Quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục

Một phần của tài liệu Quyền của người sống chung với HIV theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64 - 70)

2.2. Một số quyền có ý nghĩa quan trọng đối với người sống chung

2.2.6. Quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục

Từ trước đến nay, lịch sử loài người đã chứng minh giáo dục luôn là nền tảng cho sự phát triển con người và xã hội con người trong bất kỳ thời đại nào. Khơng một xã hội nào có thể phát triển và tồn tại lâu dài nếu thiếu yếu tố giáo dục. Chính vì lẽ đó mà đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Giáo dục có thể diễn ra trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống con người, đặc biệt là thế hệ trẻ ở độ tuổi đến trường. Trong giai đoạn này, giáo dục bộc lộ vai trò cơ bản và quan trọng nhất của nó, đó chính là giúp xây dựng nhân cách và cung cấp nguồn tri thức cho mỗi con người tiếp cận với nó. Trong bối cảnh HIV, yếu tố giáo dục lại đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết, mà vai trò đầu tiên là khả năng chuyển giao những kiến thức liên quan đến HIV/AIDS cũng như cách phòng chống HIV. Chính vì lẽ đó mà quyền tiếp cận với giáo dục trở thành một trong những quyền nền tảng và quan trọng nhất của mỗi con người, đặc biệt là PLHIV.

Song song với điều này, đại dịch HIV cũng có những tác động mạnh mẽ và mang tính tiêu cực đến với giáo dục và những người tiếp cận với nó, đặc biệt là trẻ em. Dễ thấy nhất là trường hợp HIV ngăn cản người mắc nó cơ hội đến trường do những bệnh tật mà nó mang lại. PLHIV cũng có thể bị cấm đến trường do nỗi sợ lây nhiễm từ phía cộng đồng hay do cảm giác nhục nhã vì mang thứ virus này trong người. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp trẻ em buộc phải thơi học để chăm sóc cho những người thân trong gia đình nhiễm HIV. Ngồi ra, ở những nơi mà dịch bệnh diễn biến trầm trọng như vùng cận Sahara, HIV còn ảnh hưởng đến số lượng giáo viên cho nền giáo dục, khiến cho việc dạy học trở nên khó khăn vì thiếu lượng giáo viên, cùng với đó là việc đầu tư tài cho giáo dục từ phía Nhà nước cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ vì cịn phải tập trung đầu tư cho cơng tác phịng chống HIV/AIDS59

.

Trong những tác hại này, dễ thấy nhất là tác hại của HIV/AIDS đến quyền được tiếp cận một cách bình đẳng với giáo dục, nhất là ở đối tượng trẻ em. Chính tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử đã đẩy trẻ em sống chung với HIV, hay thậm chí là những trẻ có người thân trong gia đình có HIV ra ngày càng xa khỏi trường học. Tâm lý chung của các bật phụ huynh là lo lắng về sự lây nhiễm HIV cho con mình từ bạn bè khơng may có HIV học cùng lớp với chúng. Và đa phần, họ đều chọn cách yêu cầu loại bỏ những đứa trẻ có HIV ra khỏi ghế nhà trường để đảm bảo con mình khơng bị lây nhiễm. Hành động này chiếm đa số trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng ngày càng lớn số trẻ sống chung với HIV khơng được tiếp cận với giáo dục. Vì vậy mà quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, nhất là đối với đối tượng trẻ em trở thành một trong những quyền đáng quan tâm trong bối cảnh HIV/AIDS hiện nay.

Nhìn chung, quyền được giáo dục là một trong những quyền được nhắc đến nhiều trong các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Ở khía cạnh quốc tế, quyền

59

Jan Wijngaarden và Sheldon Shaeffer, Ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với trẻ em và lớp trẻ: Điểm lại các nghiên cứu và ý nghĩa quan trọng đối với ngành giáo dục tại châu Á, bài viết hội thảo, Hội thảo Dự báo tác động

được giáo dục đã được trịnh trọng tuyên bố trong UDHR: “Mọi người đều có quyền được giáo dục […] Giáo dục kỹ thuật và chun mơn nhìn chung phải được mở rộng cho mọi người và giáo dục cao học phải là bình đẳng cho mọi người đều có thể tham gia tùy theo khả năng cá nhân” (Khoản 1 Điều 26). Điều 13 của ICESCR đã tiếp tục khẳng định lại quyền này. Liên quan đến vấn đề tiếp cận giáo dục của đối tượng là trẻ em, CRC cũng đã yêu cầu các quốc gia thành viên của Công ước này phải công nhận quyền của trẻ em được học hành với một cơ hội bình đẳng như nhau (Điều 28). Cịn theo Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người thì các quốc gia, ngồi việc đảm bảo cho trẻ em và người lớn tiếp nhận các thông tin liên quan đến HIV, nhất là các thơng tin về chăm sóc và phịng chống, thì hai vấn đề quan trong tiếp theo Chính phủ các nước cần phải làm đó là phải có những biện pháp nhằm chống lại hành vi phân biệt đối xử thông qua việc từ chối hay hạn chế việc tiếp cận với giáo dục, bao gồm cả việc tiếp cận với các trường học phổ thông, các trường đại học, học bổng và giáo dục quốc tế của người lớn và trẻ em chỉ vì tình trạng có HIV của họ. Bên cạnh đó, các quốc gia phải thông qua giáo dục, thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng, khoan dung và chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV (Điểm 136-137).

Tại Việt Nam, những quy phạm pháp luật được ban hành để đảm bảo quyền về giáo dục của người dân nói chung và của đối tượng sống chung với HIV nói riêng là khơng thiếu. Quyền về giáo dục đã được đề cập đến trong Hiến pháp 1992: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của cơng dân”, “Cơng dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức”…. Luật Giáo dục 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) cũng đã tái khẳng định quyền này: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; Mọi công dân khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.

Đối với đối tượng là trẻ em (và tất nhiên bao gồm trẻ em sống chung với HIV), Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2004 cũng đã có những quy định đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ. Điều 7 của Luật này đã liệt kê hành vi “Cản trở việc học tập của trẻ em” vào nhóm các hành vi bị cấm. Quyền được học tập cũng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em nêu tại tại Điều 16. Bên cạnh đó gia đình và Nhà nước cịn phải có trách nhiệm “Bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn” (Khoản 1 Điều 28). Đối với trẻ em sống chung với HIV, Nhà nước cũng đảm bảo khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với nhóm trẻ em này (Điều 53), kể cả là phân biệt đối xử khi tiếp cận với giáo dục.

Trong pháp luật chuyên ngành, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cũng đã có những quy định chuyên biệt bảo vệ quyền được tiếp cận với giáo dục một cách bình đẳng cho PLHIV. Cụ thể, Khoản 1 Điều 4 Luật này quy định việc học văn hóa, học nghề, làm việc là một trong những quyền của PLHIV. Và cũng để đảm bảo cho sự không phân biệt đối xử với PLHIV, Khoản 2 Điều 15 đã liệt kê những hành vi không được phép thực hiện của các cơ sở giáo dục, bao gồm: Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Tách biệt, hạn chế, cấm đốn học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học. Những hành vi này đều là những biểu hiện cụ thể nhất cho sự phân biệt đối xử trong giáo dục đối với PLHIV.

Như vậy, có thể thấy về cơ bản pháp luật của Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu tối cần thiết của những Hướng dẫn, Khuyến nghị, văn bản pháp lý quốc tế. Tất nhiên, những quy định này chỉ nhằm vào các đối tượng là cơ sở giáo dục chứ không thể hướng đến đối tượng học sinh và phụ huynh học sinh có bạn là PLHIV đang cùng học. Vì vậy, để loại trừ hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với PLHIV trong việc tiếp cận với giáo dục không phải là một vấn đề dễ dàng. Chỉ tính riêng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có khoản 1/3 số trẻ sống chung với HIV được đến trường. Sự kiện 15 em ở Trung tâm Mai Hoà (mái ấm từ thiện dành cho những người có HIV giai đoạn cuối và những trẻ có HIV) được đưa đến trường Tiểu học An Nhơn Đông (huyện Củ Chi) để nhập học nhưng sau đó đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của đông đảo phụ huynh học sinh của trường, khiến cơ trị Mai Hịa phải ra về trong nước mắt60 là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc tuy có đầy đủ những quy định của pháp luật, nhưng thực tế rất khó trong việc bảo vệ quyền lợi giáo dục của trẻ em sống chung với HIV hiện nay. Vì vậy, có thể thấy bên cạnh những quy định mang tính chất pháp lý như trên, thì cơng tác tun truyền, giáo dục, mà trước hết là cung cấp những kiến thức cơ bản về những người sống chung với HIV và các đường lây nhiễm phải là một trong những việc làm cần được quan tâm hàng đầu nếu muốn xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử nói chung và tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục của PLHIV nói riêng.

Bảo vệ tốt quyền của PLHIV được tiếp cận với giáo dục một cách bình đẳng sẽ mang đến những ý nghĩa vô cùng to lớn. Xét ở phạm vi hẹp, giáo dục đem lại cho

PLHIV những cơ hội tiếp cận nguồn những tri thức quan trọng liên quan đến virus mà họ đang mắc phải, cùng với đó là cách kiềm chế và phịng chống sự lây lan của nó trong cộng đồng. Những tri thức này là những kiến thức thực tiễn gắn liền với bản thân họ, giúp họ có thể sống tốt hơn với virus mà mình đang mang trong người. Ở phạm vi rộng - mà nói như ICESCR- giáo dục sẽ giúp cho những người tiếp cận nó “phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, sẽ tăng cường sự tôn trong cách quyền con người và các quyền tự do cơ bản [...] thúc đẩy sự hiểu biết, sự khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các chủng tộc, người thiểu số hoặc tín đồ tơn giáo”. Việc phịng chống HIV có hiệu quả hay khơng, một phần cũng dựa rất nhiều vào cơng tác giáo dục có được thực hiện tốt với tất cả mọi người mà khơng hề có bất kỳ phân biệt đối xử nào.

Kết luận Chƣơng 2

Đối với PLHIV, hiện nay tuy trên thế giới tuy chưa có bất kỳ một Công ước chuyên biệt nào được thiết lập để điều chỉnh vấn đề quyền của họ, nhưng những quy định nằm rải rác trong hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế về con người và các Khuyến nghị, Hướng dẫn dược đa số các quốc gia thừa nhận và tuân thủ theo cũng đã đủ trang bị một hành lang pháp lý an toàn trong việc bảo vệ quyền con người cho nhóm người dễ bị tổn thương này. PLHIV, cũng sẽ như bao nhiêu con người và nhóm người khác trong xã hội, đã và đang được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Việc làm này cũng là một trong những mục tiêu và biện pháp quan trọng hàng đầu đối với nỗ lực chung của thế giới trong việc từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV trên toàn cầu.

Đối với quyền của nhóm PLHIV tại Việt Nam, tuân thủ những cam kế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý về việc bảo đảm vấn đề này. Hệ thống pháp luật về quyền của PLHIV tuy chỉ mới chính thức được hình thành và nhắc đến nhiều trong vài năm gần đây, nhưng với những cố gắng và nỗ lực chung, pháp luật Việt Nam về cơ bản cũng đã quy định một cách đầy đủ về những quyền con người cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho PLHIV có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những quyền này. Do đó, có thể khẳng định, tại Việt Nam hiện nay, quyền của PLHIV đã được bảo đảm, tôn trọng và được ghi nhận về mặt pháp lý một cách rõ ràng. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của các quốc gia khác trên thế giới hiện nay, những quy định đảm bảo quyền cơ bản của PLHIV có thể được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chung của cộng đồng. Kỳ thị và phân biệt đối xử từ cộng đồng luôn là rào cản lớn nhất trong việc thực thi các biện pháp đảm bảo quyền con người của nhóm người này. Vì vậy mà vấn đề đảm bảo và thực thi quyền của PLHIV phải đi liền với vấn đề chống kỳ thị và phân

biệt đối xử. Có như vậy những quy định của pháp luật về quyền của PLHIV mới phát huy hiệu quả về mặt thực tế, chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề lý thuyết giấy tờ.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV

3.3. Các giải pháp bảo vệ quyền của ngƣời sống chung với HIV trên bình diện quốc tế

Là một trong những đối tượng của Luật quốc tế về quyền con người, PLHIV cũng được cộng đồng quốc tế dành rất nhiều lưu tâm trong việc bảo vệ và thực thi các quyền con người của mình. Việc xây dựng các giải pháp, và cao hơn nữa là xây dựng một cơ chế bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương này vẫn là những yêu cầu thiết thực được đặt ra trong bối cảnh HIV/AIDS. Rất nhiều giải pháp đã được đề ra trong các Tuyên bố, Khuyến nghị về quyền của PLHIV của LHQ và của các tổ chức mang tính khu vực, nhất là trong Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người 1996. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại, không giống với đa phần những nhóm người dễ bị tổn thương khác đã có một cơ chế riêng trong việc bảo vệ quyền, PLHIV vẫn chưa có một cơ chế riêng biệt nào bảo vệ quyền của họ ở cả cấp độ quốc tế và khu vực. Dù vậy, nhóm người này vẫn luôn nhận được một sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng quốc tế, bởi lẽ việc đảm bảo tốt quyền lợi của PLHIV cũng là một trong những yếu tố đảm bảo sự thắng lợi của nhân loại đối với đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Quyền lợi của PLHIV hiện nay được đảm bảo tôn trọng và thực thi theo một cơ chế chung trong cơ chế đảm bảo quyền con người mà thế giới đã thiết lập.

Có thể thấy, cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung thường được triển khai trên ba cấp độ, đó là cơ chế quốc tế (mà nịng cốt là cơ chế của LHQ), cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia. Trong giới hạn của khóa luận, ở phần này tác giả chỉ trình bày về cơ chế bảo vệ quyền con người của LHQ và của một vài khu vực trên thế giới, và cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về hệ thống các cơ quan chuyên trách trong việc bảo vệ quyền con người thuộc các cơ chế này, bởi lẽ, việc thành lập các cơ quan với chức năng đảm bảo quyền con người nói chung và quyền của PLHIV nói riêng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay, bên cạnh đó là cách thức mà một vài quốc gia trên thế giới đã áp dụng trong việc bảo vệ quyền của PLHIV.

3.3.1. Các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền của ngƣời sống chung với HIV của LHQ

Một phần của tài liệu Quyền của người sống chung với HIV theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)