MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện châu thành, sóc trăng (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

— Về công tác huy động vốn: Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất phù hợp, chú trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn mang tính ổn định và vững chắc. Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức thẻ ATM ngày càng phát triển và góp phần đàng kể vào nguồn vốn của ngân hàng. Nhưng hiện nay số người hiểu và sở dụng thẻ trên địa bàn huyện còn thấp. Chi nhánh cần tuyên truyền sâu rộng về tiện ích về việc sử dụng thẻ ATM trong dân cư để tranh thủ số tiền nhàn rỗi tuy ít nhưng với số lượng người sử dụng nhiều thì đây là nguồn vốn khổng lồ cho Chi nhánh. Một mặt, ngân hàng cũng cần lắp đạt thêm máy rút tiền để thuận tiện cho việc gửi tiền của khách hàng.

— Về cơng tác tín dụng: Ngân hàng cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mặc khác, ngân hàng cần mở rộng thêm đối tượng cho vay là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, để tăng khả năng sản xuất,…do đó ngân hàng cần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu bức thiết của khách hàng. Nếu ngân hàng e ngại phát triển loại hình cho vay này vì sợ phải gánh chịu nhiều rủi ro thì ngân hàng nên áp dụng cho vay trung - dài hạn theo hình thức cho vay hợp vốn. Các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, và chia sẻ rủi ro trong cho vay. Đây cũng là tiền đề để các ngân hàng bước đầu làm quen với các dự án quốc tế sau này.

— Về chất lượng tín dụng: thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay. Hạn chế

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 74

cho vay đối với những khách hàng khơng có đảm bảo hay đối với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định. Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng khơng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân hàng.

— Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Ngân hàng nên sắp xếp đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ chun mơn. Một mặt, có thể huy động được nhiều vốn, một mặt có thể tạo được cảm giác thoải mái, hài lòng và một ấn tượng về một Ngân hàng chun nghiệp trong lịng khách hàng khơng chỉ lần gửi tiền này mà còn cho những lần gửi tiền sau. Mặc khác, cịn có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng.

GVHD: Ths. Trần Bá Trí SVTH: Thạch Thị Qươne 75

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện châu thành, sóc trăng (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)