4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của một số giống đậu tương vụ xuân, hè thu năm 2009.
- Phân tích hàm lượng protein và lipid để đánh giá chất lượng của các giống thí nghiệm.
- Xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tương có triển vọng vụ xuân năm 2010.
2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm và mô hình đều thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10TCN 339-2006 [34].
2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống đậu tƣơng thí nghiệm
2.5.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên gồm 10 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 11,2 m2, tổng diện tích 369,6 m2
(trồng 8 hàng, 25 hốc/hàng). Khoảng cách 40 cm x 14 cm x 2 cây/hốc. Mật độ 35,7 cây/m2
. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 1 3 5 6 7 8 9 10 2 4 6 7 8 1 4 2 3 5 9 10 10 4 2 3 9 5 1 6 7 8 Dải bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công thức 1: Đ9804 Công thức 6: ĐT12 Công thức 2: Đ2101 Công thức 7: Đ9602 Công thức 3: ĐT22 Công thức 8: ĐVN10 Công thức 4: ĐT26 Công thức 9: ĐVN11
Công thức 5: ĐVN5 Công thức 10: DT84 (đối chứng),
2.5.1.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
* Chọn cây theo dõi
Cây theo dõi được xác định khi cây có 4-5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây. Cây theo dõi được định vị ở 2 hàng giữa, mỗi hàng 5 cây liên tiếp, trừ 5 cây đầu hàng.
* Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10 TCN 339-2006 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [34].
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
+ Ngày mọc: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm. + Ngày ra hoa: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có hoa đầu tiên. + Ngày chắc xanh: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có quả chắc xanh.
+ Ngày chín: Tính từ gieo đến khi có 95% số quả trên ô có vỏ chuyển màu nâu hoặc đen.
- Đặc điểm hình thái
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô.
+ Số đốt/thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu trên ô, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đường kính thân (cm): Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo ở thời kỳ thu hoạch trên 10 cây mẫu.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại
+ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Xác định ở thời kỳ cây con (sau mọc khoảng 7 ngày).
+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm số lá bị cuốn trên tổng số lá điều tra, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.
- Tính chống đổ: Điều tra toàn bộ số cây trên ô ở thời kỳ trước thu hoạch. Tính tỷ lệ cây đổ trên ô hoặc đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau:
Điểm 1: Các cây đều thẳng đứng. Điểm 2: 1- <25% số cây bị đổ rạp. Điểm 3: 25-50% số cây bị đổ rạp. Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ rạp. Điểm 5: > 75% số cây bị đổ rạp. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây. + Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây.
+ Số quả 1 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.
+ Số quả 2 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.
+ Số quả 3 hạt/cây: Đếm tổng số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Khối lượng 1000 hạt (gr): Ở độ ẩm 12%, đếm 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt, cân khối lượng, tính trung bình.
+ Năng suất lý thuyết:
Cây/m2 x Quả chắc/cây x Hạt chắc/quả x M1000 hạt NSLT = ---
(tạ/ha) 10.000
+ Năng suất thực thu (kg/ô): Thu riêng từng ô, tính năng suất hạt khô/ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và qui ra năng suất.
- Một số chỉ tiêu sinh lý + Chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2m đất): Xác định ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh. Mỗi công thức thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
Phương pháp tiến hành: Cân toàn bộ lá của 3 cây được Pb, cân 1 dm2
lá được Pa, sau đó tính chỉ số diện tích lá theo công thức:
Pb
Chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2m đất) = --- x cây/m2
Pa x 3 x 100
+ Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây):
Lấy 3 cây trên ô, rửa sạch, thấm khô nước, cân khối lượng tươi, sau đó sấy ở nhiệt độ 650
C đến khối lượng không đổi. Thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh.
Pk
Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây) = ---
3
Trong đó: Pk là khối lượng khô của 3 cây mẫu.
+ Xác định số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu (nốt sần có dịch hồng): thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh: Lấy 3 cây trên một ô (trước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi nhổ cây, tưới đẫm nước để lấy được bộ rễ hoàn chỉnh), đếm số lượng và cân khối lượng nốt sần của 3 cây. Thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
2.5.2. Xây dựng mô hình trình diễn giống ƣu tú
- Mô hình trình diễn được tiến hành với 2 giống ưu tú đã qua khảo nghiệm cơ bản và 1 giống đối chứng (DT84).
- Mô hình được thực hiện tại 3 hộ nông dân, diện tích mỗi giống là 500m2. Diện tích của một hộ là 1500 m2
. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất là 4500 m2
.
- Địa điểm: Huyện Mường Khương - Tỉnh Lào Cai.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu: tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10 TCN 339-2006 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [34].
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín sinh lý.
+ Khả năng chống đổ: Đánh giá theo thang điểm 1-5. Điểm 1: tốt, điểm 5: kém. + Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tạ/ha.
+ Ý kiến của người thực hiện khảo nghiệm sản xuất: Tổ chức hội nghị đầu bờ, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên đối với 30 người, thu thập các thông tin:
- Độ chắc của quả: cho điểm 1-5
Điểm 1: rất chắc, tất cả các hạt trong quả đều mẩy. Điểm 2: chắc, >90% số hạt trong quả mẩy.
Điểm 3: trung bình, 76-90% số hạt trong quả mẩy. Điểm 4: kém, 50- 75% số hạt trong quả mẩy. Điểm 5: rất kém, <50% số hạt trong quả mẩy - Màu sắc hạt: cho điểm 1-3
Điểm 1: hạt có màu vàng sáng, vỏ hạt không nhăn nheo. Điểm 2: hạt có màu vàng tối, vỏ hạt không nhăn nheo. Điểm 3: hạt có màu vàng tối, vỏ hạt nhăn nheo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Độ đồng đều của hạt: cho điểm 1-5
Điểm 1: Rất đồng đều, tất cả các hạt đều có kích thước như nhau. Điểm 2: đồng đều, >90% số hạt có kích thước như nhau..
Điểm 3: trung bình, 76-90% số hạt có kích thước như nhau. Điểm 4: kém, 50- 75% số hạt có kích thước như nhau. Điểm 5: rất kém, <50% số hạt có kích thước như nhau. - Dạng cây: cho điểm 1-3
Điểm 1: dạng cây đứng Điểm 2: dạng nửa đứng. Điểm 3: dạng cây bò.
- Ý kiến của người sản xuất: có hoặc không chấp nhận giống mới.
2.6. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM
- Phân tích các chỉ tiêu hóa sinh như hàm lượng protein, lipid.
Các chỉ tiêu hóa sinh được tiến hành phân tích tại Phòng Thí nghiệm trung tâm, Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.7. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu về sinh trưởng, phát triển được tính trung bình số học với 3 lần nhắc lại sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft Exel.
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM
Ở Việt Nam, trong vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã chọn tạo được 25 giống đậu tương mới (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [27]. Các giống đậu tương mới đã được đưa vào trồng ở các vùng sinh thái trong cả nước. Thực tế sản xuất cho thấy, đậu tương rất mẫn cảm với các điều kiện sinh thái. Mỗi giống chỉ thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, giống mới sẽ đạt năng suất cao hơn nếu được trồng trong điều kiện thích hợp. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai" để có cơ sở khoa học giới thiệu các giống đậu tương mới cho sản xuất đậu tương ở Lào Cai.
3.1.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm vụ xuân và hè thu năm 2009
Các giống đậu tương trong chu kỳ sống đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Đối với các giống sinh trưởng vô hạn, cây tiếp tục sinh trưởng khi ra hoa, còn các giống sinh trưởng hữu hạn, cây ngừng sinh trưởng khi ra hoa. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự biến động của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là cơ sở khoa học xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm vụ xuân và hè thu năm 2009
Đơn vị: Ngày
Giống
Thời gian từ gieo đến ngày …
Mọc Ra hoa Chắc xanh Chín Xuân Hè thu Xuân Hè thu Xuân Hè thu Xuân Hè thu Đ9804 8 6 61 44 102 77 121 94 Đ2101 7 5 52 40 96 70 111 85 ĐT22 8 6 56 39 98 65 115 81 ĐT26 7 6 55 41 91 70 115 85 ĐVN5 6 6 58 41 88 66 105 83 ĐT12 6 5 49 37 81 62 98 78 Đ9602 8 6 54 39 96 70 113 86 ĐVN10 8 6 54 41 94 72 117 88 ĐVN11 6 5 54 39 87 66 107 79 DT 84 (đ/c) 7 6 49 38 71 65 97 79 P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 CV% 4,5 5,8 3,3 2,1 2,9 2,6 2,2 2,1 LSD05 0,54 0,56 3,05 1,43 4,49 3,06 4,14 3,08
- Thời gian từ gieo đến mọc: Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Thời gian nảy mầm của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào ẩm độ, nhiệt độ và nồng độ oxy. Chính vì vậy ở các thời vụ và mùa vụ gieo trồng khác nhau, thời gian mọc của các giống đậu tương đều thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thời gian từ gieo đến mọc của các giống biến động từ 6-8 ngày (vụ xuân 2009, 5-6 ngày (vụ hè thu 2009). Giống ĐT12 và ĐVN11 có thời gian từ gieo đến mọc ở vụ xuân 2009 là 6 ngày, vụ hè thu là 5 ngày sớm hơn so với giống đối chứng. Giống ĐVN5 có thời gian từ gieo đến mọc ở hai vụ là 6 ngày sớm hơn đối chứng trong vụ xuân, tương đương với đối chứng vụ hè thu. Giống Đ2101 có thời gian từ gieo đến mọc ở vụ xuân là 7 ngày tương đương với giống đối chứng, vụ hè thu là 5 ngày, sớm hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến mọc là 8 ngày (vụ xuân), 6 ngày (vụ hè thu), muộn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Thời gian từ gieo đến mọc của cây đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, khi gặp điều kiện bất thuận (nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp), thời gian mọc sẽ kéo dài. Các giống thí nghiệm đều có thời gian mọc ở vụ xuân dài hơn so với vụ hè thu, do vụ xuân đầu vụ nhiệt độ và ẩm độ thấp (nhiệt độ tháng 2: 15,90
C, lượng mưa tháng 2 là: 5,0 mm), trong khi đó vụ hè thu nhiệt độ thời gian gieo là 28,40
C; lượng mưa là: 304,8 mm, thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt.
- Thời gian từ gieo đến ra hoa: Sau giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, khởi đầu là thời kỳ ra hoa. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định số quả trên cây. Cây đậu tương có đặc điểm khác biệt so với nhiều loại cây trồng khác là ra hoa vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh dưỡng. Giai đoạn này cây đậu tương rất nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu và thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt về dinh dưỡng. Vì vậy, theo dõi thời gian ra hoa có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá khả năng thích ứng của giống và bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý cho các vùng sinh thái. Kết quả theo dõi thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống thí nghiệm cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ xuân 2009, thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống thí nghiệm biến động từ 49-61 ngày. Thời gian từ gieo đến ra hoa của giống Đ2101 và ĐT12 là 52 và 49 ngày, tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại là 54-61 ngày, dài hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Vụ hè thu, thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống thí nghiệm ngắn hơn so với vụ xuân, biến động từ 37 đến 44 ngày. Giống ĐT22, ĐT12, Đ9602 và ĐVN11 có thời gian từ gieo đến ra hoa là 37-39 ngày, tương đương với đối chứng. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến ra hoa là 41-44 ngày, dài hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Thời gian từ gieo đến quả chắc xanh: Sau quá trình thụ phấn thụ tinh