Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu tương tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 40 - 128)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai

1.8.1. Điều kiện tự nhiên

1.8.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh Lai Châu) tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 636.076 ha (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Tỉnh Lào Cai gồm 8 huyện và 01 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 26 xã biên giới. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 185,7 km đường biên giới.

1.8.1.2. Địa hình

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp giữa hai dãy núi. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

1.8.1.3. Khí hậu

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng cao từ 150

C - 200C (riêng Sa Pa nhiệt độ từ 140

C - 160C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230

C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.

1.8.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Theo Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của UBND tỉnh Lào Cai năm 2009[1], tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 216 nghìn tấn, tăng 8,5 % so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 23%; tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa, doanh thu và dịch vụ xã hội tăng 25,8%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 11% so với năm 2008, đạt 1.420 tỉ đồng xếp thứ 3 toàn quốc về chỉ số cạnh tranh (CPI). Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn bằng 82,34% so với năm 2008.

Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, các chính sách, dự án được triển khai đồng bộ, đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

1.9. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƢƠNG CỦA TỈNH LÀO CAI

Diện tích đất nông nghiệp của Lào Cai là 76.253,82 ha, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích lúa nước là 17.304 ha, diện tích cây hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm là 53.665 ha, nhìn chung tiềm năng đất đai của Lào Cai còn rất lớn, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp của Lào Cai ngày càng phát triển, một số cây trồng đã trở thành sản phẩm hàng hóa như chè, đậu tương, ngô. Mặc dù đã có sự thay đổi trong nền kinh tế nhưng Lào Cai vẫn thuộc tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 50% trung bình của cả nước, tỷ lệ nghèo 26%, các hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng cao. Chính vì vậy định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh là tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho vùng cao, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Ở những vùng này người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cho nên phát triển sản xuất nông nghiệp được coi là mục tiêu chính trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh.

Nhìn chung Lào Cai là mảnh đất đầy tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cùng với việc thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, Lào Cai sẽ trở thành vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản.

Do địa hình phức tạp, khí hậu lạnh vào mùa đông nên các cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới chỉ trồng vào mùa vụ có nhiệt độ trong năm cao, đây chính là yếu tố hạn chế diện tích và năng suất đậu tương của tỉnh. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh từ năm 2000 đến nay được trình bày ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của tỉnh Lào Cai Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000 tấn) 2000 3,6 6,11 2,2 2005 5,3 8,87 4,7 2006 5,6 8,39 4,7 2007 5,7 9,47 5,4 2008 5,2 9,42 4,9 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 [39]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở Lào Cai đậu tương được trồng chủ yếu vào vụ xuân và hè thu trên đất nương rẫy. Trên diện tích đất nương rẫy công thức luân canh được sử dụng phổ biến là ngô xuân – đậu tương hè và đậu tương xuân – ngô hè thu, nhưng do chế độ tưới phụ thuộc vào nước trời nên thời vụ trồng thường bắt đầu muộn khi rét kết thúc và có mưa xuân, với những giống đậu tương có thời gian sinh trưởng dài khi ra hoa gặp nhiệt độ cao nên năng suất thấp. Đối với diện tích đất ruộng bà con nông dân đã trồng đậu tương để tăng thu nhập cải thiện đời sống, tuy nhiên do mùa đông ở đây kết thúc muộn nên diện tích đậu tương xuân thường gặp hạn và rét đầu vụ, do đó năng suất đậu tương thấp chỉ đạt dưới 10 tạ/ha. Năm 2008, diện tích trồng đậu tương của tỉnh Lào Cai là 5,2 nghìn ha, năng suất đạt 9,4 tạ/ha, chỉ bằng 67,1% năng suất trung bình của cả nước (Tổng cục thống kê, 2010) [39].

Đậu tương là cây trồng phản ứng rất nhạy cảm với điều kiện sinh thái, vì vậy để phát triển sản xuất đậu tương ở Lào Cai cần thiết phải nghiên cứu chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu là các giống đậu tương mới có năng suất cao và ổn định. Nguồn gốc và đặc điểm chính của giống trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống thí nghiệm Số TT Tên giống Nguồn gốc và đặc điểm chính

1 Đ9804 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai VX9-3  TH184, chống đổ và chịu rét tốt. 2 Đ2101 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ

hợp lai Đ95 x D9037, thích ứng rộng, chống đổ tốt. 3 ĐT22 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn

tạo từ dòng đột biến của hạt lai ĐT95 x ĐT12, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao.

4 ĐT26 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo từ tổ hợp lai ĐT12 x ĐT2000, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, đốm nâu khá, chống đổ tốt.

5 ĐVN 5 Viện Nghiên cứu Ngô tạo ra, có khả năng chống chịu tốt, tiềm năng năng suất cao.

6 ĐT12 Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ chọn lọc phát triển, có khả năng chống đổ và chống tách quả tốt.

7 Đ9602 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai đậu tương ĐT74 x ĐT92, có khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt, chịu rét khá. 8 ĐVN 10 Viện nghiên cứu ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính

ĐH-4/TS74-65, sinh trưởng rất mạnh, năng suất cao. 9 ĐVN 11 Viện nghiên cứu ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính

Cúc tuyển/AK05, chống đổ và chống bệnh tốt.

10 DT84 Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo, có thể trồng cho cả 3 vụ/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của các giống thí nghiệm vụ xuân và hè thu năm 2009, vụ xuân 2010.

- Điều kiện đất đai: Vụ xuân 2009-2010 thí nghiệm được tiến hành trên đất ruộng, có thành phần cơ giới trung bình. Vụ hè thu 2009 thí nghiệm được thực hiện trên đất nương rẫy, có thành phần cơ giới nhẹ.

2.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM

Quy trình chăm sóc thực hiện theo Viện Cây Lương thực-Cây thực phẩm.

- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân gieo 17/2- Vụ hè thu: 20/6

- Công thức phân bón: 5 tấn phân chuồng + 20 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha, tương đương với lượng phân thương phẩm là:

Đạm urê: 43,5 kg Lân supe: 352,9 kg Kaly clorua: 120 kg

- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân +50% N + 50% K2O - Bón thúc: Khi cây có 4-5 lá thật bón lượng đạm và kaly còn lại. - Chăm sóc:

Làm cỏ xới nhẹ lần 1 khi cây có 2 lá thật.

Làm cỏ đợt 2, vun gốc cao khi cây có 4-5 lá thật.

Đảm bảo 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: Khi có 95% số quả trên cây đã chín (vỏ quả có màu nâu hoặc đen).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của một số giống đậu tương vụ xuân, hè thu năm 2009.

- Phân tích hàm lượng protein và lipid để đánh giá chất lượng của các giống thí nghiệm.

- Xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tương có triển vọng vụ xuân năm 2010.

2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm và mô hình đều thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10TCN 339-2006 [34].

2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống đậu tƣơng thí nghiệm

2.5.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên gồm 10 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 11,2 m2, tổng diện tích 369,6 m2

(trồng 8 hàng, 25 hốc/hàng). Khoảng cách 40 cm x 14 cm x 2 cây/hốc. Mật độ 35,7 cây/m2

. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 1 3 5 6 7 8 9 10 2 4 6 7 8 1 4 2 3 5 9 10 10 4 2 3 9 5 1 6 7 8 Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công thức 1: Đ9804 Công thức 6: ĐT12 Công thức 2: Đ2101 Công thức 7: Đ9602 Công thức 3: ĐT22 Công thức 8: ĐVN10 Công thức 4: ĐT26 Công thức 9: ĐVN11

Công thức 5: ĐVN5 Công thức 10: DT84 (đối chứng),

2.5.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

* Chọn cây theo dõi

Cây theo dõi được xác định khi cây có 4-5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây. Cây theo dõi được định vị ở 2 hàng giữa, mỗi hàng 5 cây liên tiếp, trừ 5 cây đầu hàng.

* Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10 TCN 339-2006 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [34].

- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

+ Ngày mọc: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm. + Ngày ra hoa: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có hoa đầu tiên. + Ngày chắc xanh: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có quả chắc xanh.

+ Ngày chín: Tính từ gieo đến khi có 95% số quả trên ô có vỏ chuyển màu nâu hoặc đen.

- Đặc điểm hình thái

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô.

+ Số đốt/thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu trên ô, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đường kính thân (cm): Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo ở thời kỳ thu hoạch trên 10 cây mẫu.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại

+ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Xác định ở thời kỳ cây con (sau mọc khoảng 7 ngày).

+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm số lá bị cuốn trên tổng số lá điều tra, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.

- Tính chống đổ: Điều tra toàn bộ số cây trên ô ở thời kỳ trước thu hoạch. Tính tỷ lệ cây đổ trên ô hoặc đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau:

Điểm 1: Các cây đều thẳng đứng. Điểm 2: 1- <25% số cây bị đổ rạp. Điểm 3: 25-50% số cây bị đổ rạp. Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ rạp. Điểm 5: > 75% số cây bị đổ rạp. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

+ Số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây. + Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây.

+ Số quả 1 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.

+ Số quả 2 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.

+ Số quả 3 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu tương tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 40 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)