Tình hình tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện châu thành, sóc trăng (Trang 45 - 57)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC VỐN CỦA NGÂN

4.2.1. Tình hình tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện

huyện Châu Thành trong 3 năm 2007-2009:

4.2.1.1. Tình hình nợ xấu :

Nợ xấu theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang các nhóm nợ xấu. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu q cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 6: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Đvt: triệu đồng 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Nợ xấu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức % Mức % Ngắn hạn 3.727 5.556 1.998 1.829 49,07 (3.558) (64,04) Trung và dài hạn 756 280 581 (476) (62,96) 301 107,50 Tổng 4.483 5.836 2.579 1.353 30,18 (3.257) (55,81)

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 32 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2007 2008 2009 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Năm Triệu đồng

Sự tăng trưởng nợ xấu được thể hiện qua biểu đồ sau:

HÌNH 5: SỰ TĂNG TRƯỞNG NỢ XẤU THEO THỜI HẠN

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu hàng năm có tăng giảm khác nhau nhưng nhìn chung thì nợ xấu tăng. Nợ xấu tăng mạnh nhất vào năm 2008, tăng 30,23 %, tương đương 1.355 triệu đồng so với 2007. Và giảm mạnh vào năm 2009, giảm 55,82%, tương đương 3.259 triệu đồng. Nợ xấu tăng mạnh là do trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng nhanh nên đã tác động đến nợ xấu. Hơn nữa, ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quyết định của NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực vào ngày 10 tháng 5 năm 2007. Nên có những khoản nợ gia hạn trước đây chuyển vào các nhóm nợ 3, 4, 5 làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mặt khác, do tình hình khách quan bên ngồi ngân hàng, tình hình lạm phát tăng cao,dịch bệnh, thiên tai tuy được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khơi phục sản xuất nhưng thiệt hại quá lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất ngân hàng gia hạn thêm thời hạn trả nợ của các món vay đã làm cho nợ xấu tăng lên.

Đối với nợ xấu ngắn hạn. Năm 2007 là 3727 triệu đồng. Sang năm 2008, nợ xấu tăng đáng kể, tăng đến 49,13% so với năm trước. Đến năm 2009, nợ xấu có phần giảm đi, giảm 64,05% so với cùng kỳ, tương đương 3.560 triệu đồng. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là do trong công tác thẩm định cho vay ngắn hạn còn

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 33

chủ quan, cán bộ tín dụng thẩm định chưa đánh giá tính tốn chính xác nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá tình hình tài chính, tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo trả nợ của khách hàng nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn. Mặt khác, bên cạnh một số khách hàng cố tình, có nguồn trả nợ nhưng khơng có thiện chí trả nợ; đa phần các hộ vay trả nợ gốc và lãi không đúng hạn là do nguyên nhân bất khả kháng như năng suất đạt không cao, ốm đau đột xuất, giá cả thấp, chi phí đầu vào cao, hoặc bán chưa thu hồi được tiền, do đó đã ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, làm tỷ lệ nợ xấu trong năm tăng cao.

Đối với nợ xấu trung và dài hạn tăng qua các năm chỉ riêng năm 2008 là giảm và giảm 62,96% so với năm 2007, tương đương 476 triệu đồng. Đến năm 2009, nợ xấu lại tăng thêm 107,50% so với cùng kỳ, tương đương 301 triệu đồng. Các khoản nợ trung và dài có rủi ro cao nên nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là điều không thể tránh khỏi.

Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là không thể tránh khỏi, mức nợ xấu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng tùy theo qui mơ và tình hình vốn của từng ngân hàng mà nợ xấu sẽ phát sinh mức rủi ro khác nhau và ngân hàng nên theo dõi thường xuyên làm sao cho chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

4.2.1.2. Doanh số cho vay:

Cho vay là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Với phương châm: “Ngân hàng Nông nghiệp là người bạn đồng hành của Nông dân”, trong những năm qua NHNo&PTNT Chi nhánh Chân Thành đã thật sự gắn bó với đời sống của người nông dân trên địa bàn. Trong thời gian qua, nhu cầu về vốn ngắn hạn tại địa phương không ngừng tăng lên và NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành đã nắm bắt được điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của địa phương. Thế nên trong quá trình hoạt động doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trị chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh. Để biết rõ hơn về doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau:

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 34 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Triệu đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy qui mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn, điều này thể hiện qua doanh số cho vay không ngừng tăng qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Năm 2007, doanh số cho vay là 143.573 triệu đồng. Sang năm 2008, doanh số cho vay tăng nhưng không nhiều, tăng 8,77% so với năm 2007, tương đương 12.585 triệu đồng. Đến năm 2009, doanh số cho vay tiếp tục tăng và tăng khá mạnh, tăng 68,38% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 106.779 triệu đồng. Sự tăng trưởng theo thời hạn của hoạt động tín dụng được thể hiện qua biểu đồ sau:

HÌNH 6 : SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 35

BẢNG 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM 2007-2009

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

năm 2008-2007

So sánh năm 2009-2008 Doanh số cho vay

Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %

Ngắn hạn 122.370 85,23 140.526 89,99 171.468 65,21 18.156 14,84 30.942 22,02

Trung và dài hạn 21.203 14,77 15.632 10,01 91.469 34,79 (5.571) (26,27) 75.837 485,14

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Th36 ạch Thị Qươne

Xét từng khoản mục trong doanh số cho vay ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản mục cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trị chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Năm 2007, cho vay ngắn hạn là 122.370 triệu đồng, chiếm đến 85,23% trong doanh số cho vay. Sang năm 2008, khoản mục này tăng 14,84% so với năm trước, tương đương 140.526 triệu đồng, chiếm 89,99% doanh số cho vay. Đến năm 2009, khoản mục này tăng thêm 22,02% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là do Châu Thành là nơi tập trung nhiều ngành nghề nhưng phần lớn là ngành nghề có chu kỳ ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung vào cho vay ngắn hạn như xây dựng, thủy sản, nông nghiệp... Việc ưu tiên cho vay ngắn hạn với tỷ trọng cao là chiến lược đúng đắn nó giúp ngân hàng có lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro và xoay nhanh đồng vốn.

Khoản mục chiếm tỷ trọng thấp còn lại là cho vay trung và dài hạn. Năm 2007 là 21.203 triệu đồng, chiếm 14,77%; sang năm 2008, cho vay trung và dài hạn giảm 26,27% so với năm trước, tương đương 5,571 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2009, khoản cho vay này lại tăng 485,14% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 75.837 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm là do kinh tế toàn tỉnh suy giảm trong năm 2008 vì lạm phát tăng cao, giá tiêu dùng tăng trong khi tiền lương không đủ để tiêu xài nên người dân đã cắt giảm chi tiêu của mình. Do đó nhu cầu về vốn vay ngân hàng của họ giảm hẳn làm doanh số cho vay của ngân hàng cũng giảm theo. Tuy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong năm 2008 có giảm so với năm trước nhưng doanh số cho vay của cả năm vẫn tăng so với năm 2007 vì doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn nên việc cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế rủi ro mà vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, như đã phân tích, tín dụng ngắn hạn không đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng như tín dụng trung và dài hạn vì sự gia tăng các khoản chi phí khi tìm kiếm khách hàng cho vay mới làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng là doanh nghiệp, các cơng ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Th37 ạch Thị Qươne 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2007 2008 2009 Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Năm Triệu đồng

trung và dài hạn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng phải trên cơ sở giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2009 tăng mà doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm.

4.2.1.3. Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là cơng tác khá quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Ta xem xét cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng qua biểu đồ và bảng sau:

HÌNH 7: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007-2009

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, trong đó có cả thu nợ trung và dài hạn. Doanh số thu nợ năm 2007 là 122.605 triệu đồng, Sang năm 2008, doanh số thu nợ tăng 24,95 % so với năm trước. Đến năm 2009, doanh số thu nợ lại tăng 60,98%so với năm trước. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, chi nhánh đã ưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Th38 ạch Thị Qươne

hàng kém hiệu quả. Đặc biệt, chi nhánh đã tận dụng triệt để cơ hội phát triển tối đa tín dụng tại huyện Châu Thành vào các hoạt động và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của vùng.

Xét từng khoản mục trong doanh số thu nợ ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ tăng qua các năm tăng nhiều nhất là trong năm 2008. Nguyên nhân là do đây là các khoản cho vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn cũng dể dàng. Mặt khác, dù trong năm lạm phát tăng cao, lãi suất thay đổi liên tục nhưng với chính sách của ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng củ, và nếu là khách hàng mới thì phải có phương án sản xuất khả thi hoặc có tài sản làm đảm bao mới được phép vay. Do đó, doanh số thu nợ trong năm 2008 khá cao

Khoản mục thu nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm. Năm 2007, thu nợ trung và dài hạn là 17.078 triệu đồng. Nhưng sang năm 2008, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 8,07% so với năm trước. Tăng nhiều nhất là trong năm 2009, tăng 385,43% so với năm 2008. Nguyên nhân là trong năm doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng lên.

Tóm lại, doanh số thu nợ tăng qua các năm, điều này thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Mặt khác, nền kinh tế địa phương mặc dù trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn những đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất ổn định, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời giúp người dân yên tâm sản xuất, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị, các cá nhân. Hơn nữa, đó là do năng lực của cán bộ tín dụng khơng những trong việc nổ lực mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà cịn trong cơng tác thẩm định hồ sơ vay nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ ngân hàng. Hiện nay, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng bức thiết, nếu xét thấy khách hàng vẫn cịn có nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng nên để họ tiếp tục sử dụng vốn, như vậy ngân hàng sẽ giảm được chi phí thẩm định, chi phí tìm kiếm khách hàng mới, như vậy sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 39

BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đvt: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008-2007 So sánh năm 2009-2008 Doanh số thu nợ Mức % Mức % Mức % Mức % Mức % Ngắn hạn 105.527 86,07 134.734 87,95 157.017 63,67 29.207 27,68 22.283 16,54 Trung và dài hạn 17.078 13,93 18.456 12,05 89.591 36,33 1.378 8,07 71.135 385,43 Tổng 122.605 100,00 153.190 100,00 246.608 100,00 30.585 24,95 93.418 60,98

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Th40 ạch Thị Qươne

4.2.1.4. Doanh số dư nợ :

Dư nợ cho vay có thể hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô họat động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và hình thức đầu tư đa dạng.

Để thấy được cơ cấu dư nợ theo thời gian của ngân hàng qua 3 năm biến động như thế nào ta xem xét hình sau:

0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Trung và dài hạn Ngắn hạn

HÌNH 8: CƠ CẤU DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện châu thành, sóc trăng (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)