4.6.4 .Vịng quay vốn tín dụng
5.3.2. Đa dạng hóa khách hàng
Để hoạt động có hiệu quả thì việc mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay vốn là không thể thiếu bởi:
- Phân tán được rủi ro.
- Doanh số cho vay cũng được tăng lên nhờ vào các khách hàng mới có nhu cầu vay vốn bên cạnh những khách hàng truyền thống.
Giữ chân khách hàng cũ:
+ Phân loại khách hàng và áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng xếp loại tốt. Chẳng hạn như đối với các khách hàng cũ có mức vay từ 30 triệu trở lên nếu trả gốc và lãi đúng hạn thì xếp loại tốt và ưu tiên lãi suất khi tái cấp tín dụng theo % của từng giai đoạn nhất định. Hạn chế cho vay những khách hàng thường xuyên để nợ quá hạn.
+ Rút ngắn thủ tục, hồ sơ vay vốn.
+ Nếu khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì chấp nhận cho vay thêm nếu khách hàng có yêu cầu.
Thu hút thêm khách hàng mới:
+ Nhanh chóng thẩm định hồ sơ vay của khách hàng mới.
+ Chấp nhận cho vay vốn đảm bảo bằng tín chấp nếu xét thấy khách hàng có đủ điều kiện trả nợ hay phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Áp dụng chính sách lãi ưu đãi cho những khách hàng có quan hệ họ hàng khi cùng đi vay tiền tại ngân hàng.
5.3.3. Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua bồi dưỡng cả chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cho cán bộ nhất là đội ngũ trẻ.
Dù đây khơng phải là giải pháp mới nhưng nó cũng khơng q cũ bởi yếu tố con người mới thực sự là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh và trong hoạt động tín dụng thì điều này cịn quan trọng hơn rất nhiều. Trong đó có thể nói rằng cán bộ tín dụng là người có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng tín dụng từ quá trình thẩm định đến thu nợ. Chỉ khi nắm vững chuyên môn và sự hiểu biết nhất định về thị trường, giá cả, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn mình
Để có thể đáp ứng được u cầu của thời kỳ mới, Ngân hàng cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ:
- Lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Nắm vững chun mơn và có kiến thức về các lĩnh vực khác như: pháp luật, tài chính,…
Bên cạnh đó Ngân hàng cần tạo điều kiện để cán bộ nhân viên có điều kiện cập nhật những thơng tin mới.
Khuyến khích các nhân viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ nhau trong công việc.
5.3.4. Giúp khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả.
Xét một cách khách quan thì hiệu quả của khách hàng cũng chính là hiệu quả của Ngân hàng trừ trường hợp khách hàng kinh doanh có hiệu quả nhưng lại khơng muốn trả nợ Ngân hàng.
Như đã phân tích ở các phần trước thì phần lớn khách hàng vay vốn là người nông dân và một đặt điểm đáng chú ý trong sản xuất của họ là làm theo phong trào mà không nghĩ đến khi cung vượt q cầu thì có nguy cơ xuống giá Chẳng hạn như những năm gần đây mơ hình kinh tế tổng hợp đang được áp dụng có hiệu quả nhưng liệu trong thời gian tới cịn được như vậy nữa khơng ? Trong số những hộ vay vốn để thực hiện phương án đó đã nắm vững kỹ thuật chưa? Và trong xu thế mới họ có thể chuyển sang hình thức kinh doanh gì ?...Chính vì vậy mà việc Ngân hàng cần làm và nên làm đó là đóng vai trị trung gian thơng qua tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền… để liên kết giữa 3 nhà: Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà kinh tế. Từ đó tìm ra những định hướng đúng và có hiệu quả cho người nơng dân. Bên cạnh đó
5.3.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá.
Để người dân khi giao dịch có đầy đủ thông tin cần thiết, Ngân hàng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về Ngân hàng cũng như các sản phẩm mà mình đang kinh doanh thơng qua các hình thức sau:
- Trang bị thêm các panơ, áp phích giới thiệu về các chương trình ưu đãi, các loại lãi suất … mà Ngân hàng đang áp dụng cho các phòng giao dịch.
- Phần lớn người dân còn rất e ngại khi giao dịch với Ngân hàng nhất là khi họ đi vay vốn, thêm vào đó là khơng biết rõ về các thủ tục để làm hồ sơ vay vốn, chính điều này cũng góp phần làm chậm trễ cơng tác giải ngân. Vì vậy để khác phục tình trạng này, Ngân hàng có thể in các tờ bướm giới thiệu về các thủ tục, quy trình, các giấy tờ cần thiết, …một cách đơn giản, dễ hiểu để gởi tặng khách hàng khi họ đến giao dịch. Việc làm này vừa có lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng: Ngân hàng không tốn nhiều thời gian và nhân lực giải đáp các câu hỏi giống nhau của khách hàng; khách hàng thêm tự tin khi giao dịch với Ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN.
Mặc dù phải hoạt động trong nền kinh tế còn nhiều biến động và bất ổn nhưng những năm qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cái Răng đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng của mình đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, hoạt động có hiệu quả kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng qua các năm do có thêm nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn dành cho khách hàng, đơn vị đã đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng, ln đảm bảo quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ, nhân viên của NH. Đồng thời doanh số cho vay cũng rất cao đã kip thời đáp ứng được nguồn vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân nên đã giúp khách hàng của mình đủ điều kiện về vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và khơng ngừng mở rộng qui mơ từ đó cũng làm cho hoạt động của NH ngày càng phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại một vài mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, dù vẫn thu hút được một lượng tiền nhàng rỗi lớn của khách hàng nhưng chủ yếu là khách hàng truyền thống do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh NH trên địa bàn do chay đua lãi suất, trong khi đó NH mình lại bị động trong vấn đề lãi suất chỉ áp dụng chỉ định từ trên xuống, mặc khác NH cũng cố găng để đảm bảo rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu có chuyển biến theo chiều hướng giảm dần, nhưng chất lượng tín dụng lại chưa đảm bảo an toàn.
6.2. KIẾN NGHỊ.
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương.
Vấn đề cây - con giống sạch bệnh là yếu tố quyết định 50 % sự thành công trong sản xuất do đó quận cần có chính sách khuyến khích nhân rộng các nhà kính cung cấp giống tốt - khỏe cho người dân.
Có kế hoạch đầu tư nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng để người dân có điều kiện phát triển các ngành dịch vụ.
Tổ chức lực lượng cán bộ thú y, các tổ phòng dịch cũng như các buổi tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất có kỹ thuật, luân canh xen vụ hợp lý để tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng kéo theo giá đầu ra cũng không cao.
6.2.2. Đối với Ngân hàng cấp trên:
Ban hành các văn bản quy định sát với thực tế và có tính khả thi.
Do tình hình kinh tế mỗi nơi khác nhau nên cần tạo điều kiện để các chi nhánh cấp dưới có được những quyền hạn nhất định nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ.
Đảm bảo nguồn vốn điều chuyển để đáp ứng kịp thời cho các chi nhánh bên cạnh khuyến khích khả năng tự huy động vốn của các Ngân hàng cấp dưới.
Thường xuyên tổ chức các đồn thanh tra, giám sát tình hình họat động các chi nhánh để kịp thời điều chỉnh những sai sót cũng như phát huy những mặt tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dờn, ( 2003). Tín dụng ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
2. Thái Văn Đại, ( 2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường
Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết,(1997), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường đại học Cần Thơ. 4. Lê Văn Tư, ( 2005). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Tiến, ( 2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB. Thống kê, TP.HCM.
6. Bùi Văn Trịnh, (2005), Bài giảng tiền tệ ngân hàng,Tủ sách đại học Cần Thơ 7. Các báo cáo tài chính và các bảng cân đối tài khoản của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển quận Cái Răng.