3.2. Giải pháp
3.2.3. Các giải pháp khác
Cần thường xuyên tổng kết thực tiễn, nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các quy định về áp dụng, thay thế, hủy bỏ tạm giữ, tạm giam mà hiện tại pháp luật tố tụng hình sự chưa điều chỉnh hoặc chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, có nhiều cách hiểu, nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.
Đề nghị VKSND tối cao cùng với Bộ công an phối hợp xây dựng Quy chế về quan hệ phối hợp giữa cơ quan công an và VKS trong việc tạm giữ, tạm giam trong đó quy định quan hệ phối hợp là trách nhiệm của hai bên.
Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng về công tác bắt, tạm giữ, tạm giam theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới: “Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ; những
trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình”; ngun tắc tơn
trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân theo quy định của BLTTHS; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 “Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và nâng cao trách
nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự” của Viện trưởng VKSND tối cao để từng cán bộ, Kiểm sát viên nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về công tác chống oan, sai trong việc áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của Ngành nhằm tăng cường vai trò vị thế của ngành Kiểm sát trong công tác thực thi pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người dân, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để mỗi người dân đều nhận thức được và có biện pháp tự bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân của mình.
Nhằm quản lý chặt chẽ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, VKSND các cấp có trách nhiệm theo dõi, quản lý chặt chẽ các trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam; định kỳ tổng hợp xây dựng báo cáo Viện trưởng VKSND cấp mình và VKSND cấp trên trực tiếp. Theo đó, phải mở sổ theo dõi riêng và quản lý chặt chẽ các trường hợp tạm giữ, tạm giam nhưng trả tự do vì khơng có hành vi vi phạm pháp luật; các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam sau phải đình chỉ điều tra vì khơng chứng minh được tội phạm hoặc Tịa án tun khơng phạm tội; xem xét trách nhiệm cá nhân và rút kinh nghiệm kịp thời đối với cá nhân để xảy ra sai phạm.
VKSND phải chủ động kiểm sát 100% các vụ án ngay từ khi khởi tố; kiểm sát chặt chẽ trình tự thủ tục, căn cứ và thận trọng trong việc phê chuẩn lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của CQĐT, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ trước khi phê chuẩn, đảm bảo đúng căn cứ và đúng pháp luật, hạn chế sai sót, vi phạm.
Đối với người chưa thành niên phạm tội, VKS cân nhắc thận trọng trước khi phê chuẩn các quyết định, lệnh và thường xuyên trao đổi trước với CQĐT về đường lối xử lý các đối tượng này, như: xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc khơng bắt, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng tính chất, mức độ hành vi phạm tội khơng gây tác hại lớn và có nhân thân tốt…
Kết luật Chƣơng 3
Từ những nhu cầu nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS và những hạn chế trong hoạt động thực hành quyền công tố của KSV trong tạm giữ, tạm giam giúp tác giả đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố của KSV như hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong TTHS; nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cho kiểm sát viên; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Kiểm sát viên.
Để bảo đảm cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả, phát huy được tác dụng ngăn ngừa tội phạm và bảo đảm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thuận lợi, VKS cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình để hạn chế đến mức thấp nhất việc bắt, tạm giữ, tạm giam thiếu căn cứ, trái pháp luật; bảo vệ tốt hơn nữa quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
KẾT LUẬN
Biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tam giam. Thực hành quyền cơng tố trong tạm giữ, tạm giam có vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, đấu tranh phịng chống tội phạm, đảm bảo quyền con người, quyền công dân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu đề tài “Thực hành quyền công tố trong tạm giữ, tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” đã thống nhất nhận thức về những vấn đề
lý luận về biện pháp tạm giữ, tạm giam; phân tích các quy định về biện pháp tạm giữ, tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và một số quy định pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở nhận thức lý luận và pháp lý đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giữ, tạm giam; làm rõ những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời xác định nhu cầu của việc bảo đảm áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giữ, tạm giam và đề xuất những giải pháp cụ thể, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác này trong thời gian tới, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự cũng như đáp ứng được yêu cầu của cơng tác phịng, chống tội phạm.
Với những kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể khẳng định rằng: Luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể và đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra ban đầu. Luận văn được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có sự giúp đỡ của Tiến sĩ - Võ Thị Kim Oanh là Giáo viên hướng dẫn khoa học và các cơ quan hữu quan đã hỗ trợ cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết cho tác giả thực hiện Luận văn này. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên Luận văn này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp q báu của q Thầy, Cơ giáo và người quan tâm để Luận văn hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946; 2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959; 3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980; 4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; 5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; 6. Bộ luật tố tụng hình sự (Số: 7-LCT/HĐNN8) ngày 28/6/1988; 7. Bộ luật tố tụng hình sự (Luật số: 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003; 8. Bộ luật tố tụng hình sự (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015; 9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Lệnh số: 20/LCT) ngày 26/7/1960; 10. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Số: 3-LCT/HĐNN7) ngày 04/7/1981; 11. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Số: 03/L-CTN) ngày 08/10/1992; 12. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Số: 34/2002/QH10) ngày 02/4/2002; 13. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Luật số: 63/2014/QH13) ngày 24/11/2014; 14. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (Số: 35/2009/QH12) ngày 18/6/2009; 15. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (Luật số: 10/2017/QH14) ngày 20/6/2017; 16. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (Luật số: 94/2015/QH13) ngày 25/11/ 2015;
B. Tài liệu tham khảo
17. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;
18. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”;
19. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”;
20. Lê Cảm (2001), Một số lý luận cơ bản về quyền công tố, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội;
21. Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; 22. Trần Văn Độ (2010), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS về biện pháp
23. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra tội phạm”, Tạp chí kiểm sát, số 8;
24. Phạm Quang Luyện (2002), “Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát, số 8;
25. Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội;
26. Hoàng Thị Minh Sơn (2014), “Hoàn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ”, Tạp chí Luật học, số 11;
27. Lê Hữu Thể (2005), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát, số 4;
28. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
29. Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh;
30. Đào Trí Úc (2011), “Tố tụng hình sự Việt Nam cần được đổi mới và hồn thiện theo hướng nào”, Tạp chí nghiên cứu pháp luật, số 157;
31. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Sổ tay Kiểm sát viên hình sự, Hà Nội; 32. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐVKSNDTC ngày 17 tháng 9 năm 2007), Hà Nội;
33. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế công tác thực hành quyền công
tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Hà Nội;
34. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007-2012), Báo cáo tổng kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, Hà Nội.