Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 47 - 50)

2.1.3 .Các hình thức huy động vốn

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM GẦN

4.2.2. Doanh số thu nợ

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM

(Đơn vị tính: triệu đồng) Năm So sánh 08-07 So sánh 09-08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (%) Số tiền (%)

Doanh nghiệp tư

nhân 37.181 47.580 55.184 10.399 27,97 7.604 15,98

Kinh tế cá thể 114.206 144.343 158.053 30.137 26,39 13.710 9,50

Tổng DSthu nợ 151.387 191.923 213.237 40.536 26,78 21.314 11,11

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng SGCTTN)

Doanh số thu nợ của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào doanh số cho vay trong những năm trước đó. Điều này giải thích tại sao có sự chênh lệch trong doanh số thu nợ của loại hình kinh tế cá thể đối với loại hình doanh nghiệp tư

nhân. Bên cạng đó, sự khan hiếm vốn trong năm 2008 buộc Ngân hàng phải cắt giảm cho vay, đồng thời tăng cường thu hồi nợ. Vì thế mà tổng dư nợ trong năm 2008 của Ngân hàng vẫn tăng mặc dù doanh số cho vay giảm đi.

Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số thu nợ của cả hai loại hình kinh tế đều tăng trưởng khá tốt qua các năm. Dẫn đến tổng doanh số thu nợcũng tăng trưởng khá tốt. Tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2009 là 213.237 triệu đồng. Qua hai đợt tăng trưởnglần lượtlà26,78% trong năm 2008 và 11,11% trong năm 2009.

Trong hai loại hình kinh tế thì loại hình doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trương nhanh hơn đơi chút so với loại hình kinh tế cá thể. Nhưng so về tỷ trọng dư nợ của loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn còn kém xa. Cụ thể dư nợ trong năm 2009 của loại hình doanh nghiệp tư nhân là 55.184 triệu đồng, trải qua hai đợt tăng trưởng 27,97% trong năm 2008 và 15,98% trong năm 2009. Còn dư nợ trong năm 2009 của loại hình kinh tế cáthể là 158.053 triệu đồng, trải qua hai đợt tăng trưởng 26,39% trong năm 2008 và 9,50% trong năm 2009.

Có được sự tăng trưởng khá tốt như vậy là do các đơn vị giao dịch vay vốn với Ngân hàng làm ăn có hiệu quả với chính sách phát triển hợp lý. Điều này cho thấy công tác thẩm định vay vốn, sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theokỳ hạn

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY QUA 3 NĂM (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm So sánh 08-07 So sánh 09-08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 147.355 190.524 208.976 43.169 29,30 18.452 9,69 Trung hạn 4.032 1.399 4.261 - 2.633 - 65,30 2.862 204,58 Tổng 151.387 191.923 213.237 40.536 26,78 21.314 11,11

Sự chênh lệch trong doanh số cho vay giữa hai loại hình cho vayđã dẫn đến sự chênh lệch tương ứng trong doanh số thu nợ. Vì thế mà doanh số thu nợ trung hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số thu nợ.

Khác với doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với nhóm ngắn hạn tăng trưởng đều đặng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 tăng đến 29,30%. Có được kết quả này là do trong năm 2008 Ngân hàng thắt chặt cho vay, đồng thời đôn đốc việc thu nợ nên doanh số thu nợ năm 2008vẫn tănglên.

Trong khi đó, sự tăng lên trong năm 2008 và giảm xuống trong năm 2009 trong doanh số thu nợi đối với nhóm trung hạn chủ yếu là do thời hạn của các món vay trước đó mà Ngân hàng đã cho vay. Cụ thể doanh số thu nợ trong ba năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 4.032, 1.399, 4.261 triệu đồng.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM

(Đơn vị tính: triệu đồng) So sánh 08-07 So sánh 09-08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Ngành nông nghiệp 4.690 10.820 19.830 6.130 130,70 9.010 83,27 Ngành thủy sản 49.110 76.019 44.450 26.909 54,79 - 31.569 - 41,53 Ngành công nghiệp chế biến 27.225 44.580 44.100 17.355 63,75 -480 - 1,08 Ngành xây dựng 2.314 1.804 2.089 - 510 -22,04 285 15,80 Ngành thương nghiệp 42.476 37.413 78.186 - 5.063 -11,93 40.773 108,98 Khác 25.572 21.287 24.582 - 4.285 -16,76 3.295 15,48 Tổng DS thu nợ 151.387 191.923 213.237 40.536 26,78 21.314 11,11

- Ngành nông nghiệp: Tăng trưởng ổn định và đều đặng qua các năm. Đây hứa hẹn sẽ là ngành đóng góp nhiều trong sự tăng trưởng ổn định của Ngân hàng trong tương lai. Doanh số thu nợ của ngành trong năm 2009 đạt 19.830 triệu đồng.

- Ngành thủy sản: Tăng trưởng tốt (54,79%) và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ năm 2008 (gần 40%). Nhưng ngay lập tức lại giảm 41,63% trong năm 2009. Sự không ổn định của ngành này đang làm đau đầu không chỉ cho Ngân hàng.

- Ngành công nghiệp chế biến: tăng cao trong năm 2008 (65,75%) và chựng lại trong năm 2009. Ngành này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu hàng năm của ngành thủy sản.

- Ngành thương nghiệp: Năm 2008 doanh số thu nợ đối với ngành này có giảm đi chút ít. Nhưng năm 2009 ngành này lại tăng trưởng vượt bậc (108,98%) và là ngành có tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ (gần 37%).Dựa vào tình hình doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp có thể thấy ngành này sẽ cịnđóng nhiều vào doanh số thu nợcủa Ngân hàng trong tương lai.

- Ngành xây dựng và nhóm các ngành khác: Chiếm tỷ trọng nhỏ. Giảm đáng kể trong năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng xảy ra. Nhưng bắt đầu tăng lại trong năm 2009.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)