Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và vai trò của vùng đệm

Một phần của tài liệu phân tích vai trò của vùng đệm đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (Trang 67 - 75)

đối với các Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

- Cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra giữ rừng ngay tại gốc; tăng cường công tác tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt thôn, bản để nâng

cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân; tổ chức hội nghị quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng liên vùng.

- Xây dựng các chương trình, dự án và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đệm. Nhằm hạn chế mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên.

- Ban hành và thực hiện luật bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên sinh vật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng và sinh vật.

- Xử lý nghiêm hiện tượng vi phạm pháp lệnh bảo vệ tại VQG&KBTTN như: xây cất nhà ở và làm vườn rừng tự do tại vùng lõi; khai thác lâm sản trong vùng lõi và vùng chuyển tiếp; khai thác và sử dụng đất tại vùng đệm phục vụ cho phát triển kinh tế vượt quá giới hạn quy định...

- Tiến hành tổ chức và thành lập các Ban Quản lý, tổ chức đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực quản lý về bảo vệ các VQG&KBTTN cho cán bộ kiểm lâm và Ban Quản lý. Nhằm tăng cường năng lực quản lý của các KBT.

- Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền đồng bộ nhằm thay đổi phong tục tập quán du canh du cư, thay đổi thái độ và hành vi của con người.

- Cần tăng cường giáo dục nhất là trong nhà trường, từ cấp học mẫu giáo, phổ thông tới hệ đại học để mọi người ý thức được thái độ, hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Cần đưa ra các chính sách hợp lý để cộng đồng dân cư vùng đệm có thể điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình, bao gồm: việc được hưởng, sử dụng nguồn tài nguyên ở địa phương mình, cũng như được tham gia bàn bạc thảo luận các dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo, truyền thông, các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đệm, nhất là việc nâng cao dân trí cho người dân.

- Thực hiện chiến dịch giảm nhu cầu tiêu dùng, nâng cao nhận thức về các sản phẩm động vật hoang dã và rừng trên phạm vi toàn quốc, hướng tới mọi thành phần xã hội và tiến tới xóa bỏ thị trường buôn bán các sản phẩm từ động – thực vật hoang dã. Nghiêm cấm việc kinh doanh, mua bán các loài động thực vật hoang dã và các tài nguyên khác của VQG&KBTTN.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngày nay, vấn đề bảo vệ các HSTTN nhất là bảo vệ rừng được đặt lên hàng đầu. Những nơi cần được bảo vệ nhất cũng là những nơi bị tàn phá mạnh. Vùng đệm có vai trò quan trọng trong hệ thống VQG&KBTTN vì: mọi hoạt động trong vùng đệm đều nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; có tác dụng hạn chế, ngăn chặn và giảm nhẹ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên ở vùng tiếp giáp với KBT, nhất là tình trạng săn bắt bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã trong vùng lõi,... Do vậy, Ban Quản lý KBTTN cần tổ chức cho dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân vào các hoạt động của VQG&KBT.

Ở nước ta, vùng đệm tại các VQG&KBTTN đã được nhà nước hỗ trợ, đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các mô hình sản xuất kinh tế, vấn đề giáo dục được quan tâm nhất là giáo dục về bảo vệ và phát triển các HSTTN; giúp nhân dân vùng đệm cải thiện đời sống, giảm dần tình trạng sống dựa vào việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và các HSTTN ở các VQG&KBTTN; giúp người dân hiểu được giá trị thiết thực và ý nghĩa to lớn của các HSTTN trong đời sống con người và nhất là góp phần giảm bớt những vấn đề ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu; qua đó nhận thức của người dân ngày càng cao góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các VQG&KBTTN ngày càng tốt hơn.

Song bên cạnh đó ý thức của chúng ta về vùng đệm chưa thật đúng. Người dân sống tại vùng đệm đã có các hoạt động làm thay đổi cảnh quan của tự nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống tự nhiên của các loại động thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn; gây ô nhiễm môi trường, xả các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt và các hoạt động khác gây ô nhiễm môi trường; các hành động mê tín dị đoan, tự ý đặt tượng thờ, bàn thờ, xây dựng nhà ở, nhà kho, khai thác mỏ và các công trình phục vụ du lịch; lập trạm sửa chữa, làm lều quán, mở hiệu chụp ảnh hoặc các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác khi chưa được

cấp có thẩm quyền cho phép. Vì vậy, chúng ta cần phải có quy hoạch tổng thể, mọi công trình xây dựng của các cơ quan đơn vị, cá nhân phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về các mặt kiến trúc công trình, kết cấu công trình, chỉ giới xây dựng và cấp phép xây dựng; các hoạt động dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ, quầy, quán bán hàng, tàu thuyền, xuồng máy, khu thể thao, giải trí, nhiếp ảnh,… các hoạt động trên đang tồn tại và hoạt động trong vùng đệm, cần phải có biện pháp xử lý chất thải, chống ô nhiễm để không làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cảnh quan môi trường sinh thái tại VQG&KBTTN.

Tại 3 KBT tiêu biểu: VQG Cúc Phương, KBTTN Xuân Nha và Nà Hẩu; vùng đệm có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát triển các VQG&KBTTN. Những tác động dù lớn hay nhỏ của con người tới các HSTTN đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn và phát triển các VQG&KBTTN. Nhưng những tài liệu sưu tầm và phân tích cùng các dẫn chứng mà tôi đưa ra cho thấy rằng cộng đồng dân cư địa phương sống trong vùng đệm có vai trò to lớn trong việc bảo vệ rừng và các KBT. Họ gìn giữ những tri thức bản địa vô cùng phong phú và đa dạng, tự nguyện bảo vệ nơi sinh sống một cách bền vững.

Hiện nay, những đề án xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế và các cơ sở xây dựng của tập thể, cá nhân có nguy cơ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bảo vệ tuyệt đối của VQG&KBT phải rà xét và có biện pháp giảm thiểu, nếu nhận thấy không phù hợp cần có giải pháp khắc phục.

Việc hoạch định và bảo vệ vùng đệm chưa có những quy định, quy chuẩn và tính pháp lệnh chưa cao.Với vai trò quan trọng của vùng đệm, thì vấn đề về: Hoạch định, đảm bảo nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm, cùng các nhu cầu thiết yếu của họ phải được đặt lên hàng đầu (như tập quán tiêu dùng, cơ sơ hạ tầng); các Chương trình bảo tồn và phát triển VQG&KBTTN phải được thực hiện song song cùng với việc phát triển, nâng cao sản xuất, kinh tế - xã hội của vùng đệm. Nhằm giảm sự phụ thuộc của họ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các VQG&KBTTN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo dục môi trường trong trường trung học cơ sơ tại vùng đệm các vườn quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu hướng dẫn giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở tại vùng đệm các vườn quốc gia, Hà Nội. 3. Bùi Văn Huy – Nguyễn Thị Mến (2012), Đánh giá vai trò của Vườn quốc

gia Cúc Phương ở Ninh Bình, (đề tài).

4. Lê Thông, Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, phần miền Bắc, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Tạo (1963), Bảo vệ thiên nhiên, NXB Khoa học.

6. Thái Văn Trừng – Nguyễn Văn Trương – Mai Xuân Vấn (1971), Xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên, NXB Nông thôn.

7. www.google.com.vn

8. www.hocsinhvietnam.com.vn 9. www.tailieu.vn

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 6. Cây Chò ngàn năm (Nguồn en.baoninhbinh.org.vn)

Hình 7. Hang caxtơ VQG Cúc Phương (Nguồn Thiennhien.net)

Hình 8. Chăn nuôi tại vùng đệm VQG Cúc Phương (Nguồn Vietnamtourism.org.vn)

Hình 9. Dân cư di dời đến nơi ổn định (Nguồn Vietnamtourism.org.vn)

Hình 10. Người dân tiếp đón khách du lịch (Nguồn Vietnamtuorism.org.vn)

Hình 12. Dân nuôi bò sữa (Nguồn tinmoi.vn)

Hình 13. Hội xòe đặc sắc của dân tộc Thái cùng với du khách tham quan (Nguồn Vietnam.vnanet.vn)

Hình 15. Con đường đi vào Nà Hẩu ngày mưa (Ảnh thực địa)

Hình 16. Lễ hội “cúng rừng” (Nguồn dantri.com.vn)

Hình 17. Mô hình chăn nuôi nâng cao sinh kế cho người dân (Nguồn nguoiduatin.vn)

Một phần của tài liệu phân tích vai trò của vùng đệm đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)