hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiếm sát nhân dân
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đang tiếp tục tiến hành công cuộc cải cách bộ máy Nhà nƣớc, đổi mới hệ thống chính trị, trong đó việc cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp là một đòi hỏi khách quan nảy sinh trong tiến trình đổi mới đất nƣớc. Các Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X,
XI, Nghị quyết lần thứ III, lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa
X) đã xác định rõ đƣờng lối đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tƣ pháp. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụ:
Xây dựng hệ thống cơ quan tƣ pháp trong sạch vững mạnh, dân
chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con ngƣời. Đẩy mạnh thực hiện
chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Cải cách tƣ pháp khẩn trƣơng, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra... [8].
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tƣ pháp, thực hành quyền công tố trong
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị xác định cụ thể hơn các nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của cơng cuộc cải cách tƣ pháp, trong đó chỉ rõ:
Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Hoạt động công tố phải đƣợc thực hiện ngay khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội; xử lý kịp
thời những trƣờng hợp sai phạm của những ngƣời tiến hành tố tụng khi
thi hành nhiệm vụ [5].
Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” chỉ rõ phải “Tăng cường trách nhiệm
của công tố trong hoạt động điều tra” [7]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải “Tăng cường công tố trong hoạt động điều
tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [10] nhằm nâng cao vị trí, vai trị của VKS
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của cơng dân. Do đó, các chủ thể ADPL nói chung và các chủ thể làm công tác ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng cần quán triệt và nhận thức rõ những định hƣớng lớn của Đảng về hoạt động cải cách tƣ pháp để nâng cao chất lƣợng ADPL trong điều kiện xây dựng nền tƣ
pháp của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Để nâng cao chất lƣợng ADPL trong thực
hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải nắm vững các phƣơng hƣớng chung sau đây:
Thứ nhất: Bảo đảm và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy địa phƣơng, hồn thiện và phát huy vai trị giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND. Sự lãnh đạo đó khơng có nghĩa là cấp ủy Đảng can thiệp vào các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc quyết định đƣờng lối xử lý đối với các vụ án hình sự, mà sự lãnh đạo ở đây là việc đề ra các chủ trƣơng, phƣơng hƣớng nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan tƣ pháp nói chung và Viện kiểm sát nói riêng, nâng cao chất lƣợng ADPL, giải quyết các vụ án hình sự một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.
Thứ hai: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, pháp
luật tố tụng hình sự cũng nhƣ hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, làm cơ sở cho việc ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đƣợc đồng bộ, thống nhất.
Thứ ba: Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tƣ pháp nhƣ: KSV,
Kiểm tra viên, Điều tra viên, Thẩm phán, Chấp hành viên và đội ngũ Giám định viên, Luật sƣ, Ngƣời phiên dịch... có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lập trƣờng chính trị, cơng tâm. Đồng thời, tăng cƣờng các biện pháp giáo dục chính trị tƣ tƣởng, thanh tra, kiểm tra dƣới nhiều hình thức nhằm làm trong sạch bộ máy các cơ quan tƣ pháp.
Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tƣ pháp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã yêu cầu các cơ quan tƣ pháp phải mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện cơng lý, tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân; khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Về cán bộ, Đảng ta chủ trƣơng xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, chính trị và có năng lực chun mơn; lập kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tƣ pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của cán bộ tƣ pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ; xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tiêu cực.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định nhiệm vụ: “Cải
cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án” [4]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ: “Đẩy
mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020... Đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”.
Từ những chủ trƣơng của Đảng cho thấy, phƣơng hƣớng cơ bản để nâng cao chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND chính là các vấn đề về tổ chức cán bộ. Do vậy, cần tập trung vào các mặt cơ bản sau:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác ADPL trong
thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đủ về số lƣợng và bảo đảm về chất lƣợng;
- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ Kiểm sát viên cả về chuyên môn
nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, lập trƣờng chính trị, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ
pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Củng cố, kiện tồn bộ máy các cơ quan tƣ pháp nói chung và VKSND
nói riêng, nhất là sau khi các VKS cấp huyện đã đƣợc tăng thẩm quyền và hệ thống
VKSND đã đƣợc tổ chức thành 4 cấp theo Luật tổ chức VKSND năm 2014. Thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ phải quán triệt tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề này, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/06/2005 của Bộ Chính trị; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Thứ năm: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
của tỉnh Yên Bái trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Thứ sáu: Tiếp tục đề nghị Quốc hội đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm
việc, chế độ phụ cấp cho ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và VKSND tỉnh Yên
Bái nói riêng, nhất là các đơn vị VKS cấp huyện; trang bị tài liệu, sách báo pháp
luật, tăng cƣờng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.
Trên đây là những phƣơng hƣớng cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn điều tra của VKSND nói chung cũng nhƣ VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng. Những phƣơng hƣớng cơ bản này xuất phát từ đƣờng lối, chính sách của Đảng đƣợc nêu trong các Nghị quyết, Chỉ thị, là nền tảng tƣ tƣởng, là quan điểm chỉ đạo việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp nói chung và VKSND nói riêng.