3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp luật
3.2.1. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật
* Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự
BLTTHS năm 2003 về cơ bản đã thể chế hoá đƣợc chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách tƣ pháp, qua hơn 10 năm thi hành đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình n của nhân dân, tạo mơi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù vậy, thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cũng bộc lộ những vƣớng mắc, bất cập, chủ yếu là: (1) Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng có những nội dung chƣa phù hợp nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là những ngƣời trực tiếp giải quyết vụ án hình sự nhƣng chỉ đƣợc giao những thẩm quyền hết sức hạn chế nên đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tiến độ giải quyết các vụ án hình sự; (2) Cịn thiếu một số quyền quan trọng bảo đảm cho ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngƣời bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội; (3) Quy định về căn cứ tạm giam cịn định tính là ngun nhân dẫn đến việc lạm dụng tạm giam trong thực tiễn; quy định về một số biện pháp cƣỡng chế tố tụng còn chƣa đầy đủ và cụ thể, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong trƣờng hợp ngƣời tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; (4) Quy định về chứng cứ còn bất cập, chƣa phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm, chƣa thể hiện đƣợc yêu cầu tranh tụng đã trở thành nguyên tắc Hiến định và chƣa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, chủ yếu vẫn chỉ ghi nhận những nguồn chứng cứ truyền thống, chƣa công nhận là chứng cứ đối với các dữ liệu điện tử đƣợc thu thập từ mạng internet và các thiết bị điện tử; (5) Chế định thời hạn tố tụng chƣa thật hợp lý, vẫn còn những hoạt động tố tụng chƣa bị ràng buộc bởi thời hạn; thời hạn tạm giam còn dài; một số thời hạn quá chặt chẽ nên thiếu tính khả thi; (6) Mới chỉ quy định thủ tục áp dụng đối với ngƣời chƣa
thành niên phạm tội mà chƣa quy định thủ tục áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên là bị hại, ngƣời làm chứng; thiếu các biện pháp bảo vệ ngƣời làm chứng và những ngƣời tham gia tố tụng khác; (7) Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thiếu chặt chẽ đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm còn nhiều nhƣ hiện nay; (8) Mới dừng ở những quy định chung, chƣa quy định rõ về giá trị
của các nguồn tƣ liệu có đƣợc thơng qua hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp hình sự, thiếu
các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các cam kết quốc tế, trong khi Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và trở thành thành viên của nhiều điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, đã đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao ngƣời đang chấp hành hình phạt tù với các nƣớc trên thế giới.
Để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng cải cách tƣ pháp nhƣ: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Các nghị quyết của Đảng yêu cầu cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tƣ pháp, bảo đảm chất lƣợng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi tranh tụng tại tòa là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng hoạt động tƣ pháp, đồng thời yêu cầu cải cách nhiều nội dung cụ thể khác của tố tụng hình sự. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đƣợc Quốc hội khóa XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tƣ pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và VKS khi thực hiện chức năng Hiến định. Quốc hội cũng đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến TTHS nhằm thực hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp nhƣ: Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Luật sƣ, Luật trợ giúp pháp lý, Luật thi hành án hình sự... Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải đƣợc cụ thể hóa trong BLTTHS (sửa đổi).
Chính vì vậy, ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung). BLTTHS năm 2015 gồm 510 điều, đƣợc chia thành 9 phần, 36 chƣơng, trong đó bổ sung mới 176
điều, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều. Bố cục của BLTTHS
2015 đƣợc thiết kế khoa học hơn, theo trình tự tố tụng từ khởi tố đến điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và gắn với các chủ thể tiến hành tố tụng ở mỗi giai đoạn. BLTTHS mới đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trƣơng cải cách tƣ pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơng dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế tối đa các quy định chung chung, phải chờ văn bản hƣớng dẫn thi hành; tiếp tục duy trì và phát huy những ƣu điểm của mơ hình tố tụng thẩm vấn, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; đồng thời bảo đảm thống nhất với các luật mới đƣợc Quốc hội ban hành, nắm bắt các định hƣớng lớn trong các dự án luật liên quan đang đƣợc soạn thảo; nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế có liên quan đến TTHS mà Việt Nam là thành viên.
BLTTHS năm 2015 ra đời ngày càng hoàn thiện hệ thống các nguyên tắc cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự trong điều kiện của cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay, là công cụ pháp lý hữu hiệu để đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là trong trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, bảo vệ công lý và phục vụ nhân dân.
* Hồn thiện pháp luật hình sự
Bộ luật hình sự hiện hành đƣợc Quốc hội khóa X thơng qua ngày 21/12/1999 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLHS năm 1985 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997). Sau hơn 14 năm thi hành, BLHS năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những tác động tích cực đối với cơng tác phịng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân.
Tuy nhiên, kể từ sau khi BLHS năm 1999 đƣợc ban hành, tình hình đất nƣớc
ta đã có những thay đổi to lớn về mọi mặt. Việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con ngƣời, quyền cơ bản của cơng dân; chiến lƣợc hồn thiện hệ thống pháp luật, chiến lƣợc cải cách tƣ pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nƣớc. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lƣợng tội phạm ln có xu hƣớng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mơ và tính chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trƣờng. Điều này đã làm cho BLHS hiện hành trở nên bất cập, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Mặc dù năm 2009, Quốc hội khoá XII đã sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, nhƣng do phạm vi sửa đổi chỉ giới hạn trong một số điều nên chƣa thể khắc phục đƣợc đầy đủ, toàn diện những bất cập của BLHS trong thực tiễn. Những bất cập, hạn chế của BLHS hiện hành đƣợc thể hiện ở một số điểm chủ yếu nhƣ sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng định hƣớng XHCN của nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển quan trọng, từng bƣớc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đã mang lại những lợi ích to lớn, nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, BLHS hiện hành nhìn chung vẫn là sản phẩm mang đậm dấu ấn của thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, do vậy, chƣa thực sự phát huy tác dụng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các nhân tố tích cực của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN phát triển một cách lành mạnh. Một số quy định của BLHS tỏ ra khơng cịn phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng. Mặt khác, nhiều tội phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế chƣa đƣợc kịp thời bổ sung hoặc
tuy đã đƣợc bổ sung, nhƣng chƣa đầy đủ, toàn diện, nhất là các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khốn, tội phạm trong lĩnh vực mơi trƣờng,…
Thứ hai, do ban hành từ năm 1999, nên BLHS chƣa thể chế hoá đƣợc những quan điểm, chủ trƣơng mới của Đảng về cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong Nghị
quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW.
Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải
Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tƣ
pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hƣớng thiện trong việc xử lý ngƣời phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hƣớng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng
thời, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là ngƣời có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Ngƣời có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gƣơng cho ngƣời khác. Đây là những quan điểm mới của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách hình sự mà BLHS cần phải đƣợc thể chế hóa một cách đầy đủ.
Đặc biệt, sự phát triển của Hiến pháp năm 2013 về việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền con ngƣời, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với vai trị là cơng cụ pháp lý quan trọng và sắc bén nhất trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơ bản của cơng dân. Theo đó, một mặt, BLHS cần đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con
ngƣời, quyền cơ bản của công dân, mặt khác cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi theo
hƣớng đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hƣớng thiện trong việc xử lý ngƣời phạm tội; tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ ba, BLHS hiện hành chƣa cập nhật đƣợc đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, nguy hiểm cao cho xã hội để có biện pháp xử lý hình sự thích đáng. Điển hình có thể kể tới các hành vi lạm dụng lao động trẻ em; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể ngƣời; vi phạm quy định về an tồn giao thơng đƣờng bộ; lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản; các vi phạm trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm, mơi trƣờng, cơng nghệ cao. Điều này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ tƣ, BLHS hiện hành đƣợc ban hành từ năm 1999 trong bối cảnh nƣớc ta chƣa hội nhập sâu vào thế giới, nhiều điều ƣớc quốc tế chúng ta chƣa có điều kiện gia nhập. Ngày nay, xu thế chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực tế, nƣớc ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, trong đó có các cơng ƣớc về phịng chống tội phạm. Bên cạnh đó, cùng với q trình hội nhập quốc tế, nƣớc ta cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các tội phạm do ngƣời nƣớc ngồi thực hiện. Điều này địi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS để nội luật hóa các quy định về hình sự trong các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Ngồi ra, BLHS hiện hành cũng cịn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp; các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh; các tội ghép; cách thiết kế khung hình phạt cũng nhƣ khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh; chƣa có sự nhất quán trong cách phân chia các chƣơng tội phạm... Những bất cập này cũng ảnh hƣởng lớn đến việc hƣớng dẫn thi hành và áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế.
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm; chƣa thực sự tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nƣớc cũng nhƣ cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền của ngƣời dân. Do đó, việc xây dựng, ban hành BLHS mới nhằm thay thế BLHS năm 1999 là hoàn toàn đúng đắn và hết sức cần thiết.
Với tinh thần sửa đổi toàn diện, ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLHS năm 2015 gồm có 26 chƣơng với 426 điều, đƣợc
thiết kế thành 3 phần (phần Những quy định chung, phần Các tội phạm và phần