3.2. Giải pháp
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật
Để đáp ứng nhu cầu đề ra, BLTTHS cần phải sửa đổi một số quy định để đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam được thi hành tốt trên thực tế. Cụ thể:
Cần quy định cụ thể, chặt chẽ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng, phân biệt rõ ràng giữa mục đích và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn để làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp tạm giam.
Về căn cứ gia hạn tạm giữ: việc áp dụng căn cứ gia hạn tạm giữ vẫn mang tính chủ quan, cảm tính của người tiến hành tố tụng. Do đó, cần ban hành văn bản hướng dẫn về các căn cứ để gia hạn tạm giữ khi cần thiết và trong trường hợp đặc biệt cụ thể là gì. Cụ thể:
+ Trường hợp cần thiết: sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, địi hỏi phải có thêm thời gian để làm rõ hành vi phạm tội hoặc xác minh thêm về căn cước, nhân thân, dấu hiệu phạm tội… của người bị tạm giữ.
+ Trường hợp đặc biệt: trường hợp người bị giữ có dấu hiệu phạm tội của tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thuộc các vụ án phức tạp, có nhiều người tham gia, mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ sự việc.
Về căn cứ gia hạn tạm giam: không sử dụng kết quả phân loại tội phạm làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mà cần xem xét khả năng bị can, bị cáo có thể gây cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xét, quyết định biện pháp tạm giam. Việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử hay có thể bỏ trốn nên được căn cứ vào các tiêu chí khách quan như:
+ Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ thực hiện: thơng thường là những tội phạm có tính nguy hiểm cao, tội phạm có tổ chức, tội phạm do cố ý thì khả năng bỏ trốn cao. Đối với tội phạm có mức độ nguy hiểm thấp hoặc tội phạm do vơ ý thì khả năng bỏ trốn ít xảy ra hơn. Ví dụ: những người phạm tội cướp, trộm cắp, buôn bán ma túy… thường bỏ trốn hoặc tìm cách xóa dấu vết.
+ Nhân thân: những người có nhân thân xấu, có nhiều tiền án, tiền sự thường tìm cách để đối phó điều tra hoặc bỏ trốn. Những người phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, tội phạm thực hiện ít nghiêm trọng thì ít khả năng bỏ trốn.
+ Tình trạng cư trú: tính hợp pháp, sự ổn định, rõ ràng của việc cư trú. Đối với người tạm trú không khai báo, hoặc có khai báo nhưng tạm trú ngắn hạn, th phịng trọ… thường bỏ trốn sau khi phạm tội. Những người có nhà hợp pháp, có đăng ký thường trú hay tạm trú dài hạn thì khả năng bỏ trốn thấp hơn.
+ Sự ràng buộc của gia đình, cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp: sự ràng buộc về nghề nghiệp và thu nhập do nghề nghiệm mang lại ảnh hưởng đến việc đối tượng có cố tình lẩn trốn hay khơng
Hạn chế tạm giam đối với một số loại tội phạm: tội phạm BLHS quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và một số tội phạm khác thuộc nhóm tội phạm về mơi trường, một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp… Thực tiện cho thấy những trường hợp này, người phạm tội có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh hoặc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, họ khơng có khả năng và điều kiện để có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Về thời hạn: tạm giam, tạm giữ hiện nay hạn chế rất nhiều các quyền cơ bản của một công dân. Việc áp dụng biện pháp này lại đang có nhiều điều bất cập, đặc biệt là trong việc xác định thời điểm kết thúc của thời hạn tạm giam, tạm giữ, đôi khi bị lạm dụng theo chủ quan của CQĐT, nên tình trạng vượt quá thời hạn tạm giam, tạm giữ theo quy định của BLTTHS vẫn xảy ra. Vì vậy, việc xác định đúng thời điểm kết thúc của thời hạn tạm giữ, tạm giam cho phép xác định được một khoảng thời gian cụ thể để cơ quan áp dụng biện pháp này tích cực thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ, thực hiện đúng quá trình tố tụng.
Việc quy định về thời hạn tạm giam đối với bị can theo quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015 còn quá dài, nhiều trường hợp hết hạn điều tra, tạm giam nhưng không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam. Do đó, cần nghiên cứu quy định giảm thời hạn tạm giam đối với bị can, hạn chế việc tạm giam bị can, chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn này trong trường hợp thực sự cần thiết; mở rộng việc áp dụng biện pháp đặt tiền, bảo lĩnh và biện pháp ngăn chặn khác.
Về thẩm quyền phê chuẩn lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam: trong thực tế KSV là người nắm rõ hồ sơ, tài liệu nên cần bổ sung cho họ nhiều thẩm quyền hơn. Do đó, cần sửa đổi các quy định để làm rõ vị trí trách nhiệm của từng chức danh tố tụng, phân định thẩm quyền hành chính và quyền hạn tố tụng theo hướng tăng quyền hạn cho KSV để họ chủ động và chịu trách nhiệm về các hành vi. Đặc biệt là trong việc phê chuẩn gia hạn tạm giữ, hủy bỏ quyết định tạm giữ của CQĐT. Bởi vì thời hạn tạm giữ rất ngắn (chỉ 9 ngày bao gồm cả thời hạn gia hạn), nên cần phải nhanh chóng kiểm tra các tài liệu, chứng cứ trong vụ án và đề ra hướng đề xuất; sau đó trình lên lãnh đạo Viện để ban hành các quyết định. Điều này dẫn đến việc xử lý
kéo dài hơn. Do đó, cần bổ sung nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên tại Điều 42 BLTTHS năm 2015 như sau:
“…Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam); quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam; ...”