Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính (Trang 49 - 56)

2.1 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam

2.1.3 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong các lĩnh vực khác

Thứ nhất, quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng

trước pháp luật. Điều đầu tiên của Tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định quyền được tôn trọng về phẩm giá của mỗi cá nhân theo đó “mọi người sinh ra đều tự do

và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã khẳng

định trong những quy định đầu tiên “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong

trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.50 Nguyên tắc của pháp luật dân sự cũng đã xác định rõ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền

được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Nó được xem xét ở các cấp độ khác nhau. Trước hết, quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách là một con người buộc phải có và cần phải có. Thứ hai, quyền bình đẳng trước pháp luật là một giá trị cơ bản của xã hội loài người. Thứ ba, người ta thực hiện quyền bình đẳng đó bằng cơng cụ pháp luật thơng qua việc thể chế hóa và tạo ra cơ chế bảo vệ khi nó bị xâm phạm.

50

45

Nói cách khác, quyền bình đẳng trước pháp luật là sự bao quát gần như toàn bộ các quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này được quyết định bởi thuộc tính, vai trị của pháp luật trong xã hội với tư cách là các quy phạm do nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều chỉnh pháp luật là bình đẳng. Cách tiếp cận này phù hợp với các Điều 6, 7 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền (UDHR) quy định về quyền bình đẳng và quyền bình đẳng trước pháp luật mà Cơng ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã cụ thể hóa. Tun ngơn quốc tế về nhân quyền 1948 của Liên Hợp Quốc là công cụ pháp lý quốc gia đầu tiên tập trung về vấn đề nhân quyền. Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, nội dung của nó cũng bao gồm sự khơng phân biệt đối xử và công bằng, như là một thành phần cơ bản của luật nhân quyền quốc tế. Điều luật đầu tiên đã đòi quyền lợi, như một lời tuyên bố bất hủ“Tất cả mọi

người sinh ra đều được tự do và công bằng về quyền và nhân phẩm”. Hơn nữa, ở

Điều 72 của Tuyên ngôn đã ngăn cấm các quốc gia có sự định kiến cá nhân chống lại những cá nhân khác, căn cứ vào các tiêu chuẩn sau “..như chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị, hoặc các định kiến và quan niệm khác, quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, dịng dõi hoặc tình trạng khác”.

Khác biệt với Hiến chương, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1984 đã diễn tả “mở” về một “tình trạng khác” trở thành một dạng được bảo vệ, suy luận từ quy định này đồng tính có thể được hiểu như một loại “tình trạng khác”. Hơn nữa, từ “mọi người” được lặp lại nhiều lần trong hầu hết các quy định của Tun ngơn nhân quyền, ngồi ra các cụm từ như “sự tự do”, “không phân biệt đối xử” và “các quyền về sự công bằng” được xem như gắn liền với mọi cá nhân, khơng hề có sự phân biệt về giới.

Tuy nhiên, sự lý giải này chưa thể xem là một sự đảm bảo vững chắc về mặt pháp lý cho cộng đồng đồng tính khi vẫn tồn tại những giới hạn nhất định“Trong

việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thoả mãn những địi hỏi chính đáng về ln lý, trật tự cơng cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”51.

51

46

Thực tế, những người đồng tính hiện nay đang được đối xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức ở mỗi quốc gia, vì thế nhiều quốc gia có thể sử dụng điều khoản này để tiếp tục cản trở những người đồng tính khó có thể đạt được quyền bình đẳng như họ mong muốn. Tuy nhiên, sự luận giải để bảo vệ cho quyền của người đồng tính vẫn có thể dựa trên một điều luật khác để bác bỏ Điều 29 trên. Theo Điều 30 của Tun ngơn chỉ rõ“khơng có một điều luật nào trong Tun ngơn này có thể được

giải thích với hàm ý cho phép bất kì nhà nước, nhóm hoặc cá nhân nào được quyền tham gia vào bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích huỷ hoại bất kì quyền hoặc tự do đã nêu trong tun ngơn này”. Có thể khẳng định quyền cơ bản của người đồng tính

khơng thể bị mất đi bởi vì Điều 29. Dù những sự luận giải này hồn tồn có cơ sở, nhưng vẫn cịn q sớm để khẳng định quyền của người đồng tính đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền.

Trong lịch sử phong kiến, pháp luật Việt Nam chưa bao giờ cấm đoán cũng như thừa nhận vấn đề về người đồng tính. Bộ Luật Hồng Đức và pháp luật thời nhà Nguyễn chỉ cấm các hành vi hãm hiếp, ngoại tình và loạn luân. Điều này cũng có nghĩa về mặt pháp luật là đồng tính luyến ái khơng bị cấm dù nhận thức xã hội vẫn tồn tại tư tưởng cấm đốn. Tuy nhiên, nếu đồng tính luyến ái rơi vào các trường hợp như trên thì cũng bị xem là phạm tội. Do đó, có thể thấy, pháp luật phong kiến Việt Nam khơng có sự phân biệt rõ ràng trong vấn đề này đối với người đồng tính cũng như người dị tính.

Kế thừa lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp năm 2013 xác định rõ“Mọi

người đều bình đẳng trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”52. Về giới, Nhà nước chỉ thừa nhận hai

giới tính là nam và nữ, cụ thể “Cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt”53. Do Hiến pháp không thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính, song tính và chuyển giới nên trong các văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới… pháp luật chỉ thừa nhận và quy định quyền và nghĩa vụ đối với hai giới tính cơ bản là nam và nữ.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng như trong giới y học hiện nay đã thừa nhận là sự tồn tại tự nhiên của chính họ, khi sinh ra đã là người đồng tính, song tính. Nhưng về mặt pháp lý, họ chưa được Nhà nước chính thức thừa nhận như là sự tồn tại tự nhiên chứ không phải là người bệnh hoạn hay có lối sống lệch lạc, tâm lý bất ổn. Có

52 Điều 16 Hiến pháp năm 2013.

53

47

thể thấy, ý chí của Nhà nước được thể hiện qua các quy định pháp luật có thừa nhận hay khơng thì người đồng tính vẫn sống, tồn tại và có những mưu cầu hạnh phúc của riêng họ. Vì vậy, việc không thừa nhận những người này về mặt pháp lý đã không bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của họ, khơng những vậy, cịn gây ra những khó khăn cho chính Nhà nước trong việc quản lý xã hội và những vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến cộng đồng này.

Một trong những vấn đề lớn đối với người đồng tính là việc bình đẳng giới của Việt Nam được hình thành theo xu hướng cổ điển.54 Tại Việt Nam hiện nay, các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới chủ yếu hướng đến sự ngang bằng giữa nam và nữ về mọi mặt, chứ chưa quan tâm đến người đồng tính. Với sự phát triển về giới, nội hàm giới như hiện nay thì quan điểm này khơng sai nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhận thức của xã hội. Thuật ngữ giới tính là khái niệm rộng, nhưng hiện tại chỉ mới dừng lại ở nghĩa là giới tính sinh học mà chưa có sự ghi nhận bình đẳng giữa những xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Thậm chí, ngay trong chính mỗi giới cũng vẫn có lại có những bất bình đẳng nhất định mà pháp luật về bình đẳng giới vẫn chưa dự liệu. Hiện nay, xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử, kỳ thị giữa người nam dị tính và người nam đồng tính, vì bản dạng giới và xu hướng tình dục khác biệt của họ. Có thể thấy, bên cạnh các quyền đã phân tích ở trên, thì sự phân biệt đối xử vẫn diễn ra trong trong cùng một giới chứ không chỉ là quan điểm “trọng nam khinh nữ” như bao lâu nay xã hội và pháp luật vẫn nhìn nhận về bình đẳng giới.

Chính quan niệm bình đẳng giới bị bó hẹp như vậy nên trong thực tiễn hiện nay, người đồng tính vẫn chịu kỳ thị, phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, kinh doanh, việc làm, học tập… Hiện nay, ở các nước tiến bộ thường có sự ghi nhận về bình đẳng giữa các xu hướng tính dục, bản dạng giới như cấm sự kỳ thị đồng tính, nghĩa là hướng đến sự bình đẳng giữa các giới và trong cùng một giới.

Có thể thấy, quan niệm về giới cũng như bình đẳng giới có tác động rất lớn đến việc chống phân biệt đối xử, kỳ thị đối với những người đồng tính. Gần đây, tổ chức Liên hiệp quốc và các quốc gia trên thế giới đã liên tục ghi nhận nguyên tắc bình đẳng như: “Mọi người đều có quyền bình đẳng bất kể thiên hướng tính dục như

54 Trương Hồng Quang, Quyền cho người LGBT và những “lỗ hổng pháp lý”. http://tintuc.vn/xa-hoi/ky-2-

48

thế nào”55, chống hình sự hóa đồng tính và phân biệt đối xử với người đồng tính56 cũng như xem vấn đề quyền của LGBT là một trong những thách thức của nhân quyền hiện đại57… Những động thái đó cho thấy đã đến lúc các nước trong đó có Việt Nam cần có sự nhìn nhận tồn diện và đầy đủ quan niệm về bình đẳng giới, đặc biệt là từ góc độ pháp luật về bình đẳng giới.

Khi các nguyên tắc cấm sự kỳ thị về xu hướng tính dục hay bản dạng giới được ghi nhận chứng tỏ sự phù hợp với xu hướng nhân quyền trong giai đoạn hiện nay. Nếu các quy định pháp luật vẫn không hoặc chưa ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các vấn đề về xu hướng tính dục thì vẫn chưa thực hiện được việc “thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức bạo lực và

phân biệt đối xử về tuổi, giới tính, thiên hướng tình dục, thu nhập, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, địa vị di trú, khuyết tật, HIV hoặc các vấn đề khác”.58

Đồng hành với sự phát triển của cộng đồng người đồng tính, các phương tiện truyền thơng có nhiều phóng sự, bài viết về người đồng tính và cuộc sống của họ trong xã hội. Nhiều trang thơng tin điện tử, diễn đàn, hội nhóm được thành lập và duy trì với sự hợp tác từ các dự án tài trợ bởi Civil Rights Defenders, Tổ chức CARE, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP tại Việt Nam, Liên minh Châu Âu. Đặc biệt là có sự hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) thơng qua đó xây dựng được đội ngũ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến cộng đồng LGBT ở Việt Nam. Trong lĩnh vực nghệ thuật đã xuất hiện ngày càng nhiều vài tác phẩm điện ảnh, kịch nói hoặc văn học dựa trên chủ đề về người đồng tính. Tuy nhiên, một số ấn phẩm được thực hiện với mục tiêu thoả mãn những tò mò, hiếu kỳ của độc giả, hơn là giúp họ có cái nhìn, hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về người đồng tính.

Thái độ của xã hội đối với người đồng tính diễn ra khá đa dạng dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, từ kỳ thị, phân biệt đối xử cho đến đồng cảm, chia

55 Nghị quyết do Nam Phi đưa ra được thông qua tháng 6 năm 2011 một cách khó khăn với 23 phiếu thuận,

19 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Các nước Arab phản đối mạnh mẽ nghị quyết, trong khi Nam Phi chịu sự chỉ trích nặng nề từ các nước châu Phi. Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết có liên quan đến quyền lợi của những người đồng tính, song tính và chuyển giới.

56 Tháng 12 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên công nhận

quyền LGBT, được theo dõi và báo cáo bởi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người LGBT.

57 Phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế tại Geneva, Thụy Sỹ

ngày 6/12/2011

58 Tuyên bố chung của các nước châu Á tại Ủy ban Dân số và Phát triển Liên hợp quốc ở New York năm

49

sẻ. Trước hết là từ góc gia đình, người đồng tính rất mặc cảm trong việc cơng khai với gia đình về xu hướng tính dục của mình vì sợ thất vọng và có cái kỳ thị của người thân trong gia đình. Đa phần cha mẹ phát hiện con mình là người đồng tính thì thường là rất bất ngờ, sốc về tâm lý và có những phản ứng gay gắt dẫn đến những hành động sai lầm như cho đây là “bệnh”, bị “lây lan” thì tìm cách chữa trị. Những phản ứng đó bắt nguồn từ tình u, sự kỳ vọng mà cha mẹ đặt quá lớn, đặc biệt là đối với con một, và một phần lớn từ những hạn chế về mặt kiến thức liên quan đồng tính. Một số trường hợp đó có thể bị liệt vào diện đối xử phân biệt, kì thị và bạo hành đối với người đồng tính như giam lõng con mình khơng cho tiếp xúc với người cùng giới và ép con mình cưới người khác giới, số khác thì la mắng, răn đe và thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà và xem đó là sự xấu hỗ, ơ nhục của gia đình, dịng họ.59

Một khảo sát chỉ ra rằng sự kỳ thị được thể hiện ở mức độ cao hơn với 77% người đồng tính cho rằng ý kiến của họ khơng được gia đình coi trọng, 68% khơng được tham gia quyết định quan trọng của gia đình, 69,6 % bị gợi ý hoặc tuyên bố không được hưởng đầy đủ tài sản thừa kế, tài sản được chia ít hơn người khác.60

Bên cạnh gia đình, sự phân biệt đối xử và kì thị trong cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau nhất là về việc làm, chăm sóc y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội… Trường học là môi trường mà phần lớn người chưa thành niên phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết lập các mối quan hệ trước khi bước vào cuộc sống xã hội. Đáng lý đây là môi trường cần hơn cả sự đề cao tính nhân văn và bao dung nhưng các khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế trái ngược. Nghiên cứu trực tuyến về kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với cộng đồng LGBT trong trường học

Một phần của tài liệu Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)