5. Bố cục và kết cầu của luận văn
1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả thu được từ phỏng vấn và tổng hợp từ phiếu thu thập thông tin xây dựng chỉ tiêu phân tích cơ bản sau:
- Đất đai, dân số, lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có việc làm mới.
- Tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2008 - 2010.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất các ngành kinh tế.
- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, các dự án phát triển nông thôn đầu tư bằng nguồn ngân sách giai đoạn 2008 - 2010, trong đó nguồn vốn NSNN và tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Thông qua phân tích số liệu tổng hợp thấy được những tồn tại, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của huyện Định Hoá để từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác QLNN các dự án phát triển nông thôn đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Định Hoá trong thời gian tới.
Kết luận Chƣơng I
Qua nghiên cứu chương này, luận văn rút ra một số vấn đề chủ yếu sau: Quản lý dự án đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào dự án đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Quản lý nhà nước các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách là công việc khó khăn và mang tính phức tạp bởi tính đặc thù của nó, công tác quản lý hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế và ngược lại.
Trong những năm qua cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hoá nói riêng đã được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
2.1. Khái quát về tình hình đầu tƣ bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Định Hoá
2.1.1. Các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển trên địa bàn huyện Định Hoá
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên,
có diện tích tự nhiên là 513,51 km2, có trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Chợ
Chu. Định Hoá có đường ranh giới tiếp giáp 6 huyện: Phía Bắc và Phía Đông: Giáp tỉnh Bắc Kạn, Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, Phía Tây: Giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Là huyện cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 50 km, ở vào thế khó khăn so với các huyện khác trong tỉnh, xa các trung tâm và các thị trường lớn, không có đường quốc lộ đi qua nên khó khăn cho phát triển kinh tế hàng hoá đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.
An toàn khu ATK Định Hoá có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng (trong đó có 10 điểm di tích được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia), ghi đậm nhiều dấu ấn của thời kỳ cách mạng và là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Ngày 10/5/2012 Chính phủ đã ra Quyết định số 548/QĐ - TTg công nhận Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hoá là di tích quốc gia đặc biệt. Do vậy, trong tương lai Định Hoá sẽ thu hút được nhiều du khách khắp nơi trong cả nước đến thăm.
2.1.1.2. Điều kiện xã hội
Dân số toàn huyện đến 31/12/2010 là 87.722 người, trong đó dân số nông thôn là 81.615 người chiếm 93% dân số toàn huyện, với 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 46% còn lại là dân tộc Kinh, Sán Chay, Dao....
Cơ cấu hành chính: Huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã và 01 thị trấn, trên cơ sở dựa trên phạm vi, quy mô, vị trí địa lý, các đặc điểm chung về khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, toàn huyện hiện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:
+ Tiểu vùng 1: Bao gồm 8 xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Bảo Linh, Tân Dương. Đây là vùng cao của huyện Định Hoá là vùng có diện tích tự nhiên lớn 24.439 ha.
+ Tiểu vùng 2: Bao gồm 7 xã: Phượng Tiến, Phúc Chu, Bảo Cường, Trung Hội, Đồng Thịnh, Định Biên và Thị trấn Chợ Chu. Đây là vùng gần trung tâm huyện, có điều kiện thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đất đai được hình thành trên các triền con sông suối nên rất màu mỡ, có thể gọi vùng này là vựa lúa của huyện Định Hoá, tập trung phát triển cây lương thực với giống lúa Bao thai đặc sản.
+ Tiểu vùng 3: Bao gồm 9 xã: Bình Thành, Sơn Phú, Phú Đình, Điềm Mặc, Bộc Nhiêu, Phú Tiến, Trung Lương, Bình Yên và Thanh Định. Đây là vùng đồi thấp có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè, tập trung mở rộng diện tích chè giống mới theo quy trình sản xuất chè an toàn.
Tất cả các xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, toàn huyện có 02 trường Trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện, các lớp học mầm non, tiểu học được đặt tại các xóm tạo điều kiện để các cháu đi học được thuận lợi.
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên (Thời điểm 31/12/2010)
STT Tên xã, TT Diện tích (Km2) Số thôn (ấp, bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2 ) Tổng số 513,5 435 87.722 170,8 1 Linh Thông 28,0 13 2895 103,5 2 Lam Vỹ 44,0 20 3828 87,0 3 Quy Kỳ 56,0 19 3852 68,8 4 Tân Thịnh 59,7 22 4063 68,0 5 Kim Phượng 13,0 12 2775 212,7 6 Kim Sơn 9,9 13 2160 217,4 7 Bảo Linh 27,9 11 2130 76,3 8 Phúc Chu 12,9 9 2265 175,8 9 Tân Dương 21,6 18 3083 143,0 10 TT Chợ Chu 4,3 22 6107 1.404,2 11 Phượng Tiến 20,7 15 3494 168,7 12 Bảo Cường 9,9 16 3832 386,2 13 Đồng Thịnh 12,6 22 4036 321,4 14 Định Biên 8,1 13 2405 295,4 15 Thanh Định 18,7 18 3759 201,4 16 Trung Hội 12,6 19 4555 362,8 17 Trung Lương 13,7 23 3661 266,4 18 Bình yên 8,1 14 3200 394,7 19 Phú Tiến 14,6 10 2842 194,5 20 Điềm Mặc 16,5 28 4176 252,5 21 Bộc Nhiêu 26,0 21 3724 143,1 22 Sơn Phú 14,8 28 4725 318,3 23 Phú Đình 31,0 22 5520 177,8 24 Bình Thành 28,7 27 4635 161,3 Tổng số 513,51 435 87.722 6.201
2.1.1.3. Nguồn lực về tài chính
Với lợi thế lịch sử: ATK Định Hoá là Thủ đô kháng chiến, huyện đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cả nước quan tâm, ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. Định Hoá đã tranh thủ vào sự đầu tư của Nhà nước bằng nhiều Chương trình, dự án như: Chương trình thực hiện theo Nghị quyết 37 - NQ/TW về phát triển kinh tế xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Vốn tín dụng theo QĐ số 13/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nguồn vốn Chương trình 135, Quyết định số 167/QĐ - CP, dự án 661, vốn đầu tư cho ATK, các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách tỉnh, vốn ODA và các nguồn vốn khác...đây là những nguồn lực rất quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.1.1.4. Năng lực về trình độ sản xuất
Năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện một bước, tổ chức sản xuất kinh doanh thêm nhiều kinh nghiệm....là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.
2.1.1.5. Về kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội
Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước...nhiều dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn huyện đồng loạt được triển khai xây dựng, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH của huyện góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng căn cứ cách mạng ATK Định Hoá. Đồng thời huyện luôn được Trung ương và tỉnh quan tâm phát triển du lịch lịch sử ATK và du lịch sinh thái, đây là thế mạnh tiềm năng của huyện.
Môi trường đầu tư đã được cải thiện, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng về số lượng và năng lực đầu tư mới, nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển trên địa bàn tăng, nhiều doanh nghiệp thành lập mới đã phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc khai thác hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế hiện có là điều có ý nghĩa quan trọng để nhanh chóng đưa Định Hoá trở thành huyện phát triển tương xứng với vị thế của mình.
2.1.2. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Định Hoá giai đoạn 2008 - 2010 huyện Định Hoá giai đoạn 2008 - 2010
Trong giai đoạn 2008 - 2010, mặc dù nền kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăng cao, tình hình mưa lũ, rét đậm rét hại....thường xuyên xảy ra, nhưng do sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành nền kinh tế của huyện vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đều được thực hiện theo đúng tiến độ, nhiều chỉ tiêu thực hiện vượt mức Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ đề ra.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt đƣợc của huyện Định Hoá giai đoạn 2008 - 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Chỉ tiêu kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP % 12,0 11,5 10,5
2 Giá trị sản xuất (giá thực tế) Tr.đ 1.247.700 1.367.100 1.524.000
a Công nghiệp - XD Tr.đ 267.500 310.000 352.000
- Cơ cấu % 21,4 22,6 23,1
b Nông, lâm, ngư nghiệp Tr.đ 579.000 581.000 612.000
- Cơ cấu % 46,4 42,4 40,2
c Thương mại - Dịch vụ Tr.đ 401.000 475.000 560.000
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
3 Thu NSNN trên địa bàn Tr.đ 10.311 10.130 12.450
4 Thu bổ sung từ NS tỉnh Tr.đ 189.188 246.053 210.898
5 Tổng chi ngân sách địa phương Tr.đ 199.499 256.183 223.348
6 Tổng vốn ĐT phát triển huyện quản lý Tr.đ 98.550 117.052 114.195 II Chỉ tiêu xã hội 1. Dân số trung bình nghìn người 90,6 86,3 87,7
+ Tr.đó: Khu vực nông thôn nghìn
người
84,6 80,2 81,6
2 Số LĐ được giải quyết việc
làm mới trong năm Người 1.624 1.650 1.700
3 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo so với tổng số lao động
% 21 23 24
4 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới % 32,74 23,21 19,21
5 Số xã có đồng bào dân tộc thiểu số
Xã 24 24 24
Tr.đó: - Xã nghèo Xã 22 22 22
- Xã Đặc biệt khó khăn Xã 5 5 5
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Định Hoá năm 2008, 2009, 2010 )
Với những nỗ lực của huyện đã từng bước đưa tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế) trên địa bàn huyện tăng đều qua các năm giai đoạn 2008 - 2010, giá trị được thể hiện qua Bảng đồ sau:
1247700
1367000 1524000
2008 2009 2010
Hình 2.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Định Hoá giai đoạn 2008 - 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hoá năm 2008 - 2010)
0 10 20 30 40 50 2008 2009 2010
Công nghiệp - Xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp
Thương mại - Dịch vụ
Qua phân tích cho thấy ngành kinh tế chính của huyện là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 40,2% giá trị sản xuất của cấp huyện (Năm 2010). Là một huyện nghèo so với các huyện trong tỉnh, những năm gần đây do thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, bước đầu đã hình thành các vùng lúa bao thai, vùng sản xuất chè hàng hoá ngành trồng trọt đã từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Ngành lâm nghiệp từ lâm trường quốc doanh đã phát triển theo hướng lâm nghiệp cộng đồng có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào bảo vệ, tu bổ rừng, các dự án như dự án 661, dự án bảo vệ cảnh quan ATK, rừng phòng hộ, tổng diện tích rừng đến hết năm 2011 trên địa bàn huyện là 30.321 ha hàng năm khai
thác 45.000 m3 gỗ các loại, 29.000 m3 sản phẩm phụ với tổng giá trị trên 60 tỷ
đồng đã xuất hiện kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên còn ở quy mô nhỏ.
Đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng (Chiếm 23,1% giá trị sản xuất toàn huyện - Năm 2010): Sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp là các ngành nghề chế biến nguyên liệu sẵn có ở địa phương, gắn liền và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, sự phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Ngoài ra một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp từ trung ương đến địa phương được điều chỉnh cũng đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của huyện. Huyện đã bước đầu quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có quy hoạch chung 3 cụm công nghiệp nhỏ:
- Cụm công nghiệp nhỏ Kim Sơn (15ha) hướng về sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến gỗ.
- Cụm công nghiệp nhỏ Trung Hội (7ha) hướng về sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến gỗ.
- Cụm công nghiệp nhỏ Sơn Phú (10 ha) hướng về dịch vụ khai thác khai khoáng.
Ngành Thương mại và dịch vụ (chiếm tỷ trọng 36,7% giá trị sản xuất toàn huyện - năm 2010): Các ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Trong những năm qua hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển khá sôi động, khối lượng hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của trên 70 doanh nghiệp, 25 hợp tác xã và gần 2.000 hộ kinh doanh cá thể thuộc mọi thành phần kinh tế đã hội tụ tương đối đầy đủ những yếu tố cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển nhanh và rộng khắp trên toàn huyện góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Các dịch vụ khác như Vận tải, Bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tin học, dịch vụ y tế... đều có bước phát triển khá so với giai đoạn 5 năm về trước.
Về lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) được duy trì ở mức cao hơn những năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (năm 2008