Biểu đồ 4 : Doanh số cho vay theo kỳ hạn
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA BA NĂM 2005-2007
Từ những kết quả hoạt động qua từng năm mà người ta có thể đánh giá chung được cách quản trị và trình độ của nhân viên trong từng đơn vị là tốt hay khơng. Nói rõ hơn, trong nền kinh tế thị trường và trong giai đoạn hội nhập như hiện nay nếu bất cứ một Ngân hàng nào làm tốt hay không làm tốt cơng tác quản trị thì kết quả đều có tính hai mặt của nó. Có nghĩa là cơng tác quản trị, điều hành có thể dẫn tới mọi hoạt động kinh doanh có thể đạt kết quả tốt hay xấu. Trong đó, quản trị về vốn là một trong những vấn đề rất quan trọng cần phải đặt ra, đơn vị có thể bảo tồn và tăng trưởng được nguồn vốn hay khơng, đó là những điều mà trong phần này sẽ tìm hiểu.
Để cụ thể hơn thì NHNo&PTNT huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ là một ví dụ cụ thể, đó là:
4.1.1 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Thốt Nốt qua 3 năm theo kỳ hạn theo kỳ hạn
Bảng 2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi thanh toán 2.Tiền gửi tiết kiệm - Tiết kiệm KKH - Tiết kiệm CKH 3.Kỳ phiếu, trái phiếu
47.017 167.224 3.933 163.291 5.810 69.997 192.559 5.544 187.015 12.423 81.042 211.385 4.375 207.010 10.332 +22.980 +25.335 +1.611 +23.724 +6.613 +48,87 +15,15 +40,96 +14,53 +113,82 +11.045 +18.826 -1.169 +19.995 -2.091 +15,78 +9,78 -21,08 +10,69 -16,83 Tổng cộng 220.051 274.979 302.759 54.928 +24,96 +27.780 +10,10 (Nguồn: Phịng Tín Dụng NHNo&PTNT Thốt Nốt) Nhận xét:
- Từ 2005 đến 2006 vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Thốt Nốt liên tục tăng góp phần đáng kể vào nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
- Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 220,051 tỷ đồng, trong đó tiền gửi thanh toán năm 2005 là 47,017 tỷ đồng; tiền gửi tiết kiệm là 167,224 tỷ đồng; tiền gửi kỳ phiếu-trái phiếu là 5,810 tỷ đồng. Ngoại trừ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2007 giảm so với 2006 là 1,169 tỷ đồng, còn lại tất cả các đối tượng khác đều tăng, riêng tiền gửi kỳ phiếu-trái phiếu 2007 giảm so với 2006 là 2,091 tỷ đồng.
- Huy động vốn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 22,980 tỷ đồng. Năm 2007 huy động vốn tăng 11,045 tỷ đồng. Đây là một thành công rất lớn trong việc huy động vốn tại địa bàn để đưa vào kinh doanh.
- Nhằm mục đích thu hút khách hàng gửi tiền, do đó việc đa dạng hóa các hình thức gửi tiền là điều khơng thể bàn cãi. Vấn đề đặt ra là đơn vị đã và đang vận dụng các hình thức này như thế nào, đó là nội dung chính của phần các hình thức gửi tiền.
+ Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của kho bạc…loại tiền gửi này tăng qua các năm cho thấy các tổ chức kinh tế ngày tìm đến Ngân hàng nhiều hơn để sử dụng các tiện ích của Ngân hàng đồng thời tạo cho Ngân hàng một khối lượng tiền rất lớn để đưa vào kinh doanh. Nếu xét về mặt kinh doanh thuần túy thì đây là một nguồn vốn để kinh doanh có hiệu quả nhất nên Ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn vốn này. Tuy nhiên số dư loại tiền gửi này luôn bị biến động nên Ngân hàng cần phải có chiến lược cụ thể cho từng khách hàng để ổn định hoạt động.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: những khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhưng vì một lý do nào đó mà khơng chắc đến thời điểm nào sẽ cần sử dụng. Do vậy những khách hàng này thường gửi tiền theo hình thức gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn. Đối với tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn thì 3 năm qua số dư tiền gửi này tăng giảm không ổn định, chỉ tiêu này tăng trưởng khá trong năm 2006 với mức tăng là 1.611 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 40,96% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng ở đây là do một số khách hàng có những nguồn tiền nhàn rỗi do các thân nhân ở nước ngoài gửi về đã được Ngân hàng tận dụng huy động gửi tiết kiệm. Nhìn vào số tương đối thì mức tăng trưởng khá cao, nhưng số dư thực tế là quá nhỏ chỉ với mức 5.544 triệu đồng vào năm 2006. Đến năm 2007 số dư tiền gửi này là 4.375 triệu đồng giảm 21,08% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do những khách hàng gửi tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn đã phát sinh những mục đích sử dụng, mặt khác một số khách hàng đã chuyển sang loại tiền gửi có kỳ hạn. Loại tiền gửi này bản chất là bấp bênh, không ổn
định, khả năng an tồn khơng cao, dễ mất khả năng chi trả, dễ gây phản ứng di chuyền mất khả năng thanh tốn trong tồn hệ thống.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng qua các năm. Nguyên nhân của hiện tượng này do Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động, do đó đã rút ngắn được khoảng cách giữa khách hàng và Ngân hàng, chiếm lòng tin của khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng gửi tiền hơn.
+ Tiền gửi kỳ phiếu-trái phiếu: đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào nhằm mục đích sinh lời với lãi suất cao. Việc phát hành kỳ phiếu-trái phiếu tại NHNo&PTNT huyện Thốt Nốt do Ngân hàng NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ phát hành nhằm vào mục đích huy động vốn cho mục đích cụ thể. Thông thường, tại địa bàn huyện, việc phát hành kỳ phiếu-trái phiếu vào những tháng cuối năm để huy động vốn đầu tư cho sản xuất lúa Đơng Xn vì đây là vụ mang tính quyết định sự thắng lợi của sản xuất lương thực của Thành Phố mà chính vì vậy số dư loại tiền gửi này thơng thường năm sau cao hơn năm trước vì lãi suất thường hấp dẫn hơn và khối lượng tiền gửi vào thực sự là tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng nguồn vốn:
Từ năm 2005 đến năm 2007 NHNo huyện Thốt Nốt đưa ra những biện pháp để huy động, đa dạng hóa các hình thức và kênh huy động vốn với nhiều thời hạn khác nhau tương ứng với mức lãi suất khác nhau để tạo ra một mức lãi suất bình qn có tính cạnh tranh cao.
Tùy vào thời điểm và điều kiện, Ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất linh hoạt và phù hợp, đảm bảo mức sinh lời hợp lý cho người gửi và phù hợp với lãi suất trên thị trường. Ngân hàng tích cực khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh việc mở tài khoản thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng sử dụng các dịch vụ trong Ngân hàng để thu hút nguồn vốn từ đó tất cả các loại vốn huy động đều tăng. Ngân hàng luôn tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng, thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng tích cực tham gia gửi tiền tăng cường mở rộng mạng lưới huy động.
Nền kinh tế ổn định, giá cả hàng hóa nơng sản qua ba năm ln ổn định ở mức cao. Đặc biệt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã mang lại những
thành quả khả quan, thu nhập ổn định từ đó người dân tìm đến Ngân hàng để gửi tiền nhàn rỗi nhiều hơn và an tâm hơn.
Song, trong công tác huy động vốn cần khắc phục một số hạn chế để ổn định và tăng trưởng nguồn vốn như sau:
Ngân hàng chưa có chính sách tạo vốn hữu hiệu, triệt để khai thác hết các nguồn vốn và tiềm năng ở địa bàn, cần phải đa dạng hóa hơn nữa hình thức huy động vốn hấp dẫn phù hợp tâm lý và tập quán của người gửi tiền nhằm tạo niềm tin nới khách hàng. Mở rộng hình thức huy động tiền gửi dài hạn và kỳ phiếu-trái phiếu để ổn định trong đầu tư tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế huyện nhà phát triển
Việc huy động vốn cần phải tính đến yếu tố lãi suất nên cần phải có sự cân đối hài hịa giữa các loại tiền gửi để Ngân hàng sử dụng một cách chủ động và linh hoạt hơn.
4.1.2 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Thốt Nốt qua 3 năm theo loại tiền theo loại tiền
Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo loại tiền qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền % Số tiền % Nội tệ 199.007 248.186 270.207 49.179 24,71 22.021 8,87
Ngoại tệ 21.044 26.793 32.552 5.749 27,32 5.759 21,49
Tổng 220.051 274.979 302.759 54.928 24,96 27.780 10,10
(Nguồn: Phịng Tín Dụng NHNo&PTNT Thốt Nốt)
Nhận xét: Nhìn chung, nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ có xu hướng
gia tăng từ năm 2005-2007, cụ thể là:
Năm 2006, nguồn vốn nội tệ huy động được là 248,186 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 90,26% trong tổng nguồn vốn huy động) tăng 24,71% so với năm 2005, trong khi đó ngoại tệ (chỉ chiếm 9,74% trong tổng nguồn vốn huy động) tăng 27,32% so với năm 2005. Đến năm 2007, cả vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng so với năm 2006 trong đó vốn nội tệ (chiếm 89,25% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2007)
tăng 8,87% so với năm 2006, còn vốn huy động ngoại tệ (chiếm 10,75% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2007) tăng 21,49% so với năm 2006.