độ hạ thấp xuống, thường có thời tiết khô và lạnh. Mùa hạ có gió mùa Tây Nam hội tụ với gió tín phong Bắc bán cầu gây mưa nhiều. Xen kẽ với gió mùa là gió tín phong từ áp cao Tây Thái Bình Dương vào mùa hạ và khối khí chí tuyến Đông Nam Á vào mùa đông. Vì vậy, Ninh Bình có chế độ nhiệt phân bố thành 2 mùa: Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.

Do ảnh hưởng của hệ thống gió mùa nên lượng mưa phân bồ không đồng đều trong năm. Lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm tới 86 – 91% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1.870 mm. Độ ẩm trung bình là 85%.

Nền nhiệt và nền ẩm của Ninh Bình là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, không chỉ trồng trọt mà còn chăn nuôi. Đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, với nền nhiệt cao có thể thâm canh tặng vụ nhằm tăng hiệu quả kinh tế.

 Thủy văn:

Hệ thống thủy văn của Ninh Bình tương đối phong phú không chỉ hệ thống sông mà còn hệ thống hồ đầm cũng rất dày đặc. Hệ thống sông dày đặc được phân bố tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ. Mật độ trung bình khoảng 0,6 – 0,9 km/km². Có hàng chục con sông lớn nhỏ với chiều dài 1.000km. Một

số con sông lớn như: sông Đáy, sông Vôi, sông Vạc, sông Hoàng Long, sông Đằng,… Những con sông lớn này có độ sâu trên 1,0m và độ rộng lòng sông trên 10m.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn nên lượng nước khá dồi dào, dòng chảy trung bình 30s/ km². Lượng nước của các con sông được duy trì quanh năm, tùy vào các mùa trong năm mà lượng nước thay đổi nhưng lượng nước không cạn kiệt như các tỉnh khác. Đó chính là quà tặng mà thiên nhiên ban tặng cho Ninh Bình trong quá trình phát triển kinh tế.

Đặc điểm của các con sông: độ dốc nói chung là rất nhỏ từ 2 – 5 cm/km, dòng chảy uốn khúc quanh co, các con sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi đổ ra biển. Các sông có giá trị lớn đối với phát triển nông nghiệp.

Trong hệ thống sông ngòi của Ninh Bình thì hệ thống sông Hoàng Long và hệ thống sông Đáy có hai con sông chính là con đường giao thong chính quan trọng nhất, nối liền các vùng trong tỉnh với nhau, và mở rộng giao lưu với các vùng xung quanh, đặc biẹt với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống hồ đầm cũng có số lượng lớn như: Đầm Cút (Gia Viễn); Hồ Thường Sung, hồ Đồng Liêm (Nho Quan); hồ Đồng Thái và hồ Yên Thắng (Yên Mô);… Các hồ này đều có cảnh quan đẹp, nằm ngay chân núi đá vôi có thể phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống hồ đầm còn có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa lượng nước trong mùa mưa và mùa khô, nhất là vào mùa khô trong việc giữ và cung cấp nước trong sản xuất nông nghiệp.

 Thổ nhưỡng và sinh vật:

Thổ nhưỡng và sinh vật của Ninh Bình cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại địa hình khác nhau tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng rất phức tạp, từng loại địa hình tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng rất khác nhau. Từ đó tạo nên lớp phủ thực vật rất đa dạng trên tất cả các địa hình.

Do phần lớn lãnh thổ là đồng bằng với địa hình thấp trũng tương đối bằng phẳng nên sản phẩm đất chủ yấu là bồi trầm tích rộng. Lớp phủ thổ nhưỡng khá phức tạp, gồm rất nhiều các nhóm đất.

Trước tiên là phải kể đến nhóm đất phù sa bao gồm đất đang được bồi đắp hàng năm và đất không được bồi đắp hàng năm. Loại đất này có diện tích lớn nhất và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Với địa hình bằng phẳng cùng với hệ thồng thủy văn dày đặc, điều kiện không thể thiếu đó là diện tích đất phù sa rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình đã và đang phát triển một nền nông nghiệp đa ngành.

Ninh Bình với diện tích đất pheralit trên các đá trầm tích và đá vôi, diện tích đất này phân bố chủ yếu ở huyện Nho Quan và dải đồi của thị xã Tam Điệp. đây là điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả như: dứa, ngô, sắn,… Đặc biệt với diện tích lớn dải núi đá vôi độ cao không lớn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, chăn thả. Thuận lợi hơn với những loại gia súc cần thức ăn là cỏ cây như: dê, cừu,…

Nhóm đất mặn có diện tích tượng đối lớn, chủ yếu ở phía Nam thuộc huyện Kim Sơn. Đây là diện tích đất ven biển phù hợp với trồng các loại cây như: cói, đước,… cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Kim Sơn nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Nhìn chung lớp phủ thổ nhưỡng phức tạp, mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, phù hợp với việc phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi, mỗi nhóm đất phù hợp với từng loại thực vật khác nhau. Vì thế đã tạo nên tính phong phú và đa dạng của lớp sinh vật.

Nói đến Ninh Bình không thể không nói đến VQG Cúc Phương. Đây là khu rừng nguyên sinh, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới. Trong rừng có rất nhiều cây quý hiếm cùng với thảm thực vật rất đa dạng và phong phú.

Thảm thực vật phong phú là nét dặc trưng của tỉnh Ninh Bình mà ít tỉnh nào có được. Đó chính là quà tặng mà thiên nhiên đem lại cho tự nhiên và con người nơi đây. Nhờ thảm thực vật đa dạng nên hệ động vật cũng tương đối phong phú không những nuôi được gia súc, gia cầm mà còn có điều kiện phát triển chăn nuôi của miền núi (xem hình 8, phụ lục ảnh) như: cừu, dê,… đặc biệt trong rừng quốc gia Cúc Phương cũng khá phong phú nhiều loại thú, chim, bọ

sát, côn trùng,… Như vậy, so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Ninh Bình có thảm thực vật tự nhiên phong phú vào hàng bậc nhất cả về nặt số lượng giống loài thực vật và động vật.

Là tỉnh có nguồn đá vôi và đá đôlômite với trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển nhanh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trước hết là xi măng và khai thác đá xây dựng không chỉ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh mà còn cả vùng đồng bằng sông Hồng.

Ninh Bình có tiềm năng để phát triển du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn, đây là điều kiện cho tỉnh phát huy các thế mạnh khác. Nhưng để du lịch phát triển thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì Ninh Bình cẩn phải có đầu tư nâng cấp và cải tạo những khu du lịch cũng như cơ sở vật chất phải đáp ứng được nhu cầu của du khách.

2.4.1.2. Hiện trạng của Vườn quốc gia Cúc Phương

 Về mặt tự nhiên:

Cúc Phương như một cái thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi ở độ cao từ 300 – 400m cho nên khí hậu đặc biệt. Theo các trạm khí tượng thăm dò tại Cúc Phương từ năm 1963 đến năm 1968, nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối là 38°C, tối thấp là 0,7°C nhiệt độ không khí trung bình năm là 20 - 21°C, có những năm có băng giá và sương muối.

Độ ẩm trung bình năm là rất cao từ 90 – 100%. Lượng mưa trung bình năm đạt tới 2.100mm, có những năm lên tới trên 3.000mm. Số ngày mưa trung bình năm lên tới 224 ngày, và phân bố tương đối đều trong các tháng, mỗi tháng trung bình có trên 14 ngày mưa, cá biệt hàng năm có tháng lên tới 30 ngày mưa (6 – 1996). Nhưng lượng mưa lại tập trung đến gần 90% trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Có tháng lượng mưa lên rất cao như tháng 9-1963, với lượng mưa lên tới 600 mm. Cường độ mưa cũng rất lớn.

Tuy lượng mưa nhiều và cường độ lớn như vậy nhưng có nhiều “mắt hút”

cho nên ở những vùng núi đá vôi nước rút rất nhanh, còn ở những vùng đất hoặc những vùng có cấu tạo đặc biệt thì có hiện tượng ngập nước như: Ở thung Nước

Cầm, Gần Bống hay ở thung Khỉ Đậu, Gần Đang. Ở các thũng lũng nước ngập, để thích nghi với hoàn cảnh, một số loại cây có bộ rễ cà kheo.

Do địa hình cấu tạo phức tạp, hiểm trở, đi lại khó khăn, muốn vào khu rừng phải vượt qua các dãy núi đá vôi bao quanh cho nên nhân dân các vùng phụ cận cũng ít tác động đến. Nhờ vậy, cho đến nay khu rừng Cúc Phương mới được bảo tồn ở trạng thái nguyên sinh và được đánh giá rất cao về mặt khoa học. Giá trị khoa học về động vật và thực vật. Rừng Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh.

Trước đây, có nhiều người gọi khu rừng này là khu rừng nguyên thủy (foret primitive). Thuật ngữ này làm cho ta có ý nghĩ liên tưởng tới những thời đại cổ sơ, cách đây hàng chục vạn năm xuất hiện trước thời con người “nguyên thủy” trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Còn rừng nguyên sinh (foret primaire) đứng về mặt phát sinh quần lạc thực vật, là để chỉ khu rừng từ lúc hình thành đến bây giờ chưa bị con người tác động, có những chỗ chưa từng có bàn chân của con người đặt tới.

Đứng về sự tồn tại của cây cối trong rừng mà nói, chúng ta vẫn chưa xác định được tuổi của các cây cổ nhất, vì sự sinh trưởng của cây nhiệt đới khác với cây ôn đới, nhưng có thể nói một cách tương đối những cây già nhất trong rừng Cúc Phương, như cây Chò cổ xưa khoảng 1000 năm tuổi trở lên. Tất nhiên, trước thế hệ này còn có nhiều thế hệ khác sinh ra, lớn lên và chết đi, ngày nay còn có dấu vết trong các hóa thạch.

Nhiều người đã căn cứ vào sự có mặt ngày nay của các loài cây thấp nhất ở hệ thống sinh của thực vật bị tử để xác định khu rừng Cúc Phương là rừng nguyên thủy, nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết. Cho nên, gọi khu rừng Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh là đúng đắn. Rừng Cúc Phương mang tính chất điển hình của rừng nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam Á.

Rừng nhiệt đới là một cảnh quan quý gía đối với các nhà thực vật học, trong đó có nhiều quy luật khoa học chưa tìm hiểu được. P.W.Risa (Richrds), nhà lâm học có tiếng, đã nói rõ quan điểm của mình: “Rừng nhiệt đới là một hiện trường nghiên cứu về mặt sinh vật học không có gì thay đổi được, và ở

trong đấy tất phải có chìa khóa để mở ra một sự hiểu biết rộng lớn vô cùng về mặt khoa học, mà chắc không tìm được ở một nơi nào khác” ( Rừng nhiệt đới). Coocne (Ceorner) ở Indonexia (1946) thì: “Sợ rằng tất cả rừng nguyên sinh vùng thấp của nhiệt đới có thể bị phá hủy hết trước khi môn thực vật học thức tỉnh dậy”.

 Về mặt kinh tế - xã hội:

Như vâ ̣y , việc tác động từ dân cư sống trong vùng đệm có ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc bảo tồn Vườn quốc gia Cúc Phương.

Trên một diện tích rộng tới 2.500ha chỉ có khoảng vài ba trăm người thuộc dân tộc Mường sống rải rác trong 5 - 6 bản. Họ cũng phát nương làm rẫy,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích vai trò của vùng đệm đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (Trang 36 - 75)