4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm
Vụ Xuân Vụ Hè thu
Biểu đồ 3.3: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu 2009
Năng suất thực thu là một chỉ tiêu có sự biến động rất lớn. Năng suất của giống khác nhau khi trồng trong các mùa vụ và vùng sinh thái khác nhau. Đào Quang Vinh và cs (2004) [48] cho biết giống đậu tương ĐVN5 và DT84 khi trồng ở đồng bằng năng suất đạt 19,03 và 13,05 tạ/ha nhưng trong điều kiện sinh thái của Lào Cai ĐVN5 và DT84 chỉ đạt năng suất 12,54 và 12,82 tạ/ha (vụ Xuân), 15,67 và 15,6 tạ/ha vụ Hè thu.
Trong các giống thí nghiệm Đ2101 là giống sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vụ xuân, đạt năng suất cao nhất (20,04 tạ/ha) và ĐT26 thích hợp với vụ Hè thu, đạt năng suất 21,99 tạ/ha.
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM GIỐNG THÍ NGHIỆM
Đậu tương là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người. Trong hạt đậu tương có đủ các axit amin cơ bản như: isoleuxin, leuxin, lysin, metionin, phenylalanine, valin. Đậu tương được coi là nguồn cung cấp protein hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉnh vì chứa một lượng lớn các axit amine không thay thế cần thiết cho cơ thể. Protein của đậu tương dễ tiêu hóa, không có các thành phần tạo thành colesteron, không có các dạng axit uric. Ngoài ra hạt đậu tương có nhiều vitamin B hơn bất cứ loại thức ăn nào. Dầu của đậu tương chứa nhiều axit béo không no, có tỷ lệ tiêu hóa cao, dùng thay mỡ động vật có thể tránh được bệnh xơ cứng động mạch. Chính vì giá trị dinh dưỡng đó mà các sản phẩm đậu tương như đậu phụ, giá, nước tương, dầu đậu nành, bánh kẹo… ngày càng trở nên hấp dẫn với người tiêu dùng. Để đánh giá được chất lượng của các giống thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng protein và lipid. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Tỷ lệ protein và lipid trong hạt của các giống thí nghiệm
Đơn vị tính: %
Giống Protein Lipid
Đ9804 42,06 15,17 Đ2101 43,56 16,05 ĐT22 43,01 15,14 ĐT26 44,42 15,86 ĐVN5 39,04 14,95 ĐT12 43,22 13,57 Đ9602 37,38 15,59 ĐVN10 43,14 15,76 ĐVN11 42,12 14,35 DT 84 (đ/c) 41,66 14,47 P <0,01 <0,01 CV% 0,4 0,8 LSD05 0,32 0,19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hàm lượng protein của các giống thí nghiệm biến động từ 37,38- 44,42%. Giống ĐVN5 và Đ9602 có hàm lượng protein là 39,04 và 37,38%, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có hàm lượng protein biến động từ 42,06-44,42%, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- Hàm lượng lipid của các giống thí nghiệm đạt 13,57-16,05%. Hàm lượng lipid sai khác có ý nghĩa giữa các giống (P<0,01). Giống ĐT12 có hàm lượng lipid là 13,57%, thấp hơn giống đối chứng, giống ĐVN11 đạt 14,35% tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có hàm lượng lipid đạt 14,95-16,05%, cao hơn so với giống đối chứng.
Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có hàm lượng protein và lipid cao hơn so với DT84. ĐT26 và Đ2101 là hai giống có hàm lượng protein và lipid cao nhất so với các giống thí nghiệm.
3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG ƢU TÖ
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và chất lượng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu 2009, chúng tôi thấy giống Đ2101 và ĐT26 là giống có nhiều đặc điểm tốt như cho năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt và chống chịu tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của Lào Cai. Vì vậy, vụ Xuân 2010, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình trình diễn giống Đ2101 và ĐT26 tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Để đảm bảo tính thống nhất trong mô hình trình diễn, trước khi vào thực hiện mô hình chúng tôi đã tiến hành:
- Chọn đất, chọn hộ làm mô hình trình diễn
- Tập huấn quy trình sản xuất cho các hộ tham gia thực hiện mô hình. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các hộ tham gia mô hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.12: Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ƣu tú
Tên hộ Địa điểm Giống Diện tích (m2
)
Cáo Chúng Đông Xã Tung Chung phố Huyện Mường Khương
Đ2101 500
ĐT26 500
DT84 (đ/c) 500
Vàng Thị Chanh Xã Tung Chung phố Huyện Mường Khương
Đ2101 500
ĐT26 500
DT84 (đ/c) 500
Lừ Sử Si Xã Tung Chung phố
Huyện Mường Khương
Đ2101 500
ĐT26 500
DT84 (đ/c) 500
Vụ Xuân 2010, giai đoạn đầu các giống đậu tương trong mô hình gặp hạn, nhưng từ khi 3 lá trở đi điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Để khẳng định ưu điểm của các giống đã chọn lọc ở vụ Xuân và Hè thu 2009, chúng tôi theo dõi một số đặc điểm nông học chính của các giống ưu tú trong mô hình trình diễn. Kết quả trình bày ở bảng 3.13. Kết quả bảng 3.13 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của giống Đ2010 là 105 ngày, ĐT 26 là 112 ngày, dài hơn so với giống đối chứng.
Chiều cao cây của giống Đ2101 và ĐT26 đạt 62,08 và 67,76 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Các giống trong mô hình trình diễn đều có khả năng chống đổ tốt, tỷ lệ đổ < 25%. Giống Đ2101 khả năng chống đổ tốt đánh giá điểm 1, bằng giống đối chứng. Giống ĐT26 khả năng chống đổ đánh giá điểm 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tại mô hình trình diễn, năng suất của các giống đạt 16,07-25,52 tạ/ha. Giống Đ2101 và ĐT26 đạt năng suất 25,52 và 23,31 tạ/ha, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái và năng suất của giống ƣu tú trong vụ Xuân 2010 tại Mƣờng Khƣơng- Lào Cai Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Giống P CV% LSD05
Đ2101 ĐT26 DT84 (đ/c)
Thời gian ST Ngày 105 112 96 <0,01 0,8 2,0 Chiều cao cây cm 62,08 67,76 42,84 <0,05 5,1 6,66
KN chống đổ Điểm 1 2 1 - - -
Năng suất TK Tạ/ha 25,52 23,31 16,07 <0,05 6,5 3,18 Nhìn chung các giống trong mô hình trình diễn đều sinh trưởng phát triển tốt. Độ đồng đều cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu luân canh của vùng và năng suất đều cao hơn so với giống đang trồng phổ biến là DT84.
Để có kết luận chính xác ưu điểm của giống trong điều kiện vụ Xuân 2010 tại Mường Khương- Lào Cai, chúng tôi tiến hành tổ chức hội nghị đầu bờ lấy ý kiến đánh giá của nông dân trong vùng. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của nông dân được trình bày ở bảng 3.14.
Thời gian sinh trƣởng: Thời gian sinh trưởng của các giống trong mô hình trình diễn được đánh giá ở thang điểm 1. Các giống ở vụ Xuân 2010 đều có thời gian sinh trưởng trung bình phù hợp với cơ cấu luân canh của vùng, không ảnh hưởng đến thời gian gieo cấy lúa mùa.
Màu sắc hạt: Màu sắc hạt ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Kết quả đánh giá của các hộ nông dân cho thấy: giống Đ2101 có màu sắc hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẹp, được đánh giá điểm 1,1; giống DT84, màu sắc hạt kém nhất đánh giá điểm trung bình là 1,8.
Độ đồng đều của hạt: Trong sản xuất độ đồng đều của hạt liên quan đến năng suất cuối cùng. Giống Đ2101 và ĐT26 độ đồng của hạt được đánh giá điểm 1,4 và 1,5 giống đối chứng được đánh giá điểm 2,2.
Dạng cây: Các giống trong mô hình trình diễn đều có dạng cây đứng, đều được đánh giá ở mức độ như nhau, điểm 1,1 -1,2.
Năng suất: Năng suất của giống Đ2101, ĐT26 được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng, đạt trung bình 1,2 -1,3 điểm. Giống đối chứng được đánh giá điểm trung bình là 1,5.
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống trong mô hình trình diễn vụ Xuân 2010 tại Mƣờng Khƣơng- Lào Cai Giống
Chỉ tiêu Đ2101 ĐT26 DT84 (đ/c)
Thời gian sinh trưởng 1,0 1,0 1,0
Màu sắc hạt 1,1 1,4 1,8 Độ đồng đều của hạt 1,4 1,5 2,2 Dạng cây 1,2 1,2 1,1 Năng suất 1,2 1,3 1,5 Tổng điểm 5,9 6,4 7,6 Xếp hạng 1 2 3
Nhìn chung hai giống ưu tú trong mô hình trình diễn đều được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng về mẫu mã hạt và năng suất, phù hợp với chế độ chăm sóc và thâm canh của địa phương. Hai giống Đ2101 và ĐT26 được nông dân đánh giá cao và chấp nhận sử dụng trong sản xuất đại trà tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương vụ Xuân và Hè thu năm 2009 và mô hình trình diễn giống ưu tú tại huyện Mường Khương- Lào Cai, chúng tôi rút ra một số kết luận và đề nghị như sau:
1. KẾT LUẬN
- Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ từ 97- 121 ngày (vụ Xuân) và 79-94 ngày (vụ Hè thu). Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với vụ Xuân trên đất ruộng và vụ Hè thu trên đất nương rẫy tại Lào Cai.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống tham gia thí nghiệm đều rất tốt, giống Đ2101 và ĐT12 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất. Đ9602 có khả năng chống đổ rất tốt tỷ lệ đổ là 0,0% (vụ Xuân) và 2,28% (vụ Hè thu).
- Năng suất của các giống thí nghiệm có sự biến động giữa hai vụ nghiên cứu, vụ Xuân đạt 9,73-20,04 tạ/ha và Hè thu đạt 12,79-21,99 tạ/ha. Giống Đ2101 đạt năng suất 20,04 (vụ Xuân); 17,62 (vụ Hè Thu) và ĐT26 đạt năng suất 18,93 (vụ Xuân); 21,99 (vụ Hè thu), cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Hàm lượng protein của các giống thí nghiệm biến động từ 37,38- 44,42%, hàm lượng lipid đạt 13,57-16,05%. Giống Đ9804, Đ2101, ĐT22, ĐT26 và ĐVN10 có hàm lượng protein và lipid cao hơn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Tại mô hình trình diễn, giống Đ2101 và ĐT26 đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của Lào Cai, năng suất thực thu đạt 25,52 và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23,31 tạ/ha cao hơn so với đối chứng DT84 (16,07 tạ/ha) ở mức tin cậy 95% và được nông dân chấp nhận mở rộng trong sản xuất.
2. ĐỀ NGHỊ
- Thử nghiệm giống Đ2101 và ĐT26 với quy mô lớn hơn để khẳng định tính ưu việt của giống trước khi bổ sung vào cơ cấu giống đậu tương của tỉnh.
- Tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: thời vụ, phân bón, mật độ, ... phù hợp với giống Đ2101 và ĐT26, xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với giống trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Vƣơng Tiến Sỹ, Phan Thị Vân, “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên tập 62, số 13, 2009.
1. Phan Thị Vân, Vƣơng Tiến Sỹ, “Nghiên cứu năng suất và chất lượng của một số giống đậu tương vụ Hè thu 2009 tại Lào Cai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên tập 67, số 05, 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tình hình KT-XH của UBND tỉnh Lào Cai năm 2009. 2. Báo Nông nghiệp Việt Nam (15/9/2003).
3. Tạ Kim Bính và cs (2006), “Kết quả tạo nguồn gen cao sản ĐT2006”,Tạp chí NN & PTNT, (18), tr.60-62.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), 575 Giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.224.
5. Bùi Chí Bửu và cs (2005), Nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng gắn với tăng trưởng kinh tế nông nghiệp giai đoan 1986 - 2005, Tạp chí NN&PTNT, (13), tr. 10 - 15.
6. Luyện Hữu Chỉ và cs (1997), “Giáo trình giống cây trồng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997, Tr. 7.
7. Nguyễn Việt Chinh (2004), “Kỹ thuật trồng đậu tương ở miền núi”, Những điều nông dân cần biết, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2004, Tr. 89-93. 8. Vũ Đình Chính (1995), “Nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương để chọn
giống đậu tương thích hợp cho vụ hè Đồng bằng trung du Bắc bộ”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
9. Ngô Thế Dân và CS(1999), Cây Đậu tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đường Hồng Dật (2003), “Số tay hướng dẫn sử dụng phân bón”, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 101-103.
11. Dương Văn Dũng và cs (2006), “Giống đậu tương ngắn ngày cho năng suất cao ĐVN-9”, Tạp chí NN&PTNT(9), tr 35-37.
12. Lê Xuân Đính, “Sử dụng phân bón cho cây đậu tương”, http://www.phanbonmiennam.com.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14. Trần Đình Đông (1994), “Ứng dụng đột biến trong chọn giống đậu tương”, Tạp chí khoa học.
15. Nguyễn Văn Đồng (2009) Hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây trồng, báo cáo tại hội nghị khoa học Viện nghiên cứu ngô.
16. Trần Thị Cúc Hòa, 2007, Nghiên cứu khả năng đáp ứng chuyển nạp gen của các giống đậu tương trồng ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 18, tháng 11/2007.
17. Nguyễn Xuân Hách (2006), “Xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tương lai Tạp Hoàng số 4”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương. 18. Vũ Thúy Hằng và cs (2007), “Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một
số tính trạng và tương quan giữa chúng với một số cá thể đậu tương”,
Tạp chí NN & PTNT(12 +13), tr. 47-51.
19. Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004), Kỹ thuật tưới nước cho một số cây công nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Tấn Hinh (1992), „Phân tích mối quan hệ giữa năng suất và các tính trạng số lượng của đậu tương”, Nghiên cứu cây Lương thực và Cây thực phẩm (1986-1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 115-158.
21. Nguyễn Tấn Hinh (1992), “Sử dụng chỉ số chọn lọc và các tham số ổn định kiểu hình trong công tác chọn tạo giống đậu tương”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện KHKTNNVN.
22. Nguyên Khê (2009), “Giống đậu tương cao sản ĐT 2006”,
http://www.nongnghiep.vn.
23. Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Tấn Hinh (2003), Nghiên cứu hệ số biến động, hệ số tương quan và hệ số đường đi của tập đoàn đậu tương, Tạp chí NN & PTNT (9), tr. 1128 -1129.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24. Trần Đình Long (1991), Những nghiên cứu chọn giống đậu đỗ,NXBNN, tr.221-222.
25. Trần Đình Long (1997), “Chọn tạo giống cây trồng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997, Trang 23.
26. Trần Đình Long và cs (2001), “Nghiên cứu ảnh hưởng của giống và thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương miền núi”,
National Soybean Conference in Vietnam 22-23 March 2001,Hà Nội,182-197. 27. Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2005), “Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ 1985 - 2005 và định hướng phát triển 2006 - 2010”, Khoa học và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới, tập 1: Trồng