Sử dụng hoạt động ngoại khóa, tham quan, dạy học ngoài trời

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 39 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Sử dụng hoạt động ngoại khóa, tham quan, dạy học ngoài trời

* Hoạt động ngoại khóa

Đây là một hoạt động học tập nhằm củng cố, trao đổi, rèn luyện nâng cao vốn hiểu biết và khả năng kể chuyện cho học sinh. Các hình thức hoạt động ngoại khóa đa dạng có thể là trò chơi, đóng hoạt cảnh hoặc trao đổi ý kiến, hỏi đáp về vấn đề liên quan đến phân môn Kể chuyện… Thông qua hoạt động này, vốn hiểu biết của các em được mở rộng, khả năng về kể chuyện và cảm thụ tinh tế cái hay, cái đẹp trong kể chuyện. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể, các phong trào của nhà trường và lớp. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, năng động và vui tươi. Không ai có thể phủ nhận được đây là một hoạt động học tập giải trí thiết thực và bổ ích được học sinh hứng thú nhất.

* Ví dụ: Dạy bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt lớp 4, tập 1). Giáo viên xây dựng sân khấu phù hợp với câu chuyện cho học sinh diễn, giáo viên chuẩn bị thêm âm thanh, ánh sáng, trang phục diễn (mũ đội hình nhân vật,

áo khoác của nhân vật). Mỗi đội chơi gồm ba nhân vật thi diễn lại câu chuyện. Trong quá trình các em diễn giáo viên cần chú ý giọng kể, điệu bộ của các em để nhận xét.

- Mục tiêu:

Phát triển kĩ năng kể chuyện cho học sinh, rèn khả năng nhập vai diễn xuất và giúp học sinh ghi nhớ truyện. Bên cạnh đó nó góp phần rèn luyện, nâng cao tinh thần tham gia hoạt động tập thể.

- Chuẩn bị:

+ Dựng hoạt cảnh. + Trang phục nhân vật.

+ Ba học sinh đóng vai các nhân vật. + Các yếu tố phụ trợ khác.

- Cách tiến hành:

Các học sinh đóng vai ba nhân vật lần lượt kể chuyện theo trình tự diễn biến của truyện.

* Hình thức tham quan

Là hình thức tổ chức cho các em học sinh tham quan các khu di tích lịch sử như các đền thờ, miếu thờ hoặc địa danh nổi tiếng để các em nhận thức một cách sâu sắc, nhớ rõ vấn đề. Đặc biệt nó rất thuận lợi đối với các bài giáo viên dạy học sinh tìm hiểu thiên nhiên, con người địa phương nơi các em sinh sống. Hình thức này đòi hỏi sự chuẩn bị của giáo viên mất nhiều thời gian và công sức, giáo viên cần phải lên kế hoạch, chuẩn bị chu đáo về phương tiện, kinh phí cụ thể. Mặc dù đối tượng học sinh lớp 4 đã có những suy nghĩ và nhận thức khá tốt về nhiệm vụ học tập của mình nhưng đòi hỏi giáo viên vẫn phải có kinh nghiệm, khả năng bao quát, tổ chức để quản lí học sinh trong quá trình tiến hành tham quan.

Một số bài học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 mà giáo viên có thể tổ chức cho các em học bằng hình thức tham quan. Ví dụ như: Thăm quan nhà tù Sơn La, Đền thờ vua Lê Thánh Tông,… Sau đó giáo viên có thể cho học sinh hệ thống câu hỏi các em trả lời để học sinh ghi nhớ và kể lại chuyến thăm quan đó.

* Hình thức dạy học ngoài trời

Hình thức dạy học ngoài trời tương đối dễ tổ chức, không gây tốn kém về kinh phí như hình thức tham quan và hoạt động ngoại khóa. Hơn nữa, nó lại nhận được sự yêu thích của đa số các em học sinh. Không gian hoc tập của các em được mở rộng (sân trường, vườn hoa, bãi cỏ…), các em có thể vừa quan sát vừa kể lại nội dung câu chuyện. Tuy nhiên, tùy vào nội dung và điều kiện học tập cụ thể để giáo viên có sự áp dụng phù hợp.

Ví dụ một số bài có thể dạy các em sử dụng hình thức này: “Cây khế” (Tiếng Việt lớp 4, tập 1), “Tre Việt Nam” (Tiếng Việt lớp 4, tập 1).

2.4. Vận dụng phƣơng pháp tổ chức trò chơi trong tiết học Kể chuyện

Phương pháp này giúp cho các em tham gia vào các trò chơi có nội dung xoay quanh câu chuyện mà các em đã học. Trò chơi có thể áp dụng trong bất cứ phần nào của bài học tùy vào và sự chuẩn bị của giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng phổ biến dưới dạng củng cố lại kiến thức cho học sinh sau khi đã học xong một bài. Khi tổ chức chơi, giáo viên có thể phân thành nhóm hoặc cá nhân tùy từng bài.

Phương pháp dạy học áp dụng trò chơi trong dạy học Kể chuyện là một phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa khả năng nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học đặc biệt là với học sinh lớp 4. Phương pháp này giúp cho học sinh khắc sâu ghi nhớ kiến thức, diễn biến câu chuyện, các nhân vật, thái độ, cử chỉ, nét mặt, hành động. Ngoài ra, tổ chức hình thức dạy học này giúp cho giờ học trở nên sôi nổi, vui tươi, phát huy khả năng nhanh nhạy, linh hoạt với các tình huống mà mình gặp.

Việc tổ chức cho học sinh kể chuyện dưới hình thức “trò chơi” sẽ giúp học sinh hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện tích cực Đồng thời hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, qua đó giúp các em phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Trong mỗi trò chơi luôn có cách chơi và luật chơi vì thế mà cô phải có lời hướng dẫn về cách chơi, luật chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không rườm rà.

- Giáo viên phải lôi cuốn được học sinh vào “trò chơi” bằng những thủ pháp nghệ thuật sư phạm.

- Giáo viên phải nói rõ hình thức thi đua trong trò chơi để các em có sự tích cực khi tham gia trò chơi. Ví dụ như: đội nào thắng sẽ nhận được phần quà to hơn...

- Trong khi chơi giáo viên phải bao quát học sinh, duy trì trò chơi và sự hứng thú, không để học sinh nhàm chán.

- Giáo viên nhắc nhở giúp đỡ, động viên học sinh yếu kém trong khi chơi. - Kết thúc trò chơi: Giáo viên nhận xét, khen và tặng quà cho đội chơi thắng, động viên khuyến khích đội chơi chưa tốt.

* Ví dụ: Thi kể tiếp sức bài “Người mẹ hiền” (Tiếng Việt 4, tập 2)

- Mục tiêu: Phát triển tư duy, khả năng quan sát nhanh nhẹn, kể diễn cảm và năng lực hợp tác nhóm.

- Chuẩn bị: + Chọn hai đội chơi, mỗi đội 4 bạn. + Bốn bức tranh minh họa câu chuyện. - Cách tiến hành:

+ Bước 1: Các nhóm quan sát tranh (sau đó giáo viên cất tranh). + Bước 2: Các thành viên trong đội thi kể lại bốn đoạn trong truyện.

+ Bước 3: Giáo viên cùng cả lớp đánh giá kết quả (đội nào thuộc truyện kể hay, diễn cảm sẽ thắng cuộc).

+ Bước 4: Tuyên dương đội thắng cuộc.

2.5. Sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động, cử chỉ trong kể chuyện chuyện

* Chuẩn bị về truyện kể

Khi xác định câu chuyện để kể xong, giáo viên phải đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm suy nghĩ về các nhân vật trong truyện, từ đó có sự đồng cảm với số phận nhân vật. Người kể dùng hình thức đọc tiếng vang lớn và diễn cảm để tác động đến người nghe. Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi để các em tự kiểm tra: Câu

chuyện được nghe kể gồm có mấy nhân vật? Cuộc đời, số phận từng nhân vật ra sao? Mở đầu và kết thúc câu chuyện như thế nào? Em hãy tóm tắt lại câu chuyện?

Người kể chỉ thực sự kể thành công hay công cũng nhờ vào phần lớn ở giai đoạn chuẩn bị truyện như này. Vì vậy người kể phải luôn chủ động khi kể kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ một cách hợp lí.

* Lựa chọn ngôn ngữ, ngữ điệu khi kể

Khi kể người kể không nhất thiết phải dựa đúng như lời văn của câu chuyện. Người kể trong quá trình kể có thể thêm bớt chi tiết để kể lại câu chuyện đó. Để cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn hơn người kể nên vừa kể vừa diễn tả lại hoạt động, tâm trạng của nhân vật và cảnh vật nơi diễn ra sự kiện. Đối với tâm lí của học sinh lớp 4, khi kể giáo viên không cần phải thể hiện nhiều điệu bộ cử chỉ nhưng cũng cần thể hiện rõ tâm trạng nhân vật lúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận… Ngữ điệu còn được thể hiện ở cách ngừng nghỉ chính xác và có nghệ thuật ở các đoạn thắt nút, thái độ nhân vật.

* Các yếu tố phụ trợ kể chuyện (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)

Khi kể chuyện người kể phải biết đan xen những ánh mắt, cử chỉ, thái độ của mình vào câu chuyện. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó làm tăng sự giao cảm giữa người kể và người nghe. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều và thể hiện quá sẽ khiến phản tác dụng đối với người nghe. Do đó, người kể phải biết cách sử dụng hình thức này một cách hợp lí và đúng mức để bài kể đạt hiệu quả cao.

Ví dụ kể câu chuyện “Chú lính chì dũng cảm” (Tiếng Việt 4, tập 1) người kể trong vai chú lính chì phải thể hiện được qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ sự dũng cảm, gan dạ, giọng nói cứng rắn khi gặp phải những khó khăn khi đối diện với kẻ thù. Còn nghĩ về nàng công chúa với giọng điệu dịu dàng và trầm ngâm.

TIỂU KẾT

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu, đưa ra biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Cụ thể chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp cơ bản dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của các em.

Trên cơ sở thực trạng dạy học phân môn Kể chuyện ở trường tiểu học đã nêu trong chương 1, người viết đã đưa ra một số biện pháp chủ quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học để đưa vào ứng dụng cụ thể với các kiểu bài Kể chuyện. Các đề xuất đó là: Thứ nhất, sử dụng đa dạng, nâng cao các hình thức bài tập kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo vai, theo lời gợi ý, và kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng. Thứ hai, sử dụng đa dạng, hiệu quả các thiết bị dạy học. Thứ ba, sử dụng hình thức tham quan, ngoại khóa, dạy học ngoài trời. Thứ tư, vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học. Cuối cùng là sử dụng yếu tố ngôn ngữ, ngữ điệu và hoạt động cử chỉ trong Kể chuyện. Trên cơ sở đó mỗi đề xuất người viết đều nêu ra những ví dụ cụ thể để thấy được sự vận dụng vào bài học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt được các biện pháp đề xuất nói trên đòi hỏi rất nhiều vào sự cố gắng nỗ lực trước hết từ phía người dạy: đó là lòng nhiệt tình với với công việc, tâm huyết với học sinh. Bên cạnh đó cần phải có sự đầu tư từ phía nhà trường về cơ sở vật chất, về các trang thiết bị, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với các phương tiện về khoa học kĩ thuật hiện đại và các phương pháp dạy học mới.

Khi đưa ra các biện pháp đó thì mục đích của chúng tôi nhằm nâng cao khả năng hoạt động văn học và đặc biệt là kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Thông qua đó giúp các em có những nhận thức tốt nhất về các bài học, kinh nghiệm, vốn sống tạo điều kiện cho sức tưởng tượng và sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần vận dụng đan xen các phương pháp để tạo hiệu quả cho giờ học. Từ những đề xuất trên là cơ sở để người viết tiến hành soạn một số giáo án mẫu và tiến hành thể nghiệm ở chương 3.

CHƢƠNG 3

THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Những vấn đề chung

3.1.1. Mục đích thể nghiệm

Chúng tôi thiết kế mẫu giáo án trên cơ sở những đề xuất nêu trong chương 2. Mục đích của chúng tôi khi tiến hành thể nghiệm dạy học theo giáo án này nhằm chứng minh tính khả thi của phương án đề xuất.

3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thể nghiệm

Ở trường Tiểu học Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La, người viết tiến hành khảo sát giáo án trên học sinh lớp 4. Lớp 4A1, cô Phạm Thanh Tâm chủ nhiệm gồm 39 học sinh. Lớp 4A3, cô Hà Thị Kim Oanh chủ nhiệm gồm 38 học sinh (có 13 học sinh thuộc dân tộc thiểu số).

Ở trường Tiểu học Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La, người viết khảo sát ở lớp 4A1 cô Đinh Thị Thịnh chủ nhiệm gồm 24 học sinh. Lớp 4A2 cô Nguyễn Thị Lê chủ nhiệm gồm 26 học sinh. Giáo viên chủ nhiệm các lớp đều là những giáo viên có thâm niên trong nghề, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Học sinh ở các lớp đối chứng có độ tuổi và trình độ nhận thức tương đương nhau.

Chúng tôi tiến hành điều tra thể nghiệm và thể nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.

3.1.3. Điều kiện thể nghiệm

Dựa vào trình độ của giáo viên cũng như tâm sinh lý của học sinh mà chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên những điều kiện sau:

- Giáo viên ở lớp thể nghiệm và đối chứng. + Giáo viên trình độ Đại học, Cao đẳng. + Giáo án đối chứng: Giáo viên tự soạn.

+ Giáo án thể nghiệm: Giáo viên lên lớp theo giáo án thể nghiệm mà chúng tôi đã soạn.

- Học sinh ở các lớp thể nghiệm và đối chứng đảm bảo các điều kiện tương đương như:

+ Có độ tuổi tương đương nhau.

+ Trình độ nhận thức cũng như về mặt tâm lý của các em là tương đương nhau.

3.1.4. Nội dung thể nghiệm

Chúng tôi chọn bài 11: Truyện “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1) để soạn và tiến hành thể nghiệm dạy học. Nhóm thể nghiệm và nhóm đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên và có số lượng như nhau, trình độ nhận thức tương đương nhau.

Nhóm thể nghiệm được tiến hành thể nghiệm dạy học bằng những phương pháp, những hình thức tổ chức và trang thiết bị dạy học mới. Đây là những biện pháp mà tác giả đã đề xuất trong chương 2.

Nhóm đối chứng chúng tôi không có sự thay đổi gì về phương pháp, hình thức và các thiết bị dạy học. Đây là cơ sở để so sánh làm nổi rõ chất lượng của nhóm thể nghiệm, là yếu tố quan trọng để khẳng định hay phủ định giả thiết.

3.1.5. Phương pháp tiến hành thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm đối với nhóm lớp thể nghiệm và quan sát tỉ mỉ các diễn biến của học sinh một cách khách quan. Sau đó chúng tôi chọn mẫu thể nghiệm đó là hai lớp để dạy thể nghiệm và đối chứng. Ở trường Tiểu học Chiềng Sinh: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A3 là lớp đối chứng. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A2 là lớp đối chứng. Những lớp này có các điều kiện tương đối giống nhau về sĩ số, chất lượng,… để kết quả thể hiện tính khách quan.

Người dạy: Hai lớp tiến hành với một lớp thể nghiệm và một lớp đối chứng có hai người dạy để đảm bảo sự tương quan, đồng đều.

Mẫu giáo án thể nghiệm là bài 11: “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1) trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 để dạy thể nghiệm.

+ Điểm giống nhau: số học sinh ở lớp thể nghiệm và đối chứng, mức độ nhận thức tương đương nhau. Cùng một không gian học tập.

+ Sự khác nhau: đó là việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học, các thiết bị dạy học có sự thay đổi.

Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Thiết bị dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4.

- Bảng giáo viên.

- Tranh minh họa phóng to. - Vật thật.

- Trang phục nhân vật.

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 2. - Bảng giáo viên.

Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan bằng tranh, ảnh. - Phương pháp thực hành giao tiếp. - Phương pháp luyện tập theo mẫu. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp quan sát, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 39 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)