Nghĩa của quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính

Một phần của tài liệu Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính (Trang 26 - 29)

Nhân quyền hay quyền con người được hiểu là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chính thể nào. Theo đó, quyền tự nhiên là tổng thể những quyền mà mỗi người khi sinh ra đã được hưởng và là những nguyên tắc đạo đức cơ bản trong xã hội mà bất kỳ quốc gia nào đều phải thừa nhận và tôn trọng. Và là quyền không phụ thuộc vào pháp luật hoặc phong tục tập quán của bất kỳ nền văn hoá hoặc chính phủ nào đó, dĩ nhiên mang tính phổ qt và khơng thể xâm phạm, nghĩa là các quyền không thể bị huỷ bỏ hoặc hạn chế bởi luật được đặt ra bởi con người. Trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, John Locke đưa ra quan niệm về các quyền tự nhiên của con người như:

quyền tự do, bình đẳng và quyền tư hữu. Nền tảng của quyền tự nhiên được xem là các chuẩn mực về sự công bằng và nguyên tắc tự do của con người. Với lý lẽ đó, người đồng tính cũng như các cá nhân trong xã hội, có đầy đủ các quyền cơ bản gồm quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc.

Thứ nhất, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý là quyền được công nhận và

tôn trọng về mặt xã hội cũng như pháp luật. Phân tích từ góc độ cơng bằng trong quyền con người, người đồng tính phải thực hiện các nghĩa vụ và được quyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như mọi cá nhân khác trong xã hội. Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền được công nhận và tôn trọng, họ cần được xã hội và pháp luật nhìn nhận với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, khơng có bất kỳ sự thiếu hụt trong việc thiết lập các quan hệ xã hội dưới danh nghĩa con người của xã hội và công dân của quốc gia.

22

Thứ hai, quyền được thừa nhận là quyền tự do của người đồng tính. Quyền tự

nhiên luôn nhấn mạnh về quyền tự do và cho rằng “con người sinh ra tự do”. Có thể thấy, một trong việc cách thể hiện quyền quan trọng đó là quyền được cơng khai bản dạng giới, xu hướng tính dục và sống theo đúng bản năng của xu hướng tính dục đó. Nhưng với áp lực xã hội, những quan điểm nặng nề từ phong kiến, từ tư tưởng Nho giáo, người đồng tính khi cơng khai xu hướng tính dục lại gặp nhiều sự ảnh hưởng, cản trở thậm chí là đe dọa đến bất kỳ lợi ích hợp pháp chung của tồn xã hội và các lợi ích hợp pháp của cá nhân khác.

Rousseau trong cuốn Bàn về khế ước xã hội cho rằng khi một người từ bỏ

một vài quyền tự do của mình điều đó đồng nghĩa với việc anh ta phải được nhận lại một số lợi ích nhất định nào đó. Trong một giới hạn nào đó, có lẽ người đồng tính đã phải lựa chọn giữa quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội. Khi họ sống thật với xu hướng tính dục của mình để mưu cầu hạnh phúc cá nhân chắc chắn sẽ hứng chịu sự phân biệt đối xử của cộng đồng, hoặc ngược lại, khép kín bản thân, che giấu bản dạng giới, xu hướng tính dục để có được sự cơng bằng, bình đẳng như những người dị tính khác.

Rõ ràng việc này mâu thuẫn với quy tắc quyền con người là thuộc tính tự nhiên, vốn có của con người. Người đồng tính khơng hề tự nguyện từ bỏ quyền của mình nhưng xã hội và thậm chí là pháp luật chưa đảm bảo được những quyền cơ bản của con người đối với cộng đồng thiểu số này.

Quyền tự nhiên là tư tưởng chủ đạo, nguồn cảm hứng để các quốc gia xây dựng chế độ pháp luật hợp lý. Chịu ảnh hưởng các nguyên tắc của quyền tự nhiên, Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ có đề cập: “Tất cả mọi người sinh ra có

quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp cũng khẳng

định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và

bình đẳng về quyền lợi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tun ngơn Độc lập năm

1945 từng nhắc lại hai lập luận trên và tái khẳng định các quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do của một dân tộc cũng như của mỗi con người. Với những lý lẽ trên, dù với tư cách là một con người hay một Nhà nước cũng không không được phép gạt người đồng tính ra ngồi vịng pháp luật, mà cần có những quy định cụ thể, rõ ràng nhằm ghi nhận nhận và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người đồng tính như bao con người khác trong xã hội.

23

Bên cạnh đó, học thuyết về các quyền pháp lý18 trong đó cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do Nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Như vậy, theo học thuyết về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của các xã hội. các quyền pháp lý mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị (culturally and politically relative).

Dường như quan điểm cực đoan phủ nhận hoàn toàn bất cứ lý thuyết nào đều khơng phù hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý, thì trong Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người năm 1948 và một số văn kiện pháp luật ở một số quốc gia, quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự nhiên, vốn có và khơng thể chuyển nhượng được của các cá nhân19.

Thứ ba, quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính là cơ sở

để đảm bảo quyền mưu cầu hạnh phúc của người đồng tình. Quyền mưu cầu hạnh phúc là một dạng thể hiện của sự tự do, con người bằng khả năng của mình, tìm kiếm hạnh phúc, giá trị sống cho chính bản thân. Đây là điều hiển nhiên trong mọi giai đoạn lịch sử, mọi Nhà nước cũng mọi chế độ chính trị xã hội. Một trong những điều đem lại hạnh phúc là được sống thật với bản thân, với suy nghĩ và nhận thức của họ, được yêu thương và được sống trong tình yêu. Hơn ai hết, cộng đồng người đồng tính ln muốn tìm kiếm hạnh phúc đơn giản mà những người dị tính khác dễ dàng có thể có được và khơng có bất kỳ định kiến, trở ngại nào từ xã hội.

Hiện nay quan điểm, thái độ về người đồng tính tại Việt Nam khá đa dạng được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, do đó q trình xã hội chấp nhận cộng đồng đồng tính và pháp luật cơng nhận các quyền của họ ở Việt Nam nói chung cần sự nghiên cứu, trao đổi, đánh giá một cách khoa học cũng như thực hiện theo lộ trình thích hợp với các giai đoạn cụ thể. Do đó, việc thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính cần được xem xét một cách cẩn trọng dựa trên sự tương thích về

18 Trong một số tài liệu, các quyền pháp lý còn được gọi là các quyền dân sự (civil rights), hoặc các quyền

luật định (statutory rights).

19

Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền (đoạn 1, Lời nói đầu) nêu rằng: …thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và khơng thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Ở góc độ quốc gia, Tun ngơn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) nêu rằng: ..mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…

24

nhận thức của xã hội là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự hài hịa về mặt lợi ích cũng như quá trình phát triển của xã hội hiện nay.

1.4 Quá trình ghi nhận quyền của người đồng tính về mặt pháp lý ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)