2.1.3 .Các hình thức huy động vốn
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2007 2008 2009
Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Vốn huy động 33.779 38,85 42.660 58,36 74.250 63,63 2. Vốn điều chuyển 52.510 59,86 29.040 39,73 37.616 32,24
3. Vốn khác 1.434 1,63 1.398 1,91 4.822 4,13
Tổng cộng (1+2+3) 87.723 100,00 73.098 100,00 116.688 100,00
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng SGCTTN)
Qua bảng số liệu, có thể thấy khả năng huy dộng vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Nó tăng cả về mặt số tuyệt đối (từ 33.779 triệu VNĐ năm 2007 lên 74.250 triệu VNĐ trong 2009) lẫn về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn (từ 38,85% năm 2007 lên 63,63% trong năm 2009). Đặc biệt là trong năm 2008, khi mà cuộc khủng hoảng xảy ra, Ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng khá tốt trong việc huy động vốn (từ 33.779 triệu VNĐ tăng lên 42.660 triệu VNĐ, chiếm 58,36% trong cơ cấu nguồn vốn 2008).
về mặt số tuyệt đối đó lại khơng phải là một con số giảm dần giống như sự tăng dần của nguồn vốn huy động. Đã có sự xụt giảm lớn trong năm 2008 (từ 52.510 triệu VNĐ xuống còn 29.040 triệu VNĐ) và sự tăng nhẹ trở lại trong năm 2009 (từ 29.040 triệu VNĐ lên 37.616 triệu VNĐ). Điềunày được giải thích là vì sự khan hiếm về nguồn vốn trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nhìn chung, sự biến động của nguồn vốn điều chuyển là khá tích cực. Nó được thể hiện rõ qua sự giảm dần của tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển trong tổng cơ cấu nguồn vốn qua các năm.
Tình hình nguồn vốn cho thấy Ngân hàng đã có những cố gắng nhất định trong việc huy động vốn và ngày càng ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn điều chuyển. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu chi phí ởbảng 1 sẽ thấy chi phí cho vốn điều chuyển vẫn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao. Có nghĩa là Ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Để khơng cịn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển vốn có chi phí rất cao.
4.1.2. Tình hình cụ thể về việc huy động vốn
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tinh hình huy động vốn ở Ngân hàng, ta cùng xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3NĂM NĂM (Đơn vị tính: triệu đồng) So sánh 08-07 So sánh 09-08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Tiền gửi thanh toán 15.130 25.755 44.750 10.625 70,22 18.995 73,75 2. Tiền gửi tiết kiệm 18.649 16.905 29.500 -.744 - 9,35 12.595 74,50 + Không kỳ hạn 2.065 19 621 -2.046 - 99,08 602 3168,42 + Có kỳ hạn 16.584 16.886 28.879 302 1,82 11.993 71,02
Tổng (1+2) 33.779 42.600 74.250 8.881 26,29 31.650 74,30
- Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán đang trên đà tăng trưởng, tăng lên không ngừng ngay cả khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2008. Cụ thể, tiền gửi thanh toán tăng với tốc độ 70,22% trong năm 2008 và 73,75% trong năm 2009. Ngồi ra, tiền gửi thanh tốn cịn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, tổng tiền gửi thanh toán là 44.750 triệu đồng, chiếm trên 60% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy Ngân hàng đang nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp.
- Tiền gửi tiết kiệm:
+ Xụt giảm nhẹ khi tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn khan hiếm vào năm 2008. Nhưng ngay sau đó tăng trưởng trở lại với tốc độ 74,50% trong năm 2009. Chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ dần trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2007 tổng tiền gửi tiết kiệm là 18.649 triệu đồng chiếm khoảng 55% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2009 tổng tiền gửi tiết kiệm là 29.500 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 35,7% trong tổng nguồn vốn huy động.
+ Trong tổng tiền gửi tiết kiệm thì chiếm đa số và chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là loại tiền gửi có lợi hơn so với tiền gửi không kỳ hạn vốn chiếm số lượng khơng đáng kể.
Nhìn chung, cả hai loại tiền gửi đều đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong đó tiền gửi thanh tốn tăng nhanh hơn so với tiền gửi tiết kiệm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.Đây là một xu hướng khơng tốt vì nếu so với tiền gửi thanh tốn thì tiền gửi tiết kiệm có lợi hơn.Vì tiền gửi tiết kiệm tuy có lãi suất cao hơn nhưng lại có thời hạn cụ thể và thời gian gửi cũng dài hơn. Trong khi tiền gửi thanh tốn tuy có lãi suất thấp hơn nhưng lại không ổn định và khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào (thường rất sớm).