2.1 Thực trạng quảng cáo so sánh trong Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam
2.1.3 Xử lý vi phạm đối với hành vi quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh
tranh Việt Nam.
Theo quy định của Pháp luật Cạnh tranh về điều tra xử lý đối với vụ việc cạnh tranh nói chung và quảng cáo so sánh nói riêng thì khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi quảng cáo so sánh vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh gây ra thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Và nếu cơ quan quản lý cạnh tranh trong q trình thụ lý phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì sẽ tiến hành điều tra sơ bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Cạnh tranh 2004 “Thời hạn điều tra sơ bộ là ba mƣơi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ”, giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ là điều tra chính thức sau khi Điều tra viên đã phát hiện ra dấu
35
hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh, thời hạn điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh khơng lành mạnh là chín mƣơi ngày, trong trƣờng hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 25. Nhƣ vậy để điều tra một vụ việc cạnh tranh nói chung và quảng cáo so sánh nói riêng phải trải qua những thủ tục phức tạp, trong một thời gian khá dài so với tính chất nhanh chóng, trực tiếp của quảng cáo so sánh. Trong khoảng thời gian này các quảng cáo vi phạm vẫn đƣợc phát sóng trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có chức năng, khơng có một biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để ngăn chặn tác động của các quảng cáo này. Theo quy định tại Điều 61 Luật Cạnh tranh 2004, Điều 88 Nghị định 116/2005/NĐ- CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh có quy định các biện pháp ngăn chặn hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh nhƣng cũng chƣa đề cập đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để ngăn chặn tác động tiêu cực của quảng cáo so sánh. Mặt khác quảng cáo khi đƣa lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nó ngay lập tức tác động vào ngƣời tiếp nhận. Trong khoảng thời gian điều tra đó các doanh nghiệp quảng cáo so sánh đã đạt đƣợc mục đích của mình nên khi có quyết định xử lý thì tác động của quảng cáo so sánh đối với các chủ thể đã đƣợc thực hiện. Do đó khi đã có các quy định cấm nhƣng các doanh nghiệp vẫn quảng cáo so sánh, họ chấp nhận bị xử lý vì họ đã đạt đƣợc mục đích của mình, hậu quả đó q nhẹ so với những gì mà họ đã đạt đƣợc. Cho nên về thời gian điều tra các vụ việc cạnh tranh, cần xem xét tính chất cụ thể, đặc thù của hoạt động quảng cáo so sánh để có cơ chế điều chỉnh phù hợp. Nên quy định thêm các biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc áp dụng trong quá trình điều tra, để hạn chế đến mức có thể những tác động của quảng cáo so sánh vi phạm trong thời gian tiến hành điều tra. Đồng thời căn cứ vào tính chất của quảng cáo so sánh để có thể quy định thủ tục điều tra rút gọn, nhằm xử lý kịp thời các vi phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hƣởng tiêu cực của quảng cáo so sánh.
Vấn đề xử lý vi phạm thì theo Luật Cạnh tranh 2004 quảng cáo so sánh là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đồng thời là hành vi quảng cáo bị cấm theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo 2001 (đƣợc Nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết tại Điều 3). Nhƣ vậy hành vi này vừa thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thơng tin theo Nghị định 56/2006/NĐ-CP vừa thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh theo Nghị định 120/2005/NĐ-CP. Dẫn đến tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi luật
36
nội dung cịn chƣa cụ thể gây khó khăn cho hoạt động triển khai thực thi pháp luật, không chỉ đối với Cục Quản lý cạnh tranh mà còn đối với các cơ quan liên quan khác. Pháp luật Việt Nam lại khơng có các quy định về giải quyết xung đột pháp lý cũng nhƣ phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi. Mặt khác việc xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo so sánh nói riêng và các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung đƣợc xử lý bằng các biện pháp hành chính quy định trong các văn bản khác nhau nên hiệu quả xử lý chƣa cao.
Mặt khác thẩm quyền tố tụng cạnh tranh theo Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam chỉ liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý có tính hành chính mà khơng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại. Để có thể địi bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo so sánh gây ra, nguyên đơn phải tiếp tục khởi kiện vụ việc tại tòa án dân sự trên cơ sở quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trƣởng Quản lý cạnh tranh cho biết “Quyết định của chúng tôi chỉ nhằm xử lý thích đáng những đối tƣợng vi phạm thơng qua các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, qua đó đảm bảo mơi trƣờng cạnh tranh đƣợc cơng bằng, lành mạnh. Nếu muốn đƣợc bồi thƣờng, doanh nghiệp bị thiệt hại có thể sử dụng quyết định của Cục để khởi kiện ra tòa dân sự” 26.
Quảng cáo so sánh là một hoạt động xúc tiến thƣơng mại song việc xử lý các vi phạm này không thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại mà ngoài Nghị định 120/NĐ-CP ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, quảng cáo so sánh còn đƣợc xử lý theo Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Văn hóa thơng tin. Hành vi quảng cáo so sánh đƣợc xử lý chủ yếu bằng các biện pháp hành chính, trong khi đó các hành vi quảng cáo so sánh ngày càng phức tạp, tinh vi gây ảnh hƣởng đến doanh nghiệp bị so sánh, đến ngƣời tiêu dùng và tác động đến cả nền kinh tế. Trong khi cơ sở pháp lý chƣa đầy đủ, việc áp dụng biện pháp hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đang chứng tỏ là có hiệu quả hơn so với các biện pháp khác nhƣ khiếu kiện tại Tịa án thì hình thức xử phạt lại quá nhẹ mà hành vi quảng cáo so sánh lại ngày càng biến tƣớng tinh vi hơn. Hiện nay hành vi so sánh trực tiếp hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu Việt Nam đồng (VNĐ) (Điều 35 khoản 1 Nghị định 120/2005/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh) trong khi đó chi phí cho một đoạn quảng cáo rất lớn. Theo ông Lê
26
Xem bài: Mạnh tay với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nguồn: http://vnexpress.net/gl/kinh-
37
Hồng Sanh, Giám đốc marketting, Công ty thƣơng mại dịch vụ Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Sài Gịn (thuộc Tổng cơng ty Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Sài Gòn – Sabeco) tiết lộ, hàng năm Sabeco dành khoảng vài phần trăm doanh thu đầu tƣ vào quảng cáo. Trong đó, mỗi một đoạn clip quảng cáo có giá lên tới 50.000 – 70.000 USD, còn giá phải trả cho mỗi một câu slogan dao động từ 1.000 – 2.000 USD tới cả trăm triệu đồng 27. Nhƣ vậy với tình hình nhƣ hiện nay chi phí và lợi nhuận thu đƣợc từ quảng cáo là rất lớn thì mức phạt nhƣ vậy là quá nhẹ, chƣa đủ mức răn đe dẫn đến tâm lý coi thƣờng pháp luật, gây trở ngại trong việc xử lý, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nói chung và hành vi quảng cáo so sánh nói riêng.
Ngồi ra các hình thức xử phạt bổ sung nhằm phần nào khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra trong đó có biện pháp buộc cải chính xin lỗi cơng khai chƣa đƣợc quy định chặt chẽ và cũng không đem lại hiệu quả cao. Bởi trên thực tế khi xảy ra vi phạm hầu hết các doanh nghiệp bị so sánh tự chủ động đăng thơng tin cải chính với những dẫn chứng từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, ít khi các cải chính này do các doanh nghiệp vi phạm thực hiện.
Mặt khác biện pháp dân sự trong đó bồi thƣờng thiệt hại là biện pháp giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của các chủ thể bị xâm phạm với mục đích bồi thƣờng phần nào tổn thất của họ thì vẫn chƣa đƣợc quy định cụ thể trong Pháp luật cạnh tranh và cũng khơng có sự viện dẫn về việc áp dụng lĩnh vực pháp luật cụ thể nào. Để cụ thể hóa quy định tại Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 về việc áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại, Điều 6 Nghị định 120/2005/NĐ-CP đã quy định nhƣng cũng mang tính chung chung, do đó để u cầu bồi thƣờng thiệt hại chủ thể bị xâm phại phải kiện ra tòa dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Nhƣ vậy cần hai giai đoạn tố tụng độc lập để các chủ thể có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc bồi thƣờng thiệt hại lại đƣợc dựa trên nguyên tắc: phải có thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại phải đảm bảo tính chính xác và chủ thể bị thiệt hại phải chứng minh đƣợc thiệt hại đó. Trong khi đó những thiệt hại trong hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và trong hành vi quảng cáo so sánh nói riêng rất khó định lƣợng một cách chính xác. Bên cạnh đó khơng chỉ những thiệt hại đã xảy ra mà còn những tổn thất trong tƣơng lai, có thể kéo dài mà không lƣờng trƣớc đƣợc. Ngồi ra chúng ta có thể nhận thấy, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong lĩnh vực quảng cáo chỉ đặt ra đối với ngƣời kinh doanh dịch vụ quảng cáo và ngƣời phát
27
Xem bài: Những chuyện thú vị về hậu trƣờng quảng cáo. Nguồn:http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Nhung- chuyen-thu-vi-ve-hau-truong-quang-cao/20107/103739.datviet, ngày 18 thang7 năm 2010.
38
hành quảng cáo 28. Trong khi đó chủ thể đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ hành vi quảng cáo chính là ngƣời quảng cáo, đối thủ cạnh tranh của chủ thể bị xâm phạm.
Với các quy định về xử lý vi phạm chƣa đem lại hiệu quả cao nhƣ pháp luật cạnh tranh thì hiện nay trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều quảng cáo so sánh, nhƣng nó khơng nêu rõ ràng là so sánh sản phẩm A với sản phẩm B, mà nó ví von mn hình vạn trạng, rất tinh vi và với các quy định nhƣ hiện nay thì những quảng cáo nhƣ vậy vẫn thấy xuất hiện liên tục trên các báo, đài.
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan chuyên trách đƣợc giao nhiệm vụ xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh. Trong năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 02 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 29. Nhƣ vậy với một tình hình quảng cáo phức tạp mà các vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý chỉ có thể thống kê đƣợc với những con số quá khiêm tốn. Đến năm 2010 tình hình xử lý các vụ việc có tăng lên so với năm 2008, 2009, tổng số vụ việc cạnh tranh đƣợc điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh đã tăng lên gấp đơi. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng, điều này chứng tỏ hiệu quả thực thi pháp luật về chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã tăng lên đáng kể. Các dạng hành vi bị Cục xử lý vi phạm trong năm 2010 khá đa dạng, bao gồm quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác. Dạng hành vi vi phạm phổ biến nhất trong năm 2010 là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng về tính năng cơng dụng của sản phẩm. Năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra 28 vụ việc cạnh tranh khơng lành mạnh trong đó có 21 vụ việc quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh 30. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đƣợc xử lý tăng lên đáng kể từ 2 vụ năm 2008 đến 21 vụ năm 2010, cho thấy đƣợc năng lực của Cục Quản lý cạnh tranh đã tăng lên.
Luật Cạnh tranh đã đƣa ra một loại tố tụng mới đó là tố tụng cạnh tranh. Tuy nhiên so với các hệ thống tố tụng đã có trƣớc đây thì tố tụng cạnh tranh vẫn cần rất non trẻ, mới mẻ cần tiếp tục hoàn thiện. Nhƣ vậy vấn đề xử lý vi phạm đối với hành vi quảng cáo so sánh nói riêng cũng nhƣ các vụ việc cạnh tranh nói chung vẫn còn
28 Điều 24, Điều 25 Pháp lệnh quảng cáo năm 2001.
29 Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thƣơng), (2009), Điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong năm 2008, Bản tin Cạnh tranh & ngƣời tiêu dùng, số 2 năm 2009, tr 11.
39
rất nhiều vấn đề chƣa hợp lý. Hiệu quả xử lý của các cơ quan có thẩm quyền vẫn cịn hạn chế, chủ yếu là do Cục quản lý cạnh tranh khởi xƣớng, các doanh nghiệp hầu nhƣ không khiếu nại lẫn nhau về vấn đề quảng cáo so sánh.