5. Bố cục và kết cầu của luận văn
2.2.3. Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý nhà nước các dự
quả xong huyện Định Hóa vẫn là huyện nghèo của tỉnh Thái Nguyên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm. Nguồn thu ngân sách của huyện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu chi thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 14 triệu đồng/người/năm, bằng 50% mức thu nhập bình quân của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn ở mức cao gần 55%, toàn huyện vẫn còn trên 2.500 hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở.
Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp còn phát triển dàn trải, manh mún; hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện Định Hóa nói chung và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nói riêng vẫn còn có những khó khăn, bất cập đang là rào cản làm chậm tiến độ phát triển kinh tế xã hội chung của huyện…
Trong những năm qua, nhờ cơ chế chính sách đầu tư của Trung ương, một số chính sách kích cầu của Chính phủ, của tỉnh cùng với sự năng động của huyện nên chính sách thu hút vốn đầu tư và môi trường đầu tư được cải thiện. Công tác đầu tư trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực kể cả đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các chương trình đầu tư đã phát huy hiệu quả và bước đầu khơi
dậy các tiềm năng thế mạnh nội lực của huyện như: Các trương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình 135, chương trình Kiên cố hóa kênh mương, chương trình xóa phòng học tạm... thuộc các nguồn vốn đầu tư như: Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn Trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA, WB...
2.2.3. Cơ sở pháp lý hiện hành của công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư đầu tư
- Luật Ngân sách nhà nước: Ngày 16/12/2002 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật NSNN sửa đổi bổ sung năm 1996.
- Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
- Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Luật Xây dựng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ - CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 85/2009/NĐ - CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ V/v hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Quyết định số 04/2010/QĐ - UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định về công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Tình hình đầu tƣ bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Định Hóa
Trong giai đoạn 2008 - 2011 tình hình kinh tế trong và ngoài nước biến động mạnh, lạm phát tăng cao dẫn đến các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài vào huyện giảm mạnh. Ngày 24/2/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ - CP thực hiện việc rà soát cắt giảm đầu tư công, cắt giảm một số dự án chưa cấp thiết nên một số công trình đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đã bị cắt giảm. Bên cạnh đó, do Tỉnh tổ
chức một số sự kiện văn hóa lớn như Thành phố Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, tổ chức Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011…. cần huy động vốn vào các công trình trọng điểm nên một số các dự án thuộc ngân sách tỉnh bị cắt giảm kế hoạch vốn giao (điển hình như công trình đường Sơn Phú - Điềm Mặc đã giảm 900 triệu đồng)… do vậy các dự án đầu tư sử dụng vốn từ ngân sách huyện tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn vốn mang tính quyết định đến định hướng phát triển của địa phương. Ngoài tổng mức kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh duyệt, để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, huyện đã chủ động khai thác tối đa mọi nguồn thu như: nguồn vượt thu ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho ATK, nguồn thu từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất….
Ngoài ra các biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư khác như đẩy mạnh xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, hạ tầng, theo hướng chỉ đạo quyết liệt; thực hiện nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các khoản thu từ sự nghiệp, từng bước tính đủ chi phí hoạt động, thay đổi phương thức chi cho lĩnh vực sự nghiệp, chuyển dần từ hình thức cấp phát ngân sách sang cơ chế đặt hàng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án đầu tư theo mục tiêu xã hội hóa. Nhờ đó các đơn vị hoạt động sự nghiệp dần chuyển sang cơ chế hạch toán đầy đủ, phù hợp với cơ chế thị trường.
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy: 3 năm tình hình tổng vốn đầu tư toàn xã hội nói chung và các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Định Hóa đã tăng nhanh. Các dự án do UBND huyện và UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư tổng số 312 công trình với tổng nguồn vốn đầu tư là 246,8 tỷ đồng, các dự án do tỉnh quản lý là 97 công trình với kinh phí thực hiện là 512,88 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
STT Nguồn vốn đầu tƣ Tổng số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Các nguồn vốn do huyện quản lý 246.844 79.407 81.010 86.427 1 Vốn ngân sách tỉnh và Trung ương 74.398 23.826 24.366 26.206 Vốn Chương trình 134, 135 52.819 8.814 19.775 14.230 3 Vốn CTMTQG hỗ trợ nông thôn mới 1.230 1.230 4 Vốn Trái phiếu Chính phủ 48.397 18.857 14.165 15.375 5 Vốn ngân sách huyện 52.550 13.110 7.654 21.786
6 Vốn tín dụng đầu tư phát triển 17.450 4.800 5.050 7.600
II Các nguồn vốn do Tỉnh
quản lý 512.881 75.376 204.609 232.896
III Vốn nhân dân đóng góp 15.354 6.570 3.549 5.235
Tổng cộng 775.079 161.353 289.168 324.558
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Định Hoá năm 2008, 2009, 2010 )
Ngoài ra nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân, trong 3 năm các đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 15,35 tỷ đồng, chủ yếu đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa các xóm, các công trình di tích lịch sử văn hóa...
Bảng 2.4: Tình hình đầu tƣ bằng nguồn ngân sách do huyện Định Hóa quản lý giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
STT Nguồn vốn đầu tƣ Tổng số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Vốn XDCB tập trung thuộc ngân sách tỉnh 25.325 8.393 8.550 8.382 2 Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP 37.539 13.283 11.496 12.760 3 Vốn CTMT Quốc gia - XD
nông thôn mới 1.230 1.230
4
Vốn Trái phiếu chính phủ -
KCH trường lớp 48.397 18.857 14.165 15.375
5 Vốn tín dụng đầu tư phát triển 17.450 4.800 5.050 7.600
6 Vốn Chương trình 134, 135 52.819 18.814 19.775 14.230
7 Vốn ngân sách huyện 52.550 13.110 17.654 21.786
8 Các nguồn khác 11.534 2.150 4.320 5.064
Tổng số 246.844 79.407 81.010 86.427
(Nguồn báo cáo: UBND huyện Định Hoá năm 2008, 2009, 2010 )
Trong 3 năm các dự án do huyện làm chủ đầu tư là 312 dự án với tổng nguồn kinh phí thực hiện được là 246,84 tỷ đồng, trong đó: Vốn xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương là 74,398 tỷ đồng xây dựng 158 công trình trong đó có 22 công trình khắc phục hậu quả lụt bão, đầu tư sửa chữa các công trình phục vụ công tác thủy lợi; vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ nông thôn mới (thực hiện từ năm 2011) đầu tư cho 23 dự án quy hoạch của 04 xã điểm và 19 xã ngoài điểm với tổng nguồn kinh phí là 1,23 tỷ đồng; Vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư
cho các công trình thuộc đề án kiên cố hóa trường học và nhà ở công vụ giáo viên với tổng số vốn trong 3 năm là 48,397 tỷ đồng; Vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư cho các công trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng để nuôi cá ruộng trên địa bàn huyện với tổng nguồn vốn đầu tư trong 3 năm là 17,45 tỷ đồng. Vốn ngân sách huyện cân đối là 52,55 tỷ đồng bao gồm nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn sự nghiệp kiến thiết kinh tế, nguồn xây dựng trường chuẩn quốc gia và nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điều tra công tác phân bổ kế hoạch vốn trên địa bàn huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010 (n=114)
Đánh giá Câu hỏi Đồng ý cao (%) Đồng ý (%) Không biết (%) Không đồng ý (%) Hoàn toàn không đồng ý (%) Tổng hợp đồng ý (%) Phân bổ kế hoạch vốn đã căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của huyện
32,5 54,3 0 4,7 8,5 86,8
Phân bổ kế hoạch vốn còn có tình trạng bố trí vốn dàn trải, không phù hợp với tiến độ triển khai
22,5 40,2 3,5 21,6 12,2 62,7
Giao kế hoạch vốn đã căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch phân bổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định
11,9 60,4 0 15,3 12,4 72,3
Đã xác định được thứ tự ưu tiên trong công tác giao kế hoạch
Đánh giá Câu hỏi Đồng ý cao (%) Đồng ý (%) Không biết (%) Không đồng ý (%) Hoàn toàn không đồng ý (%) Tổng hợp đồng ý (%)
Trong trường hợp có biến động về nguồn vốn, do yêu cầu cấp bách ảnh hưởng đến công tác an ninh, quốc phòng của địa phương thì phải điều chỉnh kế hoạch vốn đã được giao
17,2 42,5 0 24,6 15,7 59,7
Chưa có kế hoạch dài hạn phân bổ vốn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện
45,2 23,8 4,8 16,5 9,7 69
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra trên địa bàn nghiên cứu của tác giả )
Qua điều tra có kết quả: 86,8% người được hỏi cho rằng công tác phân bổ kế hoạch vốn đã căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện; 72,3% ý kiến cho rằng giao kế hoạch vốn đã căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch phân bổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Tuy nhiên, có 62,7% ý kiến cho rằng phân bổ kế hoạch vốn còn có tình trạng bố trí vốn dàn trải, không phù hợp với tiến độ triển khai.
* Theo lĩnh vực đầu tư:
Tính riêng 312 công trình do UBND huyện và UBND các xã, các đơn vị thuộc huyện làm chủ đầu tư, các lĩnh vực đầu tư cụ thể là:
Về dự án quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất cho 17 xã thuộc chương trình 135, hoàn thiện quy hoạch chung mở rộng thị trấn Chợ Chu, quy hoạch
tổng thể huyện Định Hóa đến năm 2020, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các khu dân cư, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, riêng năm 2011 trên địa bàn huyện thực hiện 23 dự án quy hoạch...với tổng dự toán 3,5 tỷ đồng.
Về hạ tầng kinh tế: Cải tạo nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện (trọng điểm là các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn), đầu tư xây dựng mới cho hơn 117 km đường giao thông trên địa bàn đạt tiêu chuẩn từ cấp giao thông nông thôn đến đường cấp IV miền núi, xây dựng đề án "Quản lý, bảo trì, bảo vệ các công trình giao thông trên địa bàn huyện", chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường đi qua các xã... với tổng kinh phí thực hiện 70,6 tỷ đồng. Các công trình này đã nâng cao đời sống nhân dân góp phần quan trọng để huyện khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế để thu hút các dự án đầu tư để phát triển trên địa bàn huyện.
Triển khai xây dựng 22 công trình hồ, đập thủy lợi đầu mối như Hồ Bó Vàng xã Thanh Định, Hồ Khuôn Nhà xã Quy Kỳ, Hồ Bản Bắc xã Điềm Mặc, Hồ Khuôn Tát xã Phú Đình, xây dựng mới được 12 trạm bơm và cải tạo được
06 hồ chứa nước với lượng chứa là 9 triệu m3
, xây dựng mới được 32,17km kênh mương cung cấp lượng nước tưới cho hơn 12.500 ha diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện với tổng nguồn vốn đầu tư là 43,8 tỷ đồng, các dự án hoàn thành đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững tăng trưởng ổn định trong nông nghiệp góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
* Về hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng được 60 công trình, với tổng
nguồn kinh phí là 41,9 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực giáo dục đầu tư xây dựng được 41 dự án với tổng kinh phí 32,39 tỷ đồng, xây dựng được 148 phòng học, xóa phòng học tạm được 110 phòng, bổ sung được 38 phòng học thiếu và xây dựng được 10 gian nhà ở công vụ cho giáo viên.
Đầu tư xây dựng cho 16/24 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng mới
hơn 2.000m2
hạng mục phụ trợ khác. Hoàn thành công trình Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện và đang xây dựng mới Trung tâm y tế của huyện với tổng kinh phí thực hiện là 9,5 tỷ đồng đã góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh của tuyến cơ sở.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ được triển khai tích cực, công tác xây dựng 200 nhà tình nghĩa từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam được triển khai thực hiện theo đúng thời gian và tiến độ đã đề ra.
Ngoài ra còn đầu tư xây dựng các công trình khác về thương mại, dịch vụ, trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, di tích lịch sử văn hóa... như Trụ sở làm việc Huyện ủy huyện Định Hóa, Nhà làm việc khối đoàn thể huyện Định Hóa, Nhà làm việc 4 tầng UBND huyện Định Hóa, 14 trụ sở làm việc 2 tầng của UBND các xã, thị trấn, Sân lễ hội Khu di tích lịch sử ATK xã Phú Đình... với tổng nguồn kinh phí thực hiện là 65 tỷ đồng các công trình đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, hiện đại hóa các công sở, đảm bảo tốt công tác an ninh quốc phòng và hoạt động của hệ thống chính trị.
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 533.912 560.755 681.029
1 Vốn đầu tư từ ngân sách do địa phương
quản lý 117.052 134.195 190.029
2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN 203.060 213.000 234.000
3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 28.500 32.000 36.500
4 Vốn đầu tư của dân cư và DN ngoài
quốc doanh 185.300 201.560 220.500
Huyện Định Hóa luôn tập trung huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội, lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng – kinh tế trên địa bàn. Qua 3 năm tốc độ và quy mô của vốn đầu tư từ ngân sách