Kể một chi tiết trong chuyện theo tưởng tượng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Kể một chi tiết trong chuyện theo tưởng tượng

Đây là hình thức kể chuyện mà học sinh được thể hiện những suy nghĩ, tình cảm cách xử lí tình huống của bản thân với hoàn cảnh cụ thể. Thông qua câu chuyện được học học sinh có thái độ đúng, sai, cái thiện, cái ác, cái cần học tập và cái cần lên án. Từ đây, học sinh nói lên mong ước của bản thân về những điều tốt đẹp trong xã hội. Nó được thể hiện qua lối tư duy hồn nhiên của trẻ về các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện.

Hình thức kể này yêu cầu học sinh phải có sự suy nghĩ độc lập để đưa ra ý tưởng của riêng mình. Kể một chi tiết theo tưởng tượng giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng về các nhân vật, nội dung diễn biến câu chuyện, chi tiết trong truyện để tạo ra những ý sáng tạo hay.

* Ví dụ: Bài 14 “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (Tập đọc lớp 4, tập 1).

Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại đoạn kết của câu chuyện theo tưởng tượng. Đoạn kết của câu chuyện có nội dung: “Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá như mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được mấy năm nữa !”.

Từ đoạn kết câu chuyện giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện nhưng với kết thúc khác: “Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào?”. Học sinh có thể đưa ra ý tưởng rằng: “Em sẽ không ham chơi bóng mà sẽ đi mua thuốc ngay về để ông uống, có thể ông sẽ sống thêm và mẹ cũng không phải buồn khóc nữa.”

* Lưu ý:

Dạng bài tập này chỉ được sử dụng hạn chế nhất định với một số bài hoặc một phần nhất định. Nó được đưa vào khi các em đã nắm bắt chắc được nội dung ý nghĩa của câu chuyện từ đó có cách hiểu và ý tưởng sáng tạo tốt. Trong quá trình kể giáo viên nên động viên tích cực để học sinh tự tin, hăng hái đưa ra ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4 ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)