Về thời hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành cho ý kiến

Một phần của tài liệu Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2 THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

2.2.3.Về thời hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành cho ý kiến

2.2. Vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng

2.2.3.Về thời hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành cho ý kiến

kiến cho những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 118 quy định nguyên tắc khơng có ý kiến thì được xem là đồng ý khi CQNN được lấy ý kiến không trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật ĐT 2014 và Nghị định 118. Thế nhưng, nguyên tắc trên sẽ không thể vận dụng được đối với trường hợp quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 118, do hiện nay điểm này chưa có quy định về thời hạn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành xem xét, quyết định và đưa ra ý kiến cho cơ quan ĐKĐT đối với những ngành, phân ngành dịch vụ này.

Theo ghi nhận trong kiến nghị của Cơng ty Luật TNHH Trí Minh ngày 08/05/2019 gửi đến Văn phịng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Kế

57 Công ty TNHH Shinmei Akafuji Rice Việt Nam, “Kiến nghị về việc: Ghi nhận lại vốn góp”, https://doanh

hoạch và Đầu tư trình ý kiến hỏi các Bộ liên quan phải mất rất nhiều thời để nhận lại phản hồi (có trường hơp mất đến 4, 5 tháng) 58.

Có thể hiểu, do đây là những trường hợp đặc thù cần phải được thẩm định, đánh giá một cách thận trọng và có thể có những ngành, nghề phức tạp nên hiện nay nhà làm luật đã bỏ ngỏ việc quy định thời hạn phản hồi. Tuy nhiên, việc không xác định được thời hạn phản hồi từ CQNN dễ gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của NĐTNN và khiến NĐTNN bị động trong việc xác định tiến độ của dự án đầu tư và chuẩn bị các cơ sở vật chất như thuê, mướn địa điểm thực hiện dự án (như việc ký kết biên bản ghi nhớ về việc thuê địa điểm, khi nào thì phải trả tiền thuê) hay nhập khẩu máy móc, thiết bị. Thời hạn phản hồi càng lâu và không xác định sẽ khiến NĐTNN hao tốn rất nhiều kinh phí, tiền bạc để trả tiền thuê địa điểm để giữ chỗ, kinh phí nhân sự, dịch vụ để theo dõi tiến độ của hồ sơ ĐKĐT, trả lương cho một số nhân sự nhất định để sẵn sàng cho việc hoạt động kinh doanh khi dự án được cấp phép; trường hợp tệ hơn là khi có phản hồi từ CQNN thì NĐTNN đã khơng cịn giữ được địa điểm dự tính thực hiện dự án hay những nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKĐT đã khơng cịn cập nhật và cần phải chỉnh sửa (ví dụ như thơng tin về địa điểm thực hiện dự án, thông tin về tên của TCKT mà NĐTNN sẽ thành lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của NĐTNN). Do vậy, tác giả cho rằng cần phải quy định rõ thời hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngành có liên quan đưa ra ý kiến phản hồi cơ quan ĐKĐT.

2.3. Một số kiến nghị

Qua các phân tích ở trên, tác giả đề xuất một số ý kiến đóng góp như sau:

Thứ nhất là, liên quan đến điều kiện cấp GCNĐKĐT cho dự án của NĐTNN

không thuộc diện quyết định CTĐT, tác giả đề xuất bổ sung nội dung là địa điểm thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ quy định về đất đai, xây dựng và phải phù hợp với quy hoạch hiện có. Đồng thời cũng cần làm rõ, không nên đẩy nghĩa vụ chứng minh địa điểm thực hiện dự án là phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch về phía NĐTNN mà cơ quan ĐKĐT và cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ để xác định nội dung này dựa trên thông tin về địa điểm thực hiện dự án mà NĐTNN ghi trên hồ sơ dự án đầu tư. Để thực hiện tốt quy định này, cơ quan có thẩm quyền có liên quan cần phối hợp tốt với cơ quan ĐKĐT để cơ quan ĐKĐT và cơ quan ĐKKD nắm bắt kịp thời và làm tốt nhiệm vụ quản lý,

58

cấp phép cho NĐTNN và tuân thủ đúng thời hạn xử lý hồ sơ ĐKĐT theo quy định của Luật ĐT 2014 và Nghị định 118.

Về phía NĐTNN, ngồi nghĩa vụ phải chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm thực hiện dự án qua việc cung cấp thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác tương đương như quy định hiện tại tại điểm đ Khoản 1 Điều 33 Luật ĐT 2014, NĐTNN có quyền, tùy thuộc vào mong muốn của NĐTNN, chủ động kiểm tra sơ bộ các thông tin về quy hoạch để việc xác định địa điểm thực hiện dự án và đầu tư chi phí để khai thác địa điểm thực hiện dự án này (ví dụ như tiền đặt cọc cho hợp đồng thuê) được thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm được thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ ĐKĐT. Từ những quy định này, tác giả đề nghị bổ sung nội dung như bên dưới thành điểm c Khoản 3 Điều 29 của Nghị định 118 về điều kiện cấp GCNĐKĐT đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định CTĐT, cụ thể như sau:

“3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

b) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có).

c) Việc sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư phải phù hợp các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai, xây dựng và phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, đơ thị và đơn vị hành chính – kinh tế (nếu có). Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm phối hợp, kiểm tra với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định nội dung này tại thời điểm xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư”.

Thứ hai là, liên quan tới những trường hợp mà cơ quan ĐKĐT có lý do xác đáng để cho rằng việc cấp GCNĐKĐT sẽ không bảo đảm an ninh, an toàn về người và tài sản cho nhà đầu tư, tác giả đề xuất bổ sung quy định về cơ chế tạm ngưng việc cấp GCNĐKĐT thành Khoản 4 Điều 29 của Nghị định 118, cụ thể như sau:

“4. Cơ quan đăng ký đầu tư có quyền tạm ngưng việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vì an ninh, an tồn về người và tài sản của nhà đầu tư dựa trên việc đánh giá trung thực, khách quan các tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật tại thời điểm xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Quyết định về việc tạm ngưng việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản với lý do cụ thể về việc tạm ngưng và gửi cho nhà

đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký đầu tư tiếp tục xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư khi có cơ sở để khẳng định rằng nguy cơ gây mất an toàn đã được khắc phục triệt để. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký đầu tư xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư theo thủ tục thông thường.”

Thứ ba là, liên quan đến định nghĩa về hồ sơ hợp lệ tại Khoản 11 Điều 2

Nghị định 118, để nhấn mạnh rằng các nội dung ghi nhận, đề xuất tại hồ sơ đăng ký đầu tư phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả đề nghị chỉnh sửa về từ ngữ, câu chữ như sau: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng

giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ và phù hợp với các quy định của pháp luật.”.

Thứ tư là, liên quan đến định nghĩa về vốn đầu tư, để hỗ trợ nhà đầu tư nói chung và NĐTNN nói riêng hiểu rõ hơn về khái niệm vốn đầu tư, tác giả đề xuất sửa đổi định nghĩa tại Khoản 18 Điều 3 Luật ĐT 2014 như sau: “18. Vốn đầu tư là

đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản, quyền tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”.

Kiến nghị này là sự tổng hợp giữa ý kiến của Ủy ban Kinh tế báo báo cáo cho Quốc hội vào ngày 09/11/2019 theo hướng quy định vốn đầu tư là “vật, tiền, giấy tờ

có giá, quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” và quy định về tài sản góp vốn tại Khoản 1 Điều 35 Luật DN 2014 là

“Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị

quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Thứ năm là, liên quan đến nghĩa vụ góp vốn của NĐTNN, để tránh việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NĐTNN hiểu lầm dẫn đến khơng hồn thành nghĩa vụ góp vốn, tác giả đề xuất việc bổ sung quy định rằng NĐTNN cần phải góp đủ số vốn ghi nhận bằng Đồng Việt Nam trên GCNĐKĐT thành Khoản 4 Điều 44 Nghị định 118 về thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài vốn đầu tư, cụ thể như sau:

“4. Số vốn góp bằng Đồng Việt Nam ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngồi đã góp đủ số vốn góp bằng ngoại tệ như ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng do chênh lệch về tỷ giá mà số vốn góp bằng Đồng Việt Nam khơng đủ thì nhà đầu tư nước ngồi phải góp thêm đến khi đủ; ngược lại, khi chênh lệch về mặt tỷ giá khiến cho giá trị phần vốn góp bằng Đồng Việt Nam tại thời điểm thực góp lớn hơn số vốn góp bằng Đồng Việt Nam ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐTNN được quyền quy đổi phần chênh lệch này thành ngoại tệ để chuyển về nước. Tuy nhiên, việc căn chỉnh số vốn góp theo quy định này phải được thực hiện trong thời hạn góp vốn theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.”

Thứ năm là, để NĐTNN chủ động hơn trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư,

kinh doanh và tiết kiệm được chi phí, tác giả kiến nghị xác định rõ thời hạn phản hồi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành có liên quan đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với NĐTNN tại điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 118.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, so với các quy định pháp luật đi trước, thủ tục vấn đề này trong Luật ĐT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều cải thiện đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại một số nội dung cần được hoàn thiện, cụ thể như sau:

Việc cấp phép cho các địa điểm thực hiện dự án mà NĐTNN đăng ký trong các tịa nhà, cơng trình xây dựng thuộc đối tượng vi phạm các quy định về trật tự xây dựng, an tồn phịng cháy chữa cháy, chưa đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong quá trình thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật hiện đang có vướng mắc.

Điều kiện cấp GCNĐKĐT cho NĐTNN hiện nay chưa đặt ra yêu cầu về tính phù hợp, tuân thủ của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch dễ dẫn đến tình trạng TCKT được thành lập ra tại địa điểm thực hiện dự án lại không thể hoạt động được do vướng các quy định về quy hoạch.

Khái niệm về vốn đầu tư tại Luật ĐT 2014 chưa bao quát đủ các hình thái tài sản mà NĐTNN có thể sử dụng để góp vốn. Đồng thời, liên quan đến việc góp vốn bằng tiền mặt, chênh lệch tỷ giá khi NĐTNN góp vốn bằng ngoại tệ giữa ngày góp vốn và ngày nộp hồ sơ ĐKĐT là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Luật ĐT 2014 lại chưa có quy định rõ ràng khiến cho NĐTNN gặp khó khăn trong việc xác định mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn hay chưa khi NĐTNN thực hiện việc góp vốn bằng ngoại tệ, cịn CQNN lại căn cứ vào số vốn góp bằng VNĐ để xác định nghĩa vụ góp vốn của NĐTNN.

Bên cạnh đó, tình trạng khơng có quy định về thời hạn cho ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành cho các ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với NĐTNN đã khiến NĐTNN bị động trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư và tạo nên sự tốn kém về nhân lực, tài lực cho NĐTNN khi theo đuổi câu trả lời từ CQNN mà không xác định được thời hạn.

Một phần của tài liệu Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (Trang 30 - 36)