Lãi suất tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện thốt nốt (Trang 25 - 26)

Biểu đồ 4 : Doanh số cho vay theo kỳ hạn

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.7 Lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn của người khác vào mục đích sản xuất kinh doanh và được đo bằng tỷ lệ % trên vốn tiền gửi hay cho một thời gian nhất định nào đó.

Lãi suất tín dụng là động lực kích thích tiết kiệm và đầu tư, là địn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các DN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lãi suất tín dụng là vũ khí sắc bén và là cơng cụ quan trọng cơ bản để thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia và cuối cùng lãi suất tác động đến nhiều mặt kinh tế xã hội, người gửi tiền, lợi nhuận của Ngân hàng, lợi nhuận của DN. Chế độ lãi suất hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại nếu chính sách lãi suất tiền tệ khơng hợp lý nó làm cho nền kinh tế phát triển không tốt.

Lãi suất thấp có tác dụng: Kích cầu về tiền tệ của nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng lúc này người dân lại thích đầu tư vào tiêu dùng hơn là gửi tiền tiết kiệm để sinh lời, do đó khó có thể huy động được các nguồn vốn có giá trị.

Lãi suất cao có tác dụng: Khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm, hạn chế vốn tín dụng vào đầu tư sản xuất cũng như tiêu dùng. Bằng chính sách này có thể làm cho chi phí đẩy của nền kinh tế tạm thời bị kèm chế. Nhưng ngược lại nó có tác hại rất lớn đó là nền kinh tế hạn chế sản xuất kinh doanh, do đó dẫn đến tình trạng trì trệ phát triển.

Lãi suất thích hợp có tác dụng mở rộng đầu tư vào sản xuất kinh doanh đồng thời thu hút được lượng tiền gửi hợp lý. Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng Trung

ương ấn định khung lãi suất chung, trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng tự xác định lãi suất riêng cho mình

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện thốt nốt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)