Quyền bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu Quyền của người sống chung với HIV theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39)

2.2. Một số quyền có ý nghĩa quan trọng đối với người sống chung

2.2.1. Quyền bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử

Bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử không chỉ là một trong những quyền quan trọng và dễ bị xâm phạm nhất của PLHIV, mà nó cịn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV/AIDS mà nhân loại đang tiến hành. Xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với PLHIV cũng là một trong những vấn đề trọng tâm mà UNAIDS đang hướng đến hiện nay.

“Bình đẳng” là một trong những thuật ngữ dễ bắt gặp nhất trong các văn kiện pháp lý quốc gia và quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực Quyền con người. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, “bình đẳng” được lý giải là: “ngang hàng với nhau về địa vị và quyền lợi”41. “Bình đẳng” là trạng thái nền tảng để một người có thể tiếp cận và thực hiện được các quyền và có được các lợi ích của mình một cách trọn vẹn nhất. Nếu không ở trạng thái “bình đẳng”, hay trong trường hợp luật pháp không đem lại sự “bình đẳng” cho tất cả mọi người, thì một người sẽ khơng thể nào có được đầy đủ các quyền và lợi ích hợp lý của mình, trong khi một người khác lại dễ dàng có được. Trạng thái đối lập này gọi là “bất bình đẳng”.

“Kỳ thị” (chỉ nhận thức và thái độ) và “phân biệt đối xử” (chỉ hành vi) liên quan đến HIV chính là việc khơng tơn trọng, xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến từ chối hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó có HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với PLHIV hoặc bị nghi ngờ là PLHIV. Như vậy, thái độ “kỳ thị” và hành vi “phân biệt đối xử” với một người chính là biểu hiện rõ nét nhất của trạng thái “bất bình đẳng”.

Đấu tranh chống lại thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử, đem lại sự bình đẳng cho PLHIV luôn là mục tiêu hành đầu của Luật quốc tế về quyền con người nói chung và pháp luật quốc gia nói riêng. Vì thế đã có rất nhiều văn bản mang tính chất pháp lý hay khuyến nghị ra đời với mục tiêu xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với PLHIV. Các văn bản này, đa phần đều hàm chứa định nghĩa về hai thuật ngữ trên. Tại Việt Nam, để dễ dàng cho việc xác định thái độ và hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2006 cũng đã lý giải tại Khoãn, Khoản 5 Điều 2:

- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người

khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

Như vậy, thái độ kỳ thị cùng hành vi phân biệt đối xử không chỉ chĩa vào đối tượng người mang HIV dương tính hay bị nghi ngờ là có HIV dương tính trong người mà cịn nhắm vào những người thân thích của họ. Và dù cho là nhắm vào đối tượng nào đi nữa thì “kỳ thị” và “phân biệt đối xử” cũng đem lại nhiều tác hại to lớn và đều bị cấm bởi pháp luật ở đa số các quốc gia trên thế giới. Cũng cần phải lưu ý thêm là dù luật không đề cập đến, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một dạng kỳ thị không từ cộng đồng xung quanh, mà là từ ngay bản thân PLHIV, thái độ này gọi là sự “tự kỳ thị”. Người mắc triệu chứng này thường có mặc cảm tội lỗi, tự ti, mất tự tin và tự cô lập, chán nản, tuyệt vọng trong cuộc sống và mọi mối quan hệ, từ bỏ các ước muốn trong cuộc sống: việc làm, thăng tiến nghề nghiệp, hạnh phúc gia đình. Họ bị ám ảnh là những người thừa, vơ tích sự nên khơng ít trường hợp đã tìm đến cái chết bằng việc tự sát. Thái độ tự kỳ thị này của PLHIV suy cho cùng cũng có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng. Đối với hành vi “phân biệt đối xử”, thực tế thường bắt gặp hai dạng là “Phân biệt đối xử tùy tiện” và “Phân biệt đối xử hợp lệ”. “Phân biệt đối xử tùy tiện” là những hành vi có tính tự phát dựa trên nhận thức, phán xét của cá nhân hay cộng đồng, trong khi đó “Phân biệt đối xử hợp lệ” là hành vi được hình thành do các quy định trong văn bản pháp luật, chính sách, hoặc là những quy định của các cơ quan hoặc cộng đồng42

.

Xét ở góc độ lý luận, có thể thấy quyền bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những quyền cốt lõi nhất của quyền con người nói chung và quyền của PLHIV nói riêng. Quyền bình đẳng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử cũng là quyền có tác động bao trùm lên các quyền cơ bản cịn lại của nhóm người này. Bởi lẽ sự bình đẳng về quyền là chìa khóa để PLHIV có thể mở được hết tất cả các quyền cịn lại mà họ được được hưởng (như bình đẳng trong chăm sóc y tế, bình đẳng trong kết hơn và lập gia đình, bình đẳng trong cư trú và đi lại, v.v…). Nếu khơng có một sự bình đẳng, thì những quyền cịn lại khó mà thực hiện được mà chỉ là những quyền tồn tại trên mặt giấy tờ.

Ở góc độ thực tiễn, chính do tâm lý kỳ thị, xa lánh đối với PLHIV còn khá phổ biến và tầm quan trọng của sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các quyền con người đã làm cho quyền bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử trở thành một trong

42

Để giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, Tạp chí Lao động xã hội online , http://ldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/1371/language/vi-VN/Default.aspx (đăng ngày 18/5/2011, truy cập ngày 1/6/2012)

những quyền trung tâm của nhóm người này. Như đã trình bày ở Chương 1, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến PLHIV, trong đó, sự thiếu hiểu biết về con đường lây lan là một trong những ngun nhân chính làm tăng tình trạng trên. Thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử là một hàng rào rất lớn ngăn cản nhân loại có thể khống chế và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Kỳ thị và phân biệt đối xử tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả khơng mong muốn, đó là đẩy PLHIV vào con đường cùng không lối thoát, dễ dàng dẫn đến những hậu quả như: Làm tổn thương PLHIV cả về thể xác, tinh thần, xã hội, bệnh tình của họ sẽ nặng thêm; Làm hạn chế dẫn đến sai lệch và mất khả năng giao tiếp thông tin, tư vấn với PLHIV; Làm hạn chế dần và mất khả năng của PLHIV tham gia vào cuộc sống cộng đồng (học tập, lao động, quan hệ xã hội và nhất là khả năng tham gia vào việc phòng chống HIV/AIDS); Dễ tạo ra phản ứng tiêu cực của PLHIV với xã hội; Mặt khác, PLHIV là đối tượng nghiên cứu về phịng chống HIV/AIDS, nếu họ bị cơ lập sẽ làm mất đi việc tham gia và có tiếng nói về xây dựng - thực hiện - đánh giá các biện pháp phịng, chống, chăm sóc, điều trị43. Việc mang lại quyền bình đẳng, khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử vừa xuất phát từ thực tiễn của PLHIV, vừa là khâu then chốt trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.

Xét ở khía cạnh pháp lý, ở cấp độ quốc tế, quyền bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử là một quyền con người cốt lõi, là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo nhân phẩm, hạnh phúc và phát triển con người. Chính vì tầm quan trọng của quyền con người này mà sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa người với người vì bất kỳ lý do gì (trừ một số ngoại lệ khi cần thiết) hầu như đều bị cấm trong pháp luật của tất cả các nước trên thế giới. Nhiều văn kiện pháp lý ở cấp độ quốc tế và khu vực cũng chứa những điều khoản cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử, trong đó phải kể đến những văn bản cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế như UDHR, ICCPR, ICESCR, ICERD, CEDAW và CRC. Luật quốc tế về quyền con người luôn đảm bảo mọi con người sinh ra đều được bình đẳng về quyền. Điều 2 của UDHR đã khẳng định: “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bảng Tuyên ngôn này, khơng có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, giống nịi hay các tình trạng khác”. Năm 1966, ICCPR một lần nữa tái khẳng định tuyên bố này tại Khoản 1 Điều 2: “Mỗi quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tôn trọng và đảm bảo cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được

43 Lê Truyền: “Nhận rõ cơ sở pháp lý về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong phịng, chống HIV/AIDS ở nước ta”

cơng nhận trong Công ước này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hoặc mọi quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dịng dõi hoặc các tình trạng khác”.

Tuy cả hai văn bản trên khơng đề cập trực tiếp đến việc có hay khơng sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa PLHIV và những người không sống chung với HIV, nhưng kể từ năm 1990, khi mà quyền của nhóm PLHIV đã phát sinh, Ủy ban Nhân quyền của LHQ đã thông quan một loạt các Nghị quyết về quyền con người và HIV. Các Nghị quyết này đều công nhận rằng sự phân biệt đối xử dựa trên tình trạng nhiễm HIV/AIDS của một người đều bị cấm bởi các tiêu chuẩn của Luật quốc tế về quyền con người. Ủy ban Nhân quyền của LHQ cũng nêu rõ quy định “tình trạng khác” được nhắc tới trong các quy định trên nên được hiểu bao gồm tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như HIV/AIDS44

.

Ở một cấp độ chuyên biệt hơn, Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người 1996 đã một lần nữa tái khẳng định việc chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với PLHIV. Hướng dẫn 5 của văn kiện đã khuyến nghị các quốc gia rà soát, sửa đổi pháp luật về chống hành vi phân biệt đối xử với nhóm người này. Phần thứ ba của văn kiện trên cũng nêu ra rõ việc áp dụng các quyền cụ thể của con người, trong đó có quyền bình đẳng, khơng phân biệt đối xử trong bối cảnh đại dịch HIV.

Một văn kiện quốc tế quan trọng trong việc xác định và ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với PLHIV phải kể đến nữa là “Nghị định thư về việc xác định các phân biệt đối xử với người sống chung với HIV” (Protocol for the identification of discrimination against people living with HIV) tháng 5/2000 của UNAIDS. Nghị định thư cũng đã đưa ra khái niệm “Phân biệt đối xử tùy tiện” cùng những tiêu chí để xác định hành vi này. Theo đó “Phân biệt đối xử tùy tiện” được hiểu là “Bất kỳ biện pháp nào dẫn đến một sự phân biệt tùy tiện giữa người với người dựa trên tình trạng huyết thanh HIV dù mang tính xác thực hay nghi ngờ hoặc tình trạng sức khỏe của họ”45. Nghị định thư cũng đã liệt kê ba tiêu chí để đánh giá sự phân biệt đối xử tùy tiện: Thứ nhất, nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu tất cả những người trong cùng một tình huống tương tự cần được đối xử một cách bình đẳng. Thứ hai, phân biệt đối xử tùy tiện có thể là kết quả của một hành động hay thiếu sót. Nó cũng có thể là do cố ý hay vơ ý (đơi khi nó lại là một kết quả khơng mong đợi từ những dự định tốt ban đầu),

44

Xem “inter alia”, Nghị quyết 1995/44 ngày 3/3/1995 và Nghị quyết 1996/43 ngày 19/4/1996 của Ủy ban Nhân quyền LHQ.

45 Nguyên văn: “Any measure entailing an arbitrary distinction among persons depending on their confirmed or suspected HIV serostatus or state of health” (serostatus: “Tình trạng huyết thanh”: Đây là một thuật ngữ chung chỉ sự có/khơng có các kháng thể trong máu. Thơng thường thì thuật ngữ này đề cập tới tình trạng kháng thể HIV)

cũng có thể là sự phân biệt đối xử trực tiếp (phân biệt đối xử một cách rõ ràng dựa trên đặc điểm của cá nhân) hoặc gián tiếp (biểu hiện qua những nguyên tắc, yêu cầu hay điều kiện nào đó dường như tỏ ra bình thường nhưng thực tế lại hàm chứa sự phân biệt đối xử, làm cho một vài người có thể khơng có khả năng, hay ít có khả năng thực hiện hay đáp ứng được những nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện đó). Thứ ba, quyền khơng bị phân biệt đối xử có thể bị hạn chế một cách chính đáng trong một số trường hợp hạn hẹp (ví dụ như việc hạn chế cho máu từ những người có HIV dương tính hay những người trở về từ vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao). Tuy nhiên sự hạn chế này cần phải đáp ứng được các tiêu chí kèm theo46

.

Bên cạnh Hướng dẫn trên, Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS 2001 cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề chống kỳ thị, phân biệt đối xử, đồng thời cũng xem việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử là mục tiêu then chốt trong chiến lược phòng chống AIDS của các nước trên thế giới. Điểm 13 trong Tuyên bố đã nhận định “Nhận thấy sự kỳ thị, im lặng, phân biệt đối xử, loại trừ cũng như khơng tơn trọng bí mật cá nhân gây nguy hại cho các nỗ lực dự phịng, chăm sóc, chữa trị và làm tăng ảnh hưởng của bệnh dịch đối với các cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia và phải được giải quyết”. Điểm 16 trong Tuyên bố cũng khẳng định: “Nhận thấy việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người là một yếu tố thiết yếu trong sự đáp ứng toàn cầu đối với đại dịch HIV/AIDS, kể cả trong các lĩnh vực dự phịng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị và nhận thấy rằng việc này làm giảm tính dễ bị tổn thương đối với HIV/AIDS và ngăn ngừa sự kỳ thị, phân biệt đối xử có liên quan tới những người chung sống với HIV/AIDS hoặc có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS”. Điểm 58 trong Tuyên bố cam kết: “Ban hành, tăng cường hoặc thực thi các điều luật, các qui định và các biện pháp khác nhằm xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với những người chung sống với HIV/AIDS và các thành viên các nhóm dễ bị tổn thương, bảo đảm cho họ được hưởng đầy đủ tất cả các quyền thừa kế, việc làm, chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ xã hội và y tế, dự phịng hỗ trợ, điều trị, thơng tin và sự bảo hộ của luật pháp, trong khi tơn trọng sự riêng tư và bí mật của họ; xây dựng các chiến lược chống lại sự kỳ thị và thái độ ruồng bỏ của xã hội gắn liền với bệnh dịch”.

Đáng chú ý là Tuyên bố này, ngoài những cam kết trong việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử với PLHIV nói chung, cịn dành ra hai điểm để thể hiện những cam kết cụ thể trong việc đảm bảo khơng cịn sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với hai đối tượng nhạy cảm sống chung với HIV là phụ nữ và trẻ em. Điểm 61 trong Tuyên bố

46 Xem thêm Điểm 3 Mục 2.2 Nghị định thư về việc xác định các phân biệt đối xử với người sống chung với HIV

nêu rõ: “Đảm bảo việc xây dựng và đẩy mạnh việc thực hiện các chiến lược quốc gia

Một phần của tài liệu Quyền của người sống chung với HIV theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)