5. Bố cục và kết cầu của luận văn
2.4.4.4. Công tác triển khai tổ chức thi công, giám sát trong quá trình
* Đối với Ban quản lý dự án và các phòng ban chuyên môn
Với số lượng cán bộ công chức hạn chế (Phòng hạ tầng xây dựng có 5 người, Ban quản lý dự án có 8 người, 4 cán bộ kỹ thuật) trên địa bàn huyện có 24 xã, thị trấn, có công trình cách trung tâm huyện từ 20 đến 25km trong điều kiện có nhiều dự án thực hiện, nhưng trong 3 năm qua công tác tổ chức thực hiện dự án, quản lý, giám sát chất lượng công trình đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chất lượng các dự án đều đạt chất lượng tốt, hiệu quả đầu tư cao.
* Về phía các nhà thầu thi công xây dựng:
Trong những năm qua đã có rất nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu, được chỉ định thầu thi công các dự án trên địa bàn huyện. Kết quả hoạt động của các nhà thầu đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt của huyện Định Hóa. Các công trình được xây dựng không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn đảm bảo về mặt kỹ thuật và mỹ thuật (như các công trình xây dựng trụ sở UBND các xã, thị trấn, Nhà làm việc khối đoàn thể huyện Định Hóa, Nhà làm việc 4 tầng UBND huyện Định Hóa, các công trình kiên cố hóa trường học…).
2.4.4.5. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư
Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư là một khâu không thể thiếu của quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành trọn vẹn dự án. Trong những năm qua việc thanh toán khối lượng cho các nhà thầu của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng của huyện rất kịp thời và nhanh chóng, việc giải ngân của huyện cuối các năm đều hoàn thành đúng kế hoạch được giao. Do huyện triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư ngân sách từ đầu năm đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động triển khai sớm việc thực hiện dự án, góp phần cho cơ quan thẩm định thanh toán vốn đầu tư lên kế hoạch hướng dẫn việc cấp phát từng quý được chuẩn xác. Hầu hết tiến độ quyết toán các dự án đều đảm bảo
tiến độ tất toán tài khoản kịp thời. Kho bạc Nhà nước huyện đã tập trung chỉ đạo việc thanh toán vốn, quy trình, chất lượng trong kiểm soát thẩm định và thanh quyết toán vốn từng bước được nâng cao, cải tiến thủ tục hồ sơ, giảm thời gian giải quyết khi tạm ứng vốn, các cơ quan tổng hợp (Tài chính, kho bạc, kế hoạch, Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng của huyện) đã có sự phối hợp trong việc đôn đốc công tác thanh quyết toán vốn đầu tư các dự án tồn đọng trên tài khoản tại kho bạc nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thanh quyết toán cũng còn một số hạn chế, tồn tại:
+ Về hồ sơ pháp lý, hồ sơ thanh toán, quyết toán: Còn nhiều nhà thầu còn chậm trong công tác nghiệm thu thanh quyết toán, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Thời gian làm quyết toán kể từ khi bàn giao công trình nhóm C trước 3 tháng, nhóm B trước 6 tháng song nhiều nhà thầu không tuân thủ quy định trên của nhà nước, thường kéo dài thời gian quyết toán gây nhiều khó khăn trong công tác huy động các nguồn vốn từ Tỉnh, Trung ương để trả nợ hoàn thành cho các công trình.
+ Số lượng các dự án có nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn dẫn đến công tác triển khai gặp nhiều khó khăn.
+ Tình hình thanh toán vốn đầu tư trong những tháng đầu năm thường rất chậm, chủ yếu dồn khối lượng thanh toán vào các tháng cuối năm ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
+ Việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư theo quy định chưa được các đơn vị chú trọng thực hiện. Nhất là đối với chủ đầu tư là cấp xã chưa thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư.
+ Quá trình thực hiện điều chỉnh dự toán theo chế độ tiền lương mới, điều chỉnh dự toán do biến động giá nguyên vật liệu xây dựng, các đơn vị triển khai còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, tiến độ thanh quyết toán vốn đầu tư công trình.
2.4.4.6. Bộ máy, trình độ năng lực, trang thiết bị của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách
Đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã nhìn chung đã được chuẩn hoá qua đào tạo đúng chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vẫn còn bất cập, khối lượng công việc lớn, cán bộ phụ trách xây dựng cơ bản cấp xã ít được cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý.
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả điều tra đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn
huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010 (n=114) Đánh giá Câu hỏi Đồng ý cao (%) Đồng ý (%) Không biết (%) Không đồng ý (%) Hoàn toàn không đồng ý (%) Tổng hợp đồng ý (%)
Được đào tạo và được phân công làm việc phù hợp với chuyên môn khi được tuyển chọn
56,2 33,4 0,0 7,5 2,9 89,6
Thường xuyên được tham gia
tập huấn 13,5 15,7 10,8 20,4 39,6 29,2
Trình độ chuyên môn đáp ứng
được yêu cầu công việc 28,7 27,5 10,4 13,5 19,9 56,2
Cán bộ có đủ trang thiết bị làm
việc (Máy vi tính, nối mạng…) 17,5 26,8 0,0 17,2 38,5 44,3
Qua điều tra cho thấy: 89,6% ý kiến cho rằng cán bộ công chức làm công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tư xây dựng được đào tạo và được phân công làm việc phù hợp với chuyên môn khi được tuyển dụng nhưng tỷ lệ được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đạt thấp (29,2%) nhất là cán bộ công chức cấp xã, trang thiết bị làm việc chưa đủ chỉ có 44,3% số người được hỏi có đủ điều kiện trang thiết bị để làm việc.
Tóm lại, Công tác QLNN các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách đã
đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giúp Định Hoá đạt được những thành tựu quan trọng: Trong 3 năm qua, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt chỉ tiêu do tỉnh và huyện đã đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể, hầu hết các công trình trọng điểm mà Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra đã và đang được triển khai. Nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả, từng bước góp phần nâng tỷ lệ tăng nguồn thu ngân sách hàng năm trên 18%, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng khó khăn, nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước và của tỉnh góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
2.5. Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách để phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Định Hoá trong thời gian qua
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai quán triệt nội dung của Nghị quyết Trung ương 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Qua thời gian thực hiện Nghị quyết đã giúp cho ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng có bước phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, văn hóa xã hội ở nông thôn có nhiều chuyển biến, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt của nông thôn.
Công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Định Hóa trong thời gian qua có nhiều điểm thuận lợi:
Một là, với lợi thế lịch sử là Thủ đô kháng chiến, huyện đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cả nước quan tâm, ưu tiên đầu tư bằng nhiều Chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) được duy trì ở mức cao hơn những năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (năm 2008 giá trị ngành công nghiệp xây dựng chiếm 21,4% trong cơ cấu kinh tế thì năm 2010 là 23,1%) và ngành thương mại – dịch vụ (năm 2008 giá trị ngành thương mại - dịch vụ chiếm 32,2% trong cơ cấu kinh tế thì năm 2010 là 36,7%), giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2008 giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46,4% trong cơ cấu kinh tế thì năm 2010 là 40,2%).
Trong xu thế phát triển và hội nhập ngày càng toàn diện của đất nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực, trong điều kiện Thái Nguyên đã và đang có nhiều đổi mới để vươn lên, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế và đào tạo của cả nước. Cùng với sự phát triển của tỉnh, với vị trí chiến lược, tiềm năng và lợi thế của vùng căn cứ cách mạng, ATK Định hoá sẽ có bước chuyển mình và phát triển trong những năm tới.
Hai là, kế thừa những thành tựu của quá trình đổi mới, của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, huyện Định Hóa đã và đang tập trung sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả tối đa mọi nguồn lực: đất đai, tài nguyên, lao động và lợi thế là khu căn cứ cách mạng, di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và các lợi thế khác để đẩy nhanh phát triển kinh tế phấn đấu đến năm 2020 Định Hóa là khu du lịch của tỉnh.
Ba là, huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh đã tạo điều kiện đẩy mạnh việc huy động và sử dụng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung ngân sách nhà nước để hỗ trợ phát triển trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, những hạn chế cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả QLNN nói chung và quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nói riêng, đó là:
- Trong những năm qua, mặc dù huyện đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội song vẫn chưa xứng với tiềm năng của huyện, có tiềm năng nhưng chưa có lợi thế về hạ tầng kinh tế xã hội để đầu tư phát triển, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Những cơ hội và thuận lợi chưa được tranh thủ một cách tối đa, chưa xây dựng được nhiều đề án đầu tư mang tính đặc thù cho Vùng ATK để trình Chính phủ phê duyệt, phát triển kinh tế chưa kết hợp hài hòa với giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đạt tương đối cao nhưng chưa bền vững, việc cải thiện chất lượng vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
- Môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế kinh tế, thủ tục hành chính còn bất cập đã hạn chế sự phát triển của huyện.
- Nguồn nhân lực của huyện dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo và có trình độ thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển hiện nay.
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được thực hiện nhanh và có hiệu quả nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất và dịch vụ.
- Một số cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp.
Với tình hình trên để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nói chung và dự án đầu tư để phát triển nông thôn nói riêng trong giai đoạn hiện nay, huyện Định Hóa cần tập trung chỉ đạo theo đúng các định hướng đã xác định cũng như xây dựng các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi, đồng thời khắc phục các khó khăn, thách thức để phát huy mọi nguồn lực cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.5.1. Những kết quả đã đạt được
2.5.1.1. Công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư để phát triển nông thôn đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Công tác quản lý đầu tư các dự án từ nguồn ngân sách trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như vấn đề cải thiện môi trường. Huyện đã chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy các tiềm năng, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh xã hội hóa tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển văn hóa, xã hội.
Kinh tế của huyện phát triển ổn định, tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân 3 năm đạt 11,3%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, trong thời gian qua đã hoàn thành đầu tư cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện, thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, chương trình xóa phòng học tạm, xây dựng, chỉnh trang trụ sở làm việc từ cấp xã đến cấp huyện.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa đã giúp cho hoạt động văn hóa, thể thao được thực hiện tốt, góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, toàn huyện đã xây dựng được 331/435 nhà văn hóa thôn bản đạt tỷ lệ 76%.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế ngày càng được quan tâm đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Hướng tập trung chỉ đạo công tác huy động, sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trong giai đoạn tiếp theo:
- Đầu tư có trọng điểm cả về nguồn vốn và phương thức chỉ đạo, tập trung kêu gọi ODA để phát triển hạ tầng.
- Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy các tiềm